Lịch sử văn học chính là lịch sử của tâm hồn dân tộc. Đời sống tinh thần của các thế hệ con Lạc cháu Rồng trong bốn nghìn năm qua đã tạc vào văn học những dấu ấn khó phai mờ. Từ ngàn xưa, ông cha ta không chỉ ghi lại những kinh nghiệm trong đời sống và sản xuất mà còn cất lên những khúc ca của lòng mình để tạo nên kho tàng văn học dân gian đồ sộ và phong phú. Kho tàng quý báu ấy có đến 12 thể loại, mỗi thể loại lại mang những sắc màu riêng biệt. Nếu tục ngữ là túi khôn của nhân dân, sử thi hấp dẫn bằng những hình tượng giàu chất anh hùng ca như Đăm Săn, Xinh Nhã; cái kết thúc có hậu của truyện cổ tích đem đến sự say mê muôn đời thì ca dao được xem là kết tinh của vẻ đẹp tâm hồn người Việt.Ca dao là phần lời dân ca, là thơ trữ tình – trò chuyện diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao là hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn người bình dân, của đông đảo quần chúng lao động. Nhân vật trữ tình, trực tiếp bộc lộ tình cảm trong ca dao là người mẹ, người vợ, người con… trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân thường trong quan hệ xã hội…Đó là tiếng nói của một người nhưng cũng là tiếng lòng chung của mọi người. Ca dao là dòng sữa ngọt lành nuôi ta khôn lớn từ những ngày nằm trong nôi qua những lời ầu ơ của mẹ, câu hát ru của bà. Ca dao đã xây đắp tâm hồn chúng ta, những người dân Việt. Ta yêu quê hương, yêu đất nước cong cong hình chữ S của mình từ những câu ca dao có hương bưởi dịu dàng, có đồng quê thơm mùi lúa chín, có dáng con cò lặn lội bờ sông… Tình yêu quê hương cất lên trong ca dao sao mà tha thiết mặn nồng đến thế: Ta về ta tắm ao taDù trong dù đục ao nhà vẫn hơnHình ảnh cái ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê, nơi người dân xưa có bao tấc đất tấc vàng, nơi có ông bà cha mẹ Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn.Yêu quê hương là yêu những gì thân thương nhất, yêu những cảnh sắc tươi đẹp chan chứa biết bao tình :Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngátĐứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh môngThân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hồng ban maiNhững địa danh đã đi vào tâm khảm của bao người con đất Việt : Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này Gợi nhiều hơn tả, ca dao đã nhắc đến những tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi, các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước. Từ ngày xưa trong ca dao, ông cha ta đã từng ca ngợi mảnh đất và con người Quảng Nam – Đà Nẵng :Ðất Quảng Nam, chưa mưa đã thấm,
Rươụ Hồng Đào chưa nhấm đã say,
Ðối với ai ơn trọng, nghĩa dày ,
Một hột cơm cũng nhớ,
Một gáo nước đầy vẫn chưa quên... Yêu biết mấy một xứ sở nhiều cát, đất đai khô cằn, những con người miền biển ăn sóng nói gió, bộc trực, thẳng thắn được mệnh danh là hay cãi nhưng lại rất trọng tình, trọng nghĩa. Tấm lòng ấy tạo thành chất men nồng say hơn cả rượu Hồng Đào. Để rồi khi đến đây , ta chưa say men rượu mà đã ngấm hương tình. Những địa danh nơi này đã đi vào lịch sử và trở thành di sản văn hóa thế giới hôm nay:
Hội An đất hẹp người đôngNhân tình thuần hậu là bông đủ màuTình yêu quê hương đã thắp lên trong lòng những người con khi xa quê nỗi nhớ da diết : Ai đi cách trở sơn khêNhớ tô mì Quảng, tình quê mặn nồngNhớ quê hương là nhớ những món ăn dân dã, bình dị mang đận hồn quê : nhớ tô mì Quảng, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương ; nhớ những con người hiền hậu, chân chất Nhớ ai dãi nắng dầm sương, nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.Chính cái tình yêu quê hương tha thiết, mặn nồng từ rất xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của con người Việt Nam, đã là chất men nên thơ nên nhạc, là động lực mạnh mẽ để dân tộc ta tồn tại và vươn lên trước bao lần nội chiến và ngoại xâm.Những người nghệ sĩ bình dân xưa không chỉ nuôi dưỡng trong ta tình yêu quê hương xứ sở mà con vun đắp trong mỗi người dân nước Nam tình yêu lao động : Rủ nhau đi cấy đi càyBây giờ khó nhọc có ngày phong lưu Trên đồng cạn, dưới đồng sâuChồng cày vợ cấy, con trâu đi bừaMột hình ảnh rất đẹp về đời sống sản xuất của nhân dân lao động. Nước chúng ta vượt qua lam lũ, đói nghèo, trở thành một nước nông nghiệp sản xuất gạo đứng thứ hai thế giới như hôm nay hắn cũng nhờ những con người biết hăng say lao động như thế. Giọng điệu ngọt ngào của ca dao đã diễn tả thật đặc sắc những cung bậc đằm thắm trong tình cảm gia đình : - Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con- Ơn cha nặng lắm ai ơiNghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang- Mỗi năm mỗi thắp đèn trờiCầu cho cha me sống đời với con Chắc chắn trong chúng ta ai cũng thuộc nằm lòng những câu ca dao nhắc nhở về công ơn cha mẹ ấy. Đó chính là những bài học giáo dục đạo đức không hề cứng nhắc, gò bó, thật nhuần nhị mà dễ đi sâu vào lòng người.Rất nhiều lần trong văn học dân gian người bình dân xưa đã đề cao tình cảm anh em và tình nghĩa vợ chồng :- Anh em nào phải người xaCùng chung bác mẹ,một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy - Chồng ta áo rách ta thươngChồng người áo gấm xông hương mặc người- Đốn cây ai nỡ đứt chồiĐạo chồng, nghĩa vợ giận rồi lại thương Có thể nói, tình và nghĩa luôn bền chặt trong câu hát ca dao tạo nên quan niệm đúng đắn, đẹp đẽ của người lao động : ca tụng đạo lý vợ chồng, thầy trò, đạo lý làm người ‘thương người như thể thương thân’và chê trách những tình cảm không đẹp. Không nước nào trên thế giới lại có một từ tình nghĩa đầy ý nghĩa như tiếng Việt ta. Không chỉ thế, nghĩa tình là một nét đẹp bản tính dân tộc được thể hiện trong mọi thời đại. Dưới thời phong kiến, đời sống nông dân nghèo khổ, lao động vất vả, cái tình cái nghĩa chính là chỗ dựa tinh thần, nâng đỡ họ trong cuộc sống.Đi vào ca dao chính là đi vào khám phá thế giới tinh thần phong phú của nhân dân xưa. Trong thế giới đó, tình yêu đôi lứa trở thành giai điệu nồng nàn nhất. Họ mượn chuyện tát nước đầu đình, cắt cỏ, hái cau, gánh nước... để bày tỏ tâm tình yêu đương vừa tế nhị, dí dỏm, thông minh vừa thiết tha, trong sáng, mãnh liệt : Hôm qua tát nước đầu đìnhBỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xinHay là em để làm tin trong nhà Áo anh sứt chỉ đường tàVợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu Áo anh sứt chỉ đã lâuMai mượn cô ấy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả côngÍt nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho Giúp em một thúng xôi vòMột con lợn béo một vò rượu tăm Giúp en đôi chiếu em nằmĐôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo Giúp em quan tám tiền cheoQuan năm tiền cưới lại đèo buồng cau Nếu như trên đây là lời tỏ tình thật chân thành, dịu dàng của một chàng trai thì hẳn chúng ta sẽ ngạc nhiên với lời của những cô gái ngày xưa trong tình yêu: Ước gì sông rộng một gangBắc cầu dải yếm cho chàng sang chơiMột khát vọng thật táo bạo, mãnh liệt. Người con gái đã vượt lên những định kiến khắt khe của xã hội phong kiến và mặc cảm thân phận để thể hiện tình cảm của mình. Tình yêu đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của cô bay cao để rồi tạo nên một chiếc cầu tình yêu thật độc đáo, có một không hai trong văn học: chiếc cầu dải yếm.Bên cạnh tình nghĩa, tình yêu, tinh thần lạc quan, sự tin tưởng vào ngày mai tươi sáng của người bình dân xưa chính là những giai điệu ngày mới họ đem đến cho văn học: Chớ than phận khó ai ơiCòn da lông mọc, còn chồi nảy cây. Khó có thể nói hết cái tinh túy, độc đáo và sáng tạo của hàng nghìn, hàng vạn bài ca dao xưa; cũng khó có thể khám phá hết muôn hình vạn trạng cung bậc tình cảm cao đẹp trong thế giới nội tâm của người lao động thưở trước. Ca dao là thơ của vạn nhà, là tấm gương soi của tâm hồn và đời sống dân tộc. Bao thế hệ Việt Nam đã tắm tuổi thơ mình trong lời ru ca dao ngọt ngào để lớn lên và thành người. Ca dao không chỉ có giá trị là kho tàng về đời sống xã hội mà còn là kho mĩ từ, vốn quý về nghệ thuật từ ngữ. Vì thế, ngày nay, khi những giá trị văn hóa truyền thống được lên ngôi thì ca dao cũng cần được gìn giữ, tôn vinh. Bởi vì ca dao chính là viên ngọc của tâm hồn người Việt.