[văn 7 ]Đề: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập...

S

stary

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyên văn bởi stary

I/MB:
- Luận điểm: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
II/TB:
- Luận cứ:
1)Lí lẽ:
- Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập...(liên hệ với từ "học hỏi","học hành"...)
- Lí lẽ 2: Kiến thức củan hân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước...
2) Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 1: Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối (bạn hãy tìm những giai thọai, mẫu chuyện về Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã thành Trạng Nguyên)
- Dẫn chứng 2: Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương Bác Hồ
- Dẫn chứng 3: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân...
- Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn:
"Một rương vàng không bằng một nang chữ"
"Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc".
III/KB:
- Luận điểm: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn.
 
T

thocon9xht

Hãy chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sồng của chúng ta:

Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ…
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca …
 
P

peyeu123

I/MB:
- Luận điểm: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
II/TB:
- Luận cứ:
1)Lí lẽ:
- Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập...(liên hệ với từ "học hỏi","học hành"...)
- Lí lẽ 2: Kiến thức củan hân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước...
2) Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 1: Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối (bạn hãy tìm những giai thọai, mẫu chuyện về Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã thành Trạng Nguyên)
- Dẫn chứng 2: Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương Bác Hồ
- Dẫn chứng 3: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân...
- Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn:
"Một rương vàng không bằng một nang chữ"
"Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc".
III/KB:
- Luận điểm: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn.
 
L

luongiupban

tui có 1 bài cho mọi người tham khảo nà
Bài làm
Bác Hồ từng căn dặn thiếu niên nhi đồng :" Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan."
Tại sao ngoài việc ăn, ngủ - những như cầu tất yếu của con người - vói người trẻ tuổi còn cần "biết học hành" mới là ngoan? Bởi khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc có ích !

Công việc học tập vô cùng quan trọng đối với con người. Học tập cho ta tri thức, giúp ta có những hiểu biết về thế giới tự nhiên con ngườ và xã hội xung quanh. kiến thức tự nhiên cho ta công cụ để cải tạo và trinh phục tự nhiên, từ đó làm ra của cải vật chế nuôi sống con người. những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng thuỷ sản cho năng xuất cao: lúa ngô lớn nhanh nhiều hạt, gà vịt trâu bò cho nhiều thịt... Những hiểu biết về vật lý giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại trong cuộc sống: Điện, năng lượng gió, mặt trời... Kiến thức xã hội lại giúp ta sống hoà nhập với cộng đồng, biết cách ứng xử có văn hoá, sống có trước có sau, có tình có nghĩa. Từ đó, được mọi người yếu quý, tôn trọng, xây dựng được vị thế của bản thân trong xã hội.
Khi còn trẻ, ta có rất nhiều điều kiện tối ưu để học tập. Trước hết, khi đó đầu óc còn thông minh, còn sáng rõ, còn đang phát triển có thể tiếp thu nhiều kiến thức. Khi còn trẻ, não bộ của ta giống như miếng mút lớn còn chi thức nhân loại như nước biển mênh mông. Tuổi trẻ có khả năng thẩm thấu rất nhanh những điều được biết, được học, điều này khi về già ta không hề có. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não không phát triển nữa mà đang trên đà não hoá, họ tiếp thu rất chậm lại nhanh quên. Bởi vậy, khi tuổi trẻ qua đi cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều.
Không chỉ vậy, ta được gia đình, xã hội tạo điều kiện tối đa của thời gian, tiền bạc, tinh thần để học tập. Cha mẹ giúp ta không phải lo lắng về kinh thế, về các công việc nhà, cho ta nhiều thời gian để học tập. Không chỉ vậy, nhà nước còn đầu tư tối đa cho giáo dục: Phương tiện học, bạn nào học giỏi còn được học bổng, phần thưởng, giấy khen,... Cả nước rộ lên nhiều cuộc thi tài, nhiều quỹ khuyến học. Tất cả những điều đó là động lực tất yếu động viên học sinh học tập tốt. Khi tuổi còn trẻ đã qua đi, chúng ta phải lo đến chuyện gia đình, lo cơm áo gạo tiền chẳng còn thời gian cho học tập.
Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta không có nhiều điều kiện học tập nữa. Những hạn chế đó dẫn đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở lên ngu ***, không tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến, không hoà hợp mình với mọi người, tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Hiện nay, nhất là ở các thành phố, có những thanh thiếu niên ở nhà đi bụi, rồi trộm cắp cướp dật, nghiệm hút,... Đất nước ta còn nghèo, những người đó trờ thành gánh nặng cho đất nước, phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.

Vẫn biết học tập là công việc suốt đời của mỗi con người như Lê- nin từng nói: " Học, học nữa, học mãi!" Xong tuổi trẻ chính là thời điểm quan trọng nhất giúp con người học tập 1 cách tốt nhất. Bởi thế, giờ đây khi còn trẻ, tất cả học sinh chúng ta hãy cùng chăm chỉ, học hành tiến tới để khi lớn lên trở thành những công dân có ích có thể nuôi sống chính mình và bản thân mình và góp phần xây dựng xã hội.
 
B

beola112

Dàn ý cơ bản về giải thích
I/MB
1/Giới thiệu đề bằng 2 cách:
-Trực tiếp: Dẫn vào ý chính, giới thiệu đề.
-Gián tiếp:
Dẫn vào ý chính bằng ý tương đồng hay tương phản.
2/Dẫn đề vào bài viết.
II/TB.
1/Giải thích( phần chính ):
-
Giải thích nghĩa đen( nếu có).
-
Giải thích nghĩa bóng.
-Nêu ý nghĩa của vấn dề đối với cuộc sống:.
2/Chứng minh - biểu hiện:
-Lịch sử.
-Xã hội.
-Cộng đồng.
3/Mở rộng( chỉ nêu những ý cơ bản ):
-Phê phán điều tiêu cực, điều sai.
-Ý nghĩa của vấn đề.
-Ý mở rộng.
III/KB.
-Bài hoc rút ra từ ý nghĩa của vấn đề.
-Nhiệm vụ, hướng phấn đấu của bản thân.
Không dùng quá nhiều icon
Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
H

hongtham1977a@gmail.com

Dàn ý cơ bản về giải thích
I/MB
1/Giới thiệu đề bằng 2 cách:
-Trực tiếp: Dẫn vào ý chính, giới thiệu đề.
-Gián tiếp: Dẫn vào ý chính bằng ý tương đồng hay tương phản.
2/Dẫn đề vào bài viết.
II/TB.
1/Giải thích( phần chính ):
-Giải thích nghĩa đen( nếu có).
-Giải thích nghĩa bóng.
-Nêu ý nghĩa của vấn dề đối với cuộc sống:.
2/Chứng minh - biểu hiện:
-Lịch sử.
-Xã hội.
-Cộng đồng.
3/Mở rộng( chỉ nêu những ý cơ bản ):
-Phê phán điều tiêu cực, điều sai.
-Ý nghĩa của vấn đề.
-Ý mở rộng.
III/KB.
-Bài hoc rút ra từ ý nghĩa của vấn đề.
-Nhiệm vụ, hướng phấn đấu của bản thân
khó hiểu quá
 
Top Bottom