[Văn 7]Đề: Giải thích nội dung câu tục ngữ:"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

S

stary

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

images

Nguyên văn bởi stary

I/MB:
- Giỏi thiệu vấn đề:Đây là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt.
- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- Tục ngữ.
II/TB:
1. Luận điểm: Thật vậy, câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" trước hết là đúc kết một kinh nghiệm.
* Lí lẽ 1: Xét về nghĩa đen, "đi một ngày đàng" có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian đề đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, "một ngày đàng" có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được "một sàng khôn". Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.
* Lí lẽ 2: Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra.
* Dẫn chứng: Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao:
"Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn".
Ở nhà với mẹ thì sung sướng, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều (chứng minh).
Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vông thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.
III/KB:
- Nêu nhân xét chung: Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống đã thấm khá, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi.
- Rút ra bài học: Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thoả mãn với mình.
 
Last edited by a moderator:
S

stary

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Với tục ngữ thì có:
+ Nghĩa đen.
+ Nghĩa bóng.
- Cần tra từ điển để hiểu nghĩa: sự khôn ngoan là do từng trải.
- Cần giải thích sâu hơn.
+ Quan hệ nghĩa đen đến nghĩa bóng.
+ Nội dung lời khuyên hướng tới khát vọng của người nông dân.
- Tìm những thành ngữ, những câu tục ngữ tương tự ý nghĩa hoặc trái nghĩa.
* Đi cho biết đó biết đây.
* Ếch ngồi đáy giếng.
2. Lập dàn bài:
A. Mở bài:
- Giới thiệu ý nghĩa câu tục ngữ: là kinh nghiệm. là khát vọng.
B. Thân bài:
(1) Nghĩa đen:
- Là một kinh nghiệm.
- Đi ngày đàng thời xưa, thường đi bộ hoặc các phương tiện có tốc độ chậm, chỉ có thể đi được chừng vài chục km; có nghĩa là đến một địa phương làng, xã khác.
(2) Nghĩa bóng: Kinh nghiệm về nhận thức + Đi nhiều hiểu lắm + Phải mở rộng tầm hiểu biết.
- Là quy luật: đi xa nếu chịu học thì trí được khôn ra.
- Những cuộc tham quan. du lịch giúp chúng ta "khôn" ra rất nhiều.
(3) Nghĩa sâu:
- Liên hệ với một câu tục ngữ.
- So sánh để rút ra:
+ Đây là chân lí.
+ Đây còn là khát vọng của người nông dân xưa.
+ Là lời khích lệ, ước vọng thầm kín.
C. Kết bài: Ý nghĩa với hôm nay càng có giá trị.

@ Thử viết một kiểu Kết bài:
Nhân dân ta ngày xưa đã đúc kết kinh nghiệm về việc :học khôn" cho chúng ta. Nếu đi nhiều, học hỏi nhiều thì túi khôn cũng sẽ nhiều. Đó là khát vọng được mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết nhưng cũng là một con đường học khôn thật hấp dẫn, thật tự nhiên. Hãy tiếp xúc nhiều và sàng lọc những điều khôn, kiến văn của chúng ta sẽ dồi dào hơn, sâu sắc hơn.
 
K

khaduy

mình càng học nhiều thì mình càng hiểu biết nhiều và thông hơn nữa hi hi chúc bạn may mắn nha
 
G

germany11

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu,nhận thức,tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới.Tri thức rất cần thiết đối với con người.Muốn có tri thức thì phải học hỏi.Học trong sách vở,học từ thực tế cuộc sống.Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn,tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ,động viên con cháu : “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”.

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ,lạc hậu.Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh,ranh giới của cộng đồng làng xã.Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng.Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi.Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

Tuy vậy,trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ,lạc hậu,vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết.”Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”.Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”.Đây là hình ảnh cụ thể,gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người.Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời,bởi trên khắp các nẻo đường đất nước,nơi nào cũng có vô vàn những điều hay,điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai-Phú Xuân cũng trải,Đồng Nai cũng từng”;”Làm trai đi đó đi đây-Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng,cần thiết và đáng khuyến khích.

Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn,đạt hiệu quả cao hơn,giúp ích cho gia đình,xã hội được nhiều hơn.Hiểu biết càng nhiều,con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay,việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách.Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu,muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới,chúng ta chỉ có một con đường là học : “Học,học nữa,học mãi” như lời Lenin đã dạy.Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay,lẽ phải,những điều thiết thực,bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước.Không nên học theo điều dở,điều xấu,có hại đến bản thân,gia đình và xã hội.

Hiện nay,việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa.Ai cũng có quyền tự do đi lạ,học hành,kể cả ra nước ngoài.Học hỏi bằng con đường tham quan,du lịch;học hỏi bằng con đường du học…Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm,những kiến thức khoa học mới mẻ,tiên tiến của nhân loại,nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người.”Học ở trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”.Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người.Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao.Có tri thức,chúng ta mới làm chủ được bản thân,mới đóng góp hữu ích cho gia đình,xã hội.”Học vấn làm đẹp con người”-đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta.Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa;đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
 
N

nguyenthocongminh

Con người luôn luôn có nhu cầu khách quan là phải giải thích và cải tạo thế giới, điều đó bắt buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình, làm cho các sự vật vận động, biến đổi qua đó bộc lộ các thuộc tính, những mối liên hệ bên trong. Các thuộc tính và mối liên hệ đó được con người ghi nhận chuyển thành những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất các quy luật phát triển của thế giới. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu cần đo đạc diện tích, đo sức chứa của các bình mà toán học ra đời và phát triển... Suy cho đến cùng không có một lĩnh vực nào lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ hướng dẫn thực tiễn.
Mặt khác, nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới. Chẳng hạn, từ công việc điều hành, tổ chức nền sản xuất... mà đòi hỏi các môn khoa học quản lý ra đời và phát triển.
Hơn nữa, nhận thức ra đời và không ngừng hoàn thiện trước hết không phải vì bản thân nhận thức mà là vì thực tiễn, nhằm giải đáp các vấn đề thực tiễn đặt ra và để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn. Chẳng hạn, các môn khoa học quản lý ra đời nhằm giúp các nhà quản lý tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, thực tiễn vừa là cơ sở, động lực vừa là mục đích của nhận thức. Không những thế thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận thức, kiểm tra chân lý. Bởi vì nhận thức thường diễn ra trong cả quá trình bao gồm các hình thức trực tiếp và gián tiếp, điều đó không thể tránh khỏi tình trạng là kết quả nhận thức không phản ánh đầy đủ các thuộc tính của sự vật. Mặt khác, trong quá trình hình thành kết quả nhận thức thì các sự vật cần nhận thức không đứng yên mà nằm trong quá trình vận động không ngừng. Trong quá trình đó, nhiều thuộc tính, nhiều mối quan hệ mới đã bộc lộ mà nhận thức chưa kịp phản ánh. Để phát hiện mức độ chính xác, đầy đủ của kết quả nhận thức phải dựa vào thực tiễn. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn. Qua thực tiễn để bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện kết quả nhận thức. C. Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20091207073049AAoxa40
 
Last edited by a moderator:
M

mr_cross_fire

Người càng hay thì càng giỏi
Càng học cảng hỏi thì cũng có ngày mỏi thôi
Nhưng quyết trí tri dung ất sẽ luôn mỉm cười
Học là niềm đam mê của mỗi con người trong mỗi trái tim
 
N

na2011

- Với tục ngữ thì có:
+ Nghĩa đen.
+ Nghĩa bóng.
- Cần tra từ điển để hiểu nghĩa: sự khôn ngoan là do từng trải.
- Cần giải thích sâu hơn.
+ Quan hệ nghĩa đen đến nghĩa bóng.
+ Nội dung lời khuyên hướng tới khát vọng của người nông dân.
- Tìm những thành ngữ, những câu tục ngữ tương tự ý nghĩa hoặc trái nghĩa.
* Đi cho biết đó biết đây.
* Ếch ngồi đáy giếng.
2. Lập dàn bài:
A. Mở bài:
- Giới thiệu ý nghĩa câu tục ngữ: là kinh nghiệm. là khát vọng.
B. Thân bài:
(1) Nghĩa đen:
- Là một kinh nghiệm.
- Đi ngày đàng thời xưa, thường đi bộ hoặc các phương tiện có tốc độ chậm, chỉ có thể đi được chừng vài chục km; có nghĩa là đến một địa phương làng, xã khác.
(2) Nghĩa bóng: Kinh nghiệm về nhận thức + Đi nhiều hiểu lắm + Phải mở rộng tầm hiểu biết.
- Là quy luật: đi xa nếu chịu học thì trí được khôn ra.
- Những cuộc tham quan. du lịch giúp chúng ta "khôn" ra rất nhiều.
(3) Nghĩa sâu:
- Liên hệ với một câu tục ngữ.
- So sánh để rút ra:
+ Đây là chân lí.
+ Đây còn là khát vọng của người nông dân xưa.
+ Là lời khích lệ, ước vọng thầm kín.
C. Kết bài: Ý nghĩa với hôm nay càng có giá trị.

@ Thử viết một kiểu Kết bài:
Nhân dân ta ngày xưa đã đúc kết kinh nghiệm về việc :học khôn" cho chúng ta. Nếu đi nhiều, học hỏi nhiều thì túi khôn cũng sẽ nhiều. Đó là khát vọng được mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết nhưng cũng là một con đường học khôn thật hấp dẫn, thật tự nhiên. Hãy tiếp xúc nhiều và sàng lọc những điều khôn, kiến văn của chúng ta sẽ dồi dào hơn, sâu sắc hơn.
__________________
NỘI QUY DIỄN ĐÀN HỌC MÃI.
Hướng dẫn sử dụng chức năng trên diễn đàn.


[Ngữ văn 7] Tổng hợp dàn ý mẫu văn 7
Bài tập Toán.
[Hoá 9] Bài tập Hoá.
[Toán 9] Bài tập Hình học.

Có một thành viên đã cám ơn stary vì bài viết này:
nguyenthocongminh
30-06-2010 #3
khaduy
Thành viên

Tham gia ngày: 29-06-2010
Bài viết: 2

Cấp độ: 1 []
Life: 0 / 0

Magic: 0 / 2

Kinh nghiệm: 2%


Đã cảm ơn: 0
Được cảm ơn 0 lần với 0 bài viết

mình càng học nhiều thì mình càng hiểu biết nhiều và thông hơn nữa hi hi chúc bạn may mắn nha
 
N

na2011

Càng học cảng hỏi thì cũng có ngày mỏi thôi
Nhưng quyết trí tri dung ất sẽ luôn mỉm cười
Học là niềm đam mê của mỗi con người trong mỗi trái tim
__________________
♥☺...©°*•_CF♥pRo_•*°©...☻♥

-» (¯`•♥╬ღ♥†[Ma]-:¦:-†♥†-:¦:-[Giáo]†♥ღ╬♥•´¯)«--

---»»¯¶¯inH♥C¶-¶ế†««---

[no1 ¶ –¶Ø¡]__°¤*(¯`○°˚†_♥gia tộc WAN♥_†˚°○´__)°¤*
∞¦◦○_♥Ác..Quỷ♥_○◦¦∞

—¤÷(`[¤*ghost0808*¤]´)÷¤— thế giới ma quái—¤÷—
»™๑۩۞۩๑ §iä +)ìñh ¶-¶øàñg ¯¶¯ộ¢๑۩۞۩๑™«

Học làm chi cho đầu ta mắt trố
Về lấy vợ cho dân số nó tăn
 
M

masterhell1999

images

Nguyên văn bởi stary

I/MB:
- Giỏi thiệu vấn đề:Đây là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt.
- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- Tục ngữ.
II/TB:
1. Luận điểm: Thật vậy, câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" trước hết là đúc kết một kinh nghiệm.
* Lí lẽ 1: Xét về nghĩa đen, "đi một ngày đàng" có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian đề đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, "một ngày đàng" có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được "một sàng khôn". Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.
* Lí lẽ 2: Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra.
* Dẫn chứng: Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao:
"Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn".
Ở nhà với mẹ thì sung sướng, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều (chứng minh).
Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vông thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.
III/KB:
- Nêu nhân xét chung: Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống đã thấm khá, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi.
- Rút ra bài học: Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thoả mãn với mình.
Bài làm này chắc lớp 9 trở lên làm chứ lớp 7 chắc chẳng được thế này đâu.:eek:
 
D

dungqvanth

thi toan 1

1. Tính
a.1+5=6 b.1+9=10 c.10+15=25
@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-):D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-:khi (47)::khi (47)::khi (112)::khi (112)::khi (15)::khi (15)::khi (197)::khi (197)::khi (101)::khi (101)::khi (4)::khi (4)::khi (36)::khi (58)::khi (122)::khi (25)::khi (79)::khi (143)::khi (175)::khi (68)::khi (132):
 
H

huuthuyenrop2

dựa vào các bài này mà làm tốt nhé

b1
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

b2:

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.

b3:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống
tìm cho rùi đấy. mở bài và kết bài bạn tự làm . còn thân bài thì lấy trong mấy bài này ra.
quan trọng là bạn định hướng cách làm của mình ra sao thôi. từ đó rút ý từ bài tham khảo ra rùi làm
 
H

huuthuyenrop2

dựa vào các bài này mà làm tốt nhé

b1
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

b2:

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.

b3:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống

Mình tìm cho rùi đấy. mở bài và kết bài bạn tự làm . còn thân bài thì lấy trong mấy bài này ra.
quan trọng là bạn định hướng cách làm của mình ra sao thôi. từ đó rút ý thừ bài tham khảo ra rùi làm
 
Top Bottom