[ Văn 7 ] đề cương

T

toiyeu71

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

C1 : Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng?
C2 : Qua văn bản ''Ý nghĩa văn chương'' em hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn góc và công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại như thế nào ?
C3: Qua văn bản ''ca Huế trên sông Hương'' tác giả Hà Ánh Minh muốn gửi đến chúng ta điều gì ?
C4: Em hãy giải thích ý nghĩa lời dạy của Lê nin ''Học,học nữa,học mãi''
Giúp mình với mai là mình kiểm tra rồi__________________________________
 
T

thutrangnguyen02

câu 1:
_Giá trị nd: Giản dị là đức tính nổi bật ở BH: giản dị trong doi song, trong quan he voi moi nguoi, trong loi noi va bai viet. Ở Bắc, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú , với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
_Giá trị nt: Chứng cứ cụ thể, chân thực kết hợp lời bình, lời nhận xét sâu sắc.
câu 2:
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm thương muôn loài và lòng vị tha. Đi thăm một thắng cảnh, tâm hồn bạn sẽ phong phú và cảm thấy yêu, thấy mến nơi này. Từ đó có thể một tác phẩm văn chương sẽ ra đời. Hay hàng ngày, mẹ luôn chăm sóc, che chở cho bạn. Bạn cảm nhận được tình yêu ấy và thấy yêu mẹ, Những cảm xúc ấy sẽ giúp bạn làm tốt một bài văn. 'Văn chương...sẵn có'. Quả đúng như vậy. Nếu như trc kia, bạn chưa hề biết về côn sơn, do đó chưa thích thú nơi này. Này nhờ học bài bccs mà bạn thấy được đây là một nơi tuyệt đẹp và mong ước đc tới đó. Hay là bạn rất yêu mẹ. nhưng lại có lần thiếu lễ độ với mẹ. Sau khi học xong vb 'mẹ tôi', bạn sẽ thấy yêu mẹ hơn, trân trọng mẹ hơn... "đời sống .... nghèo nàn". Vc là nơi người viết gửi gắm t/c , ước mơ về một tương lai tươi sáng hay kể lại những trang sử vẻ vang của d/tộc với niềm tự hào. Nếu như ko có vc. những t/c ấy sẽ đc gửi gắm ở đâu? Chắc hẳn đời sống tinh thần sẽ nghèo nàn và buồn chán vô cùng.
câu 3(dựa vào phần ghi nhớ sgk bạn nhé:|)
câu 4:
dàn bài
1, mb: giới thiệu câu nói "học, học nữa , học mãi"
2, tb
*luận điểm 1: giải thích câu nói
- học là quá trình tiếp thu kt để nâng cao tầm hiểu biết.
- học nữa là tiếp tục học, học nhiều hơn để kt phong phú hơn
- học mãi là học ko ngừng, học mãi mãi
=> cần phải học tập ko ngừng...
*ld2: vì sao phải học tập
- có học tập mới tiếp thu đc kt
-học để nâng cao tầm hiểu biết, làm việc hiệu quả
- trong thực tế có nhiều tấm gương nhỏ học tập mà thành công trong cuộc sống( d/c)
-việc học ko giới hạn về tuổi tác(d/c)...
*ld 3: phê phán hiện tượng trái chiều
- nếu ko học thì sẽ: + ko có kt
+ ko lam chu dc ban than
+ de bi du do loi keo vao cac tnxh...
* ld4: lien he ban than
3 kb: khang dinh lai van de
 
Q

quynhphamdq

Mỗi con người muốn thành công thì phải học, việc học không phải chỉ dành cho những người còn ngồi trên ghế nhà trường mà dành cho tất cả mọi người. Bởi tri thức là vô hạn, không bao giờ chúng ta có thể học hết được tri thức. Vì thế mà câu nói của Lê Nin dưới đây thật có ý nghĩa: “Học, học nữa, học mãi".
Nói đến học chúng ta hiểu ngay là quá trình khám phá và tiếp thu những tinh hoa kiến thức của nhân loại. Học theo đó mà hướng đến việc mở rộng khả năng hiểu biết, hướng đến việc rèn luyện kĩ năng. Và từ đó mà tạo dựng nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của mình. Học không chỉ ở trường, mà chúng ta còn học ở gia đình, ở ngoài xã hội. Học không chỉ cứ nhằm đến những kiến thức khoa họ lớn lao mà việc học chỉ đơn giản là việc học ăn, học nói, học cách cư xử, đối đãi, giao tiếp hằng ngày. Như vậy học là một quá trình luyện rèn toàn diện và diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó hướng đến mục tiêu giúp cho bản thân mỗi chúng ta trở thành những con người hoàn thiện, có đức, có tài và có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng tương lai.
Vì sao Lê Nin lại dùng từ học nữa và học mãi để răn dạy thế hệ đi sau. Học nữa là học để nâng cao trình độ, để mở mang vốn trí thức cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận, mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay, cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta phải rèn luyện thói quen không ngừng học tập. Học tập là sự nghiệp suốt cuộc đời. Vì thế mà Lênin mới gọi đó là học nữa học mãi. Mỗi con người chúng ta có học nữa học mãi suốt cuộc đời cũng không bao giờ là đủ. Làm sao trong đời một con người có thể học hết được vốn tri thức của nhân loại. Điều này lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc học cũng như nhiệm vụ của mỗi con người là không ngừng học tập.
Thực tế chỉ ra rằng kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông, chúng ta có dành hết cuộc đời cũng không sao tìm tòi hết được. Nhưng nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ không có tri thức để đảm bảo cho cuộc sống. Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so với sự phát triển nói chung. Thế nên để có thể tồn tại và trong cuộc sống này một cách vững vàng và hữu ích, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bổ sung và tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bạn thân mình.
Ngày nay trình độ khoa học kĩ thuật cũng ngày một phát triển hiện đại. Vì thế nếu chúng ta không xác định được rõ mục đích và động cơ học tập, chúng ta sẽ bi tụt hậu trước sự phát triển quá nhanh của xã hội. Khi ấy chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán và vất vả biết nhường nào nếu không có tri thức.
Lời căn dặn của Lê Nin thật bất hủ, nó có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt nó rất phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc chúng ta. Truyền thống ấy trở thành ngọn lửa thắp sáng niềm tin, ước mơ và khát khao cho không biết bao thế hệ. Vì thế để xứng đáng với quá khứ của cha ông, thế hệ trẻ chúng ta ngay từ hôm nay cũng phải ra sức học hành, phải coi việc học là mục tiêu, là đích đến và tương lai bền vững lâu dài.
Ngày nay chúng ta vẫn coi câu nói của Lê Nin như một khẩu hiệu về niềm ham mê học tập mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Rất nhiều trường học để dòng chữ : Học, học nữa, học mãi, ngay trước cổng trường, như một lời nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập. Chỉ có học tập con người mới tiếp thu được kiến trức của nhân loại, từ đó giúp ích cho bản thân và cho nước nhà.
Nguồn:net
 
Top Bottom