[Văn 7] Cổng trường mở ra

K

kute_lc

Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Hình như câu đó em. Anh cũng nhớ mang máng vb này thôi :). Nhưng câu này thì nhớ rõ lắm.
 
N

nguyenhd99

"Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này."
mình cũng nghĩa câu này

bạn tìm thử xem có đúng chưa.-.-.-.-.-.-.-.-.-..-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.!
 
Last edited by a moderator:
K

khanhhn2512

Chắc là thế này:
Khi người lớn đặt cược niềm tin vào nhà trường, đứa trẻ sẽ giống như một ca sĩ chạy sô: Sáng học thêm toán, trưa học thêm văn, chiều học thêm organ và tối học thêm cờ tướng. Coi trọng và quá coi trọng lại là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Và quá coi trọng bất kỳ cái gì cũng lợi bất cập hại.

Đến các nước phát triển Âu - Mỹ, ta sẽ thấy trẻ em đến trường không nhiều lắm. Mấy tháng hè chúng không hề phải đụng đến sách vở. Rồi còn nghỉ đông, nghỉ học kỳ. Chương trình học của chúng cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những gì lũ bạn nghèo khó tội nghiệp của chúng ở Việt Nam đang phải đánh vật để theo. Trẻ em ở Mỹ thậm chí không cần phải đến trường. Chế độ Học tại nhà (home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có những chứng chỉ gì đặc biệt. Họ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Hiện nay khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.

Phương pháp khác nhau, kết quả cũng khác nhau. Giáo sư Đặng Thị Hạnh có lần nhận xét rất chí lý: Trẻ em Tây học rất ít, nhưng cái gì cũng biết, trẻ em ta học rất nhiều, nhưng chẳng biết tí gì.

Thật ra chất lượng nhà trường Việt Nam không đến nỗi tồi. Sinh viên Việt Nam có tư chất thông minh và nhạy bén, và những kiến thức nhà trường cung cấp cho các em phần tốt không hề ít. Khi đi học ở nước ngoài, các em thường có kết quả học tập tốt, hay chí ít cũng không thua chị kém em. Vậy lý do nằm ở chỗ nào ? Theo tôi, lý do là chúng ta quá coi trọng nhà trường.
Coi trọng nhà trường là điều bình thường, ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy, chứ không chỉ riêng Việt Nam mới có truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhưng coi trọng và quá coi trọng là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Và quá coi trọng bất kỳ cái gì cũng lợi bất cập hại.

Giáo dục là phức hợp các hoạt động nhằm rèn luyện và cung cấp các kỹ năng về đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và trí tuệ cho con người, giúp họ chung sống, hợp tác và sáng tạo trong xã hội. Trong phức hợp này, nhà trường chỉ là một mắt xích, cho dù là một mắt xích quan trọng, thậm chí là rất quan trọng nhất. Nhưng nhà trường không nên và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao...

ở các nước phát triển, trẻ em không chỉ được giáo dục ở khắp mọi nơi, mà còn toàn diện. Giáo dục thể lực chẳng hạn. Đến Mỹ, chỗ nào ta cũng thấy sân vận động, trường đua, nhà thể thao, bể bơi. Thay vì chúi mũi suốt ngày vào những bài toán hay văn mẫu, trẻ em chơi thể thao rất nhiều. Chính vì thế, khi lớn lên, chúng có thể lực rất tốt. Tất cả những người Việt Nam đã từng làm việc với người phương Tây đều lè lưỡi thán phục: họ làm việc từ sáng sớm, không hề nghỉ trưa, về đến nhà nhiều khi đã muộn, nhưng vẫn còn làm việc, hoặc gặp gỡ hẹn hò... đến một hai giờ sáng mới về nhà, để rồi tiếp tục làm việc ngày hôm sau không hề giảm sút chất lượng. Người phương Tây đến sáu bảy mươi tuổi vẫn cường tráng, dồi dào năng lực thể xác và trí tuệ, trong khi người Việt chỉ đến năm mươi, cái tuổi bắt đầu chín để làm những việc lớn, đã rệu rã như một chiếc xe quá đát. Đó là một lý do quan trọng khiến trước tác của các nhà nghiên cứu Việt Nam cứ mỏng manh, èo uột, nhiều khi phải độn cả những phát biểu đãi đằng xã giao mà các toàn tập, tuyển tập văn cứ nhòm nhõm mấy trăm trang.

Sự coi trọng thái quá giáo dục nhà trường ở Việt Nam có những lý do lịch sử, văn hóa, mà tôi đã đề cập trong tiểu luận Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại, vì thế không thể nhanh chóng thay đổi, nhưng điều đáng nói là nó ngày càng trở nên thái quá. Khi tôi còn đi học, chúng tôi chẳng hề phải học thêm, chúng tôi còn có mấy tháng hè bắt cua, câu cá để rồi náo nức chờ ngày khai trường. Lúc bấy giờ những sinh hoạt đường phố, đoàn đội cũng còn sôi nổi và cha mẹ cũng còn nhiều thời gian và sự nhẫn nại để gần gũi con cái. Nghĩ lại, tôi thấy mình học được từ những buổi đi bắt cua, câu cá ấy nhiều chẳng kém gì những bài học ở trường. Bây giờ tất cả các hoạt động xã hội ngày càng teo tóp đi, đồng thời người ta lại ngày càng phó mặc cho nhà trường - để kiếm tiền, rảnh rỗi, để đỡ nhức đầu. Tất nhiên, cũng có cả những người đặt cược niềm tin của mình vào nhà trường. Khi đó đứa trẻ giống như một ca sĩ chạy sô : sáng học thêm toán, trưa học thêm văn, chiều học thêm organ và tối học thêm cờ tướng.
mỏi tay wa trời
 
Top Bottom