Dàn ý cho bạn nè -chỉ tham khảo thôi nha
MB:Xã hội phát triển trên mọi lĩnh vực kéo theo rất nhiều thay đổi, trong đó có đề cập tới cụm từ “phát triển đến mức chóng mặt”. Nhưng nhìn trên một khía cạnh khác, phải chăng có những sự tụt hậu, sự xuống dốc đến mức thảm thương, làm chúng ta “chóng mặt” hay không? Câu trả lời là có, đó là sự trong sáng của Tiếng Việt.
-Phần 1 Nhìn về quá khứ
…Tiếng Việt giàu lắm. Về mặt thanh điệu, có thể nói, tiếng Việt là thứ tiếng giàu thanh điểu bản nhất. Nếu tiếng Hán có 4 thanh, tiếng Nga, Anh, Pháp... chỉ có 2 thanh thì với 6 thanh điệu, người nghe tiếng Việt như được thưởng thức "những giai âm trong bản nhạc trầm bổng". Ngoài 2 thanh bằng là âm bình (thanh huyền) và phù bình (thanh không), tiếng Việt còn có 4 thanh trắc: sắc, hỏi, ngã, nặng. Tiếng Việt chúng ta còn có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Ta có thể liệt kê: 12 ngyên âm (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, y, ê, e), 3 cặp nguyên âm đuôi (iê, uô, ươ) và các phụ âm (b, c, k, q, m, n, r, s, t, v, p, h, th, kh, tr, ch, ng, ngh, qu...). Chính từ hệ thống nguyên âm và phụ âm vô cùng phong phú này, người Việt đã cấu tạo và sáng tạo ra một hệ thống từ vựng có đầy đủ khả năng diễn đạt suy nghĩ và tình cảm của mình, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp. Qua các thời kỳ, từ vựng tiếng Việt ngày càng được bổ sung, được "tăng lên ngày một nhiều". Gần đây, những từ ngữ được Việt hóa như: ma-két-ting, com-pu-tơ, in-tơ-nét,... xuất hiện một cách phổ biến trong ngôn ngữ Việt. Đó chính là sự thích nghi sáng tạo, uyển chuyển để đáp ứng nhu cầu giao lưu và sự phát triển ngày càng cao của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa... Ngoài việc không ngừng đặt ra những từ ngữ mới, nhằm biểu thị những khái niệm mới, hình ảnh mới, cảm xúc mới, tiếng Việt còn không ngừng đặt ra những cách nói mới thể hiện sự linh hoạt trong cấu tạo ngữ pháp. Người đi đầu trong việc làm mới mẻ ngữ pháp tiếng Việc là nhà thơ Xuân Diệu với những câu thơ hết sức ân tượng
+Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng, như nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay …" hay như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: “Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau…” Ngoài ra không thể không nhắc tới khẳng định của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng :"Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."
Sức mạnh của Tiếng Việt là chìa khóa giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ - một sự thật không thể nào chối cãi. Có thể trích dẫn ra đây một đoạn trong tác phẩm “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của nhà văn, nhà báo Nguyễn An Ninh: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình …”
+Vâng, lịch sử đã chứng minh rằng, Tiếng Việt đã trở thành vũ khí của dân tộc Việt Nam, thoát khỏi mọi vòng xiềng xích nô lệ để trở thành một quốc gia độc lập như ngày hôm nay. Không những thế, nó còn làm nên bản sắc Việt Nam, mà chúng ta hay nói đến một cách tự hào với cụm từ “niềm kiêu hãnh dân tộc”.
Từ trong quá khứ hào hùng ấy, ta thấy ánh lên một niềm tin tưởng mãnh liệt vào tương lai của ngôn ngữ dân tộc: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.” (Đặng Thai Mai) …
Phần 2 : Nhưng … hãy nhìn vào hiện tại …
+Tiếng Việt đang bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ ! Tương lai của nó sẽ đi đến đâu, dưới bàn tay của “giới trẻ”, những chủ nhân tương lai của đất nước?
Từ “bóp méo” mà mình dùng ở đây mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Những thực tế làm chúng ta cảm thấy thương cho ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam…
+ Tiếng Việt không dấu:Đơn giản là những kiểu viết không có dấu thanh
+- Sự biến dạng của những từ ngữ:
Phần 3 : Bó tay.côm - Sự lấn át của ngoại ngữ …
tiếng viêt dã bị bôi bác chung ta phải ngăn chặn
KB Càng thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt, ta càng cảm thấy tự hào về tứ tiếng mẹ đẻ thân thương. Song, tự hào bao nhiêu, trách nhiệm của chúng ta trong việc phát triển, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt càng nặng nề, to lớn bấy nhiêu. Không những thế, chúng ta còn phải có nghĩa vụ tôn vinh và giới thiệu tiếng Việt đối với bạn bè thế giới
![Big Grin :D :D]()
![Big Grin :D :D]()
![Big Grin :D :D]()
![Big Grin :D :D]()
![Big Grin :D :D]()
![Big Grin :D :D]()
Thu _thủy_Hn*~Ba*~Sao