[Văn 7]Chuẩn bị kt 1 tiết

V

vinhthang1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Tục ngữ là gì? Tục ngữ thưởng thể hiện những kinh nghiệm trong những lĩnh vực nào? Cho ví dụ minh họa?
2) Vì sao các câu tục ngữ trong bài 18;19 lại được coi là 1 dạng lập luận đặc biệt?
3) Trong các tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của TV, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương, tác giả đã chứng minh luận điểm như thế nào? (ghi rõ từng bài ra nhé)
4) Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa với các câu tục ngữ sau:
a. Chị ngã em nâng
b. Đói cho sạch, rách cho thơm.
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
VD : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây!
 
Top Bottom