[Văn 7]Cảm thụ 2 (cần gấp mai nộp ùi)

N

noichantroibinhyen

T

taitutungtien

Trong không khí thanh vắng, trên nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo qua biện pháp nghệ thuật so sánh tiếng suối như tiếng hát nhẹ nhàng của con người, hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ."
Điệp từ "lồng" được sử dụng thật đắt, thật hay bởi nó khiến cho bức tranh đêm trăng rừng khuya không chỉ có tầng lớp , đan cài, quấn quýt, mà còn tạo nên vẻ đẹp lung linh, chỗ đậm chỗ nhạt rất ấn tượng.
Một cảnh lớn, nét bút đậm như vút lên cao: ánh trăng chiếu sáng cây cổ thụ giữa rừng khuya. Một cảnh nhỏ ở tầng thấp vẽ bằng nét bút mảnh mai nhưng tỉ mỉ hơn: Bóng cây, lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng lấp lánh. Chỉ có hai màu sáng - tối, trắng - đen mà người đọc có thể hình dung đủ trăm nghìn màu sắc.
nếu 2 câu đầu là nói đến cảnh đẹp ở chiến khu VB thì 2 câu sau nói đến tâm tư,tình cảm của tác giả.điệp từ chưa ngủ đã thể thể hiện rõ điều đó.bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh.Bác đang suy nghĩ về các chiến lược ,vì vậy mà Bác chưa ngủ .Diệp từ chưa ngủ đã làm nổi bật lên tâm hồn của người cha già kính yêu.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
qua bài thơ cho ta thấy được các biện pháp tu từ đã làm nổi bật được tình yêu thiên nhiên đất nước của chủ tịc hồ chí minh
__________________
 
T

trang_dh

Hồ Chí Minh ví tiếng suối với tiếng hát : " Tiếng suối trong như tiếng hát xa " .Cách so sánh này làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống ,trẻ trung ..Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối ,trắng đen mà tạo nên vẻ lung linh ,chập chờn ,lại ấm áp hòa hợp quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ " lồng " ở một câu thơ .và ở hai từ " chưa ngủ " cuối câu thơ thứ ba và ở đầu câu thứ tư được lặp lại ,là nét mở ra trước và sau hai từ ấy ,đồng thời thấy sự biến chuyển vừa bất ngờ ,vừa tự nhiên của tâm trạng ,bộc lộ chiều sâu nội tâm của tác giả .Từ hai câu này về kết cấu phổ biến của thơ tứ tuyệt Đường luật với bốn câu giữ các chức năng khai ,thừa ,chuyển ,hợp .Còn câu thơ thứ ba đã thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh .Đó là sự rung động ,niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cánh rừng Việt Bắc .Nhưng câu thơ thứ tư bất ngờ mở ra vẻ đẹo và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ : thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước .Hay tức là vì thức tới canh khuya lo việc nước mà Người đã bắt gặp được cảnh trăng rừng tuyệt đẹp .Điệp ngữ " chưa ngủ " đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng một con người : niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước .Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác ,thể hiện sự hòa hợp ,thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ .Qua bài này tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây ,hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng ,nhiều đường nét ,khác với bài Nguyên tiêu tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước ,có không gian bát ngát ,tràn đầy sức xuân .Tóm lại - Miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc ,thể hiện tình cảm với thiên nhiên ,tâm hồn nhạy cảm ,lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung ,lạc quan của Bác Hồ ,không những là bài cảnh khuya mà còn cả bài Nguyên tiêu ( Rằm tháng giêng )"'coppy"
 
Last edited by a moderator:
H

heoshing195

Hai câu thơ như vẽ bức tranh thủy mạc: Có cây, có hoa, có trăng và xa xa có suối (Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa). Cảnh vật hiện ra trong vòm cây cổ thụ giữa đêm khuya, tỏa bóng xuống thảm hoa trong một đêm trăng đẹp. Hai câu thơ tuyệt tác, tạo cho người đọc một tâm hồn thơ đầy xúc cảm:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Cảnh khuya như vẽ nên có người còn chưa ngủ, đang thao thức với một tâm tư chưa bộc lộ cùng ai… Đó là tác giả bài thơ: Bác Hồ của chúng ta.

Bài thơ được viết trong năm 1947, sau lời kêu gọi nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo lời Bác, toàn dân rút vào nơi rừng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo căn cứ, thành lập cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài với một hậu phương vững chắc và an toàn cho cuộc cách mạng. Trong một đêm nào đó, Bác Hồ thong thả dạo chơi quanh vùng, thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng, Bác ngâm lên một bài thơ tả cảnh với tâm tư lo lắng nỗi nước nhà đang bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược của toàn dân. Hai câu thứ ba và bốn nói lên xúc cảm thiêng liêng của hồn nước chỉ gói gọn trong câu thơ lặp lại “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Cả bài thơ bốn câu tả cảm xúc của Bác trước cảnh đẹp thiên nhiên dưới trăng khuya. Người chưa thể ngủ vì còn trăm thứ phải lo. Vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đâu có thể yên tâm mà ngắm cảnh.

Cùng với hồn thơ lâng lâng còn xúc cảm. Với nỗi lo việc nước, việc dân. Bao nhiêu việc đã khiến Người chưa ngủ. Và hồn nước thiêng liêng giờ đây đã đến với Người khi tạm lắng hồn thơ để lo việc nước.







Hot deal
Hotdeal
scandal
 
H

heoshing195

ĐỀ NÀY CHỈ MANG TÍNH THAM KHẢO. BẠN THÊM THẮT SAO CHO NÓ THÀNH CỦA BẠN NHÉ

Nhắc đến Hồ Chí Minh, dân tộc tao tự hào vì có một vị lãnh tụ kiệt xuất. Người có một tâm hồn trong sáng, một lối sống thanh cao, một cuộc đời vĩ đại nhưng lại hết sức bình dị. Không chỉ là nhà cách mạng lỗi lạc, Bác còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Chưa một lần Bác nhận mình là một nhà thơ, cũng không có ý lập sự nghiệp thơ nhưng tài năng và tâm hồn của người nghệ sĩ đã tạo nên các tác phẩm muôn đời. Với Bác, thiên nhiên là người bạn tri kỷ, qua bức tranh núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng sáng, ta cảm nhận được những rung động, những tình cảm, sự hài hoà lý tưởng của thiên nhiên trong bài thơ "Cảnh khuya":

"Tiếng hát trong như tỉếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Cảnh vật chan hoà với cảnh vật, cảnh vật chan hoà với lòng người. Mở đầu bài thơ là khung cảnh nửa hư nửa thực của tiếng suối: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa". Tiếng suối trong trẻo, thi vị thế mà lại"như tiếng hát xa" quả là lung linh huyền ảo. Tiếng suối chảy như vừa xa, vừa gần, vừa tạo ra cái động lại vừa khắc hoạ cái tính của cảnh đêm khuya. Để vang vọng tiếng suối hư ảo thì đây phải là một đêm khuya tĩnh lặng không có bất cứ một tiếng động hay âm thanh nào khác ngoài tiếng suối chảy. Nhưng Bác nghe tháy tiếng suối không chỉ bằng đôi tai mà là sự cảm nhân hết sức tinh tế những rung động nhẹ nhàng bằng cả tâm hồn thi sĩ, hoà nhập hồn mình vào nhịp sống của thiên nhiên chứ không đơn giản thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.

Cảnh khuya mà người đang thức không chỉ có tiếng suối mà còn có sự xuất hiện của ánh trăng và hoa "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Ánh trăng tràn đầy trong thơ Bác như hiện ra một khung cảnh trước mắt: Cây cổ thụ to ôm trọn những cánh hoa rừng mộc mạc, tất cả chan hoà dưới ánh trăng bao trùm khắp mặt đất. Trăng, suối, và hoa trong tâm hồn Bác thật dịu dàng và mềm mại, cây cổ thụ lại tượng trưng cho sự mạnh mẽ, các hình ảnh tương phản đó hoà lại cùng nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc. Tiếng suối nghe văng vẳng xa xa mà lại gần gũi gắn bó với Người. Hai chữ "lồng" trong câu thứ hai khiến cảnh vật không còn tách riêng mà hoà quyện vào nhau tạo nên khung cảnh vừa hư vừa thực, vừa động vừa tĩnh của đêm khuya.

Hai câu thơ là phong cách "lấy cảnh ngụ tình" trong không gian lung linh cảnh vật nên thơ tươi sáng bộc lộ sâu thẳm tâm hồn thi sĩ của Bác, dường như ta cảm nhận được sự vĩnh cửu của ánh trăng, của cảnh vật trong không gian mênh mông, trong sụ im lặng mênh mang và dịu hiền của ánh trăng.

Là tri kỷ trăng theo Người khắp nơi, suốt cuộc đời, ngay cả khi bị giam trong tù Bác vẫn đến với trăng thật nghệ sĩ.

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Trong "Cảnh khuya" trăng cũng đến với Bác vào đêm không ngủ được vì nỗi lo sự nghiệp nước nhà.

" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Hai câu thơ tưởng như đã tả xong cảnh, thực chất cảnh ấy hiện lên qua cảm xúc riêng của Người trong đêm khuya. Bác đang có tâm trạng bởi nỗi buồn lo cho đất nước chính vì thế mà Bác chưa ngủ. Từ "chưa ngủ" lặp lại hai lần gợi cho ta cảm giác xao xuyến, sâu lắng, đó là nỗi băn khoăn của một người vĩ đại là lòng yêu nước thương dân lớn lao của người chiến sĩ cách mạng mang trong mình sứ mệnh cao cả.

Người thức không phải vì gặp cảnh đẹp mà vì nỗi lo làm Người thao thức mới chợt bắt gặp cảnh đẹp và tâm hồn, dũng khí chợt rực sáng trên những dòng thơ, vẽ ra sự nhuần nhuyễn hài hoà giữa cảnh và tình, giữa con ngưòi chiến sĩ và thi sĩ trong tâm hồn Bác. Trong tâm hồn ấy, yêu nước và yêu thiên nhiên là tình cảm đã quyện chặt với nhau không thể tách rời, đây cũng chính là lí do khiến Ngưòi không thể không thao thức.

Bài thơ bình dị mà sâu sắc, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc bằng đôi tai mà cảm nhận được bằng tâm hồn của mình, cảm phục trước tấm lòng yêu nước thương dân trước tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên, cho dân tộc. Động lại trong lòng mỗi người niềm yêu kính với trái tim vĩ đại, với vị cha già của dân tộc Việt Nam






Hot deal
Hotdeal
scandal
 
Top Bottom