Trong lòng người ước vọng đầu năm thảy dân ta không thiếu chữ Phúc. Tú Xương có câu đối:
Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù
Co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một rượu say túy lúy
Giơ tay bồng ông Phúc vào nhà
Thời xưa các gia đình bình dân ít học thường đi thuê thầy đồ văn hay chữ tốt viết câu đối Tết mang về treo trong nhà hoặc dán ngoài cổng. Người ít tiền chỉ dám thuê các thầy viết cho một chữ Phúc. Nhà khá giả không chỉ bằng lông với câu đối Tết có nội dung Phúc mà còn mua ba tượng tam đa: Phúc, Lộc, Thọ bày trong nhà quanh năm. Nhiều dòng họ lấy chữ Phúc để đệm tên. Nguyễn Phúc Ánh (Vua Gia Long), Lê Phúc Thọ, đệm tên húy các chúa Nguyễn. Nhiều địa danh có chữ Phúc: Tỉnh Vĩnh Phúc. huyện Phú Thọ...
Từ xưa đến nay, phúc chưa bao giờ cùng đi đôi với bần. Ai cũng tranh phúc lợi, phúc lộc và cố quên đi sự bần tiện, bần cùng trong cuộc sống. Muốn được từ phúc phải đi qua từ bần, đó là quy luật. Không bất kì 1 ai có được phúc, tiền tài mà không trải qua khó nhọc, giang khổ. Có được phúc, chẳng bao giờ người ta nghĩ lại thời gian bần. Và ngược lại, khi đang sống trong cuộc sống bần, lòai người đều mơ ước đến phúc, đến tiền tài, danh vọng. Cụ Hồ căn dặn cán bộ là luôn luôn "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" xứng đáng là "đầy tớ của nhân dân". Với trẻ em cụ dạy 5 điều để định hướng cho các em trở thành người công dân tốt, tránh tình trạng "bé không vịn, cả gãy cành".
Không được quên hòan cảnh bần ngày xưa, vì có xưa mới có nay. Nhiều người vì muốn thóat khỏi chữ bần mà làm nhiều việc trái với lương tâm. Hạnh phúc không đến với ai không có tấm lòng, và không biết trân trọng mọi người xung quanh. Dù ý nghĩa khác nhau, nhưng chung quy đức của mọi dân tộc, mọi chủ nghĩa, mọi thời đại đều đi chung với 2 từ Phúc và Bần.
^^~