[Văn 7] cảm nghĩ về bài bánh trôi nước

H

haia_pro_vodoi

Mình có bài này, banj đọc xong nhớ camr ơn mình nha!!!!!

HỒ XUÂN HƯƠNG, chưa rõ lai lịch, hành trang. Con một nhà nho ở Nghệ An. Bà sống nhiều năm ở Thăng Long. Có học, có tài thơ văn, có mối quan hệ với nhiều danh sĩ, trong đó có Nguyễn Du. Cuộc đời riêng của bà nhiều bi kịch- Bà là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Tác phẩm còn lại khoảng 50 bài thơ chữ Nôm và tập thơ chữ Hán “Lưu Hương Ký” – Thơ của bà sắc sảo, trào phúng thì sắc nhọn, trữ tình thì tê tái xót đau, có giá trị nhân đạo sâu sắc. Bà được ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”.

BÁNH TRÔI NƯỚC

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa.

Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân.

Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo.

Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê.

Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vân …” nhằm khẳng định một tâm thế.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc....
 
K

kira_l

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.

cre : doremivn.com

haia_pro_vodoi

có cần chị thêm link vào ko ?

cre: vatgia.com !
 
S

sakura1234

thân em: gợi ra bao bài ca dao than thân, chứng tỏ bài bánh trôi nc vít về đời ng` phụ nữ chứ hok phải về chiếc bánh trôi thực sự.
trắng, tròn chỉ làn da trắng,toàn vẹn về tài sắc( tròn)
điệp từ vừa kết hợp với phụ từ lại thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của mình khi nói đến vẻ đẹp của ng` phụ nữa.
thành ngữ bảy nổi 3 chìm nhằm ẩn dụcuộc sống lênh đênh lận đận của ng` phụ nữ, nc non ở đây là cái xã hội phong kiến quái ác, đầy bất công.
rắn, nát là nên, hư. đời ng` phụ nữnên hư, hạnh phúc bất hạnh đều hok do họ định đoạt đc. còn kẻ nặn ở đây là đấng nam nhi đầu trâu mặt ngựa và cái xã hội đáng chết này.
nhưng dù thế nào đi nữa thì tấm lòng son sắc của họ vận còn mãi_ tấm lòng chung thủy,trong trắng và kiên trinh.
mà em vận giữ tấm lòng son: câu này như là lời thcách thức của hồ xuân hương đối với xãhội phong kiến và những ng` đàn ông.cũg như phê phán, khinh bỉ cái xã hội này và các lề thói cổ hủ: trọng nam khinh nữ....
====>bài thơ tuy tả chiếc bánh trôi nhưng đã toát lên đc nỗi đau của ng` phụ nữ thời ấy. nó dám phê phán những phong tục vô lí, phê phán xã hội phong kiến thời ấy.....
Trên đây là bản phân tích bài thơ bánh trôi nước( từ cơ sở phân tích này mới có thể phát biểu cảm nghĩ, nếu chỉ nêu cảm nghĩ thời bài văn sẽ thíu tính mạch lạc, sẽ dở đi)

* Chú ý ko sử dụng màu chữ đỏ.
 
Last edited by a moderator:
V

vjtkon_kute

  • 2184326292_b3246c3141_o.jpg
    Trong bài "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ và số phận của họ.Vẻ đẹp thể chất,hoàn hảo,đầy sức sống.Vẻ đẹp về phẩm chất,thuỷ chung,trong sáng luôn giữ phẩm chất cao đẹp trong bất kì hoàn cảnh nào.Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương dám vươn lên tự tin khẳng định vào phẩm giá của mình.Đây là những nét đẹp đáng trân trọng và ngợi ca người phụ nữ đã tiếc nuối vẻ đẹp truyền thống.Trong bài thơ có sử dụng 7 nổi 3 chìm là thành ngữ ẩn dụ về cuộc đời người phụ nữ nổi trôi, bấp bênh,phụ thuộc.Người phụ nữ xã hội xưa hạnh phúc hay bất hạnh đều phụ thuộc vào người đàn ông trong xã hội,phụ thuộc vào luật khắt khe trong xã hội.Họ hoàn toàn phụ thuộc hay quyết định vào số phận của mình.Thương cảm xót xa của người phụ nữ trong xã hội cũ .Lên án chế độ phong kiến bất công đã chà đạp người phụ nữ trong xã hội cũ.@};-
 
  • Like
Reactions: Lien_Nhi
R

raiba

bánh trôi nước là biểu tượng cho thân phận người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến
:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
P

pekonngoxnghech9x

Bài thơ gợi cho ta hình dung về hình dáng chiếc bánh trôi trắng trẻo, tròn trịa, mịn màng và wa' trình làm bánh: khi sống thì chìm, khi chín thì nổi trên mặt nước sôi. Việc nhào nặn khéo hay vụng, bánh rán hay bánh nát là phụ thuộc vào sự khéo léo và kinh nhiệm của ng` làm bánh nhưng dù thế nào bánh vẫn giữ đc hương vị dẻo thơm của bột nếp và vị ngọt ngào của nhân đg`. Chiếc bánh hiện lên thật sinh động nhưng nhà thơ h0k dừng lại ở kĩ thuật ẩm thực mà chiếc bánh trôi mà để nói lên cuộc đời và số phận, vẻ đẹp của ng` phụ nữ. Mô típ " Thân em" quen thuộc trong ca dao mở đầu bài thơ đã chuyển hướng ý nghĩ và cảm nhận của ng` đọc 1 cách tự nhiên, rõ ràng bài thơ h0k chỉ kể, tả về cái bánh trôi mà k0n` kể tả về "em", là nối tiếp mạch than thở cho cuộc đời, số phận của ng` phụ nữ trong số phận của nàng Xuân Hương. Nàng tự gt nhan sắc của mình một cách tự nhiên " Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Hai tính từ " trắng- tròn" cùng cặp từ " vừa- vừa" đã khẳng định vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn có phần mộc mạc, giản dị nhưng thật trong trắng trong niềm tự hào. Lẽ ra với vẻ đẹp hình thể và tâm hồn trong sáng ấy cô gái phải đc hưởng 1 cuọc sống hạnh phúc, êm đềm, nhưng cô gái lại phải chịu cảnh " bảy nổi ba chìm với nc' non". Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh" đc HXH vận dụng 1 cách khéo léo ẩn dụ cho cuộc đời long đong, vất vả, bất hạnh của ng` phụ nữ trong xã hội phong kiến lại đc đảo ngược lại thành " Bảy nổi ba chìm" khiến cho ng` phụ nữ càng cơ cực, xót xa hơn. Nghệ thuật đối lập giữa " nổi - chìm" nói đến sự bất công của xã hội phong kiến với ng` phụ nữ nhưng giọng điệu câu thơ h0k phải là lời than thân, trách phận mà là sự dãi bày, thách thức như có lần XH đã viết " Trơ kai' hồng nhan với nc' non". Câu thơ mang khẩu khí nam nhi bởi sự khổ cực ấy h0k trong phạm vi nhỏ hẹp, đời thường mà giữa nc' non rộng lớn.

Câu thơ thứ 3 ta cảm nhận cụ thể hơn về thân phận phụ thuộc của ng` phụ nữ : cuộc đời cô có sung sướng hay khổ cực, có hạnh phúc hay đắng cay hoàn toàn phụ thuộc vào " Tay kẻ nặn" - nh~ thế lực phong kiến mà đại diện là ng` cha, ng` chồng. Giọng điệu câu thơ có ngậm ngùi nhưng h0k hẳn là bất lực, buông xuôi bởi câu thơ khẳng định " Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Cặp wan hệ từ " mặc đâu- mà vẫn" thg` xuất hiện trong văn nghị luận đc tác giả đưa vào trong câu thơ thất ngôn tứ tuyệt tạo giọng điệu mạnh mẽ : dù thế nào, dù sướng hay khổ thì em vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung, ấm áp, nghĩa tình. Hình ảnh " tấm lòng son" trở thành một hình ảnh ẩn dụ cao độ về vẻ đẹp, phẩm chất, tâm hồn của ng` phụ nữ. Tẩm lòng son ấy là hệ số bất biến trong mọi hoàn cảnh, dù sóng gió cuộc đời có phũ phàng vùi dập thân phận bảy nổi ba chìm thì cũng h0k thể tàn phá nổi vẻ đẹp tâm hồn. Phẩm chất ấy càng đáng wy' đáng trân trọng, càng sáng đẹp hơn khi đặt trong hoàn cảnh bảy nổi ba chìm, bất hạnh của chế độ nam quyền, nam tôn nữ ti, phong kiến Á Đông. Hai câu thơ giữa của bài thơ nói về số phận long đong, phụ thuộc đc bao bọc bởi câu thơ đầu là niềm tự hào về vẻ đẹp và câu thơ cuối là khẳng định 1 lần nữa vẻ đẹp trắng trong h0k có 1 thế lực nào có thể tàn phá.

Kết cấu chặt chẽ, độc đáo của bài thơ đem lại ấn tuợng cho ng` đọc về vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ của ng` phụ nữ vượt lên trên nh~ bi kịch của số phận cuộc đời.
Bài thơ thể hiện rất rõ phong cách thơ của Hồ Xuân Hương.

hjx... viet' khuya bun` ngu wa' troi`
|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)
 
H

heomoiyen

Cách coi tài liêụ

Đi photo tài liệu, hoặc đánh máy bài vở, Sau đó định dạng chữ nhỏ, chia thành từng cột. Sau đó cắt ra, gấp lại theo hình zic zắc. Để tài liệu vào túi hay cổ tay. Nhớ chia ra thành từng phần để chủ động hơn trong câu hỏi. Khi đọc câu hỏi, nhận bik dc cần lấy cái nào thì mới mò ra. Để nó vào lòng bàn tay trái. Tay phải cầm bút. Tay trái mở hở giống như cái giếng để nhìn tài liệu qua khe đó.
Trường hợp gà hơn thì photo tài liệu theo kiểu ô vuông nhỏ. Cũng mang vào phòng thi. Khi đọc câu hỏi xong rút ra, để dưới giầy thi, lấy giấy nháp đè lên, Sau đó thì cứ xê dịch giấy nháp mà xem.
Kinh nghiệm khi quay bài là phải dựa vào giám thị. Quan sát tính cách, thói quen. Nếu dễ thì thoải mái. Nếu khó thì phải để ý lúc nào người đó mất tập trung hay đi ra chỗ khác. Lúc thầy cô trò chuyện hay đọc sách báo, điện thoại là nhiều cơ hội nhất
Bạn cứ thoải mái thực tập, mình đi canh thi được nhiều lần rùi. Lần nào cũng bắt cả mớ tài liệu. Có lần 1 đứa nữ bị mình bắt 3 lần cơ, còn nhiều hình thức khác nữa, bạn cần thì PM mình tứ vấn cho, bik đâu sau này bạn cũng canh thi giống mình trước đây...
 
L

lazygirl58

Là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh sống dưới chế độ phong kiến thời kỳ suy tàn,đụng độ,Hồ Xuân Hương sớm thấu hiểu và đồng cảm vs số phận bạc bẽo của người phụ nữ trong thời đại đầy bi thương ấy.Với giọng điệu thơ mạnh mẽ,rắn rỏi,đề tài thơ bình thường dân dã,ý thơ sâu sắc thâm thúy.Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ được nội dung ấy.
Là một bài thơ vịnh vật,mượn hình ảnh bánh trôi nc Hồ Xuân Hương muốn ns đến thân phận và phẩm giá của ng' phụ nữ việt nam. "thân em vừa trắng lại vừa tròn".Hồ Xuân Hương đã diễn tả chiếc bánh trôi làm bằng bột nếp trắng tinh,dáng bánh tròn xinh xắn trông thật đẹp mắt.Ở đây ta lại thấy đc tài năng sáng tạo của nữ sĩ.Ngay trong câu thơ đầu,bà chọn chi tiết k nhiều nhưng chọn kỹ và tả đúng vs đặc điểm của chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt lên trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em.câu thơ lại sinh động hẳn lên.Thân em lời xưng hô của cái bánh đc nhân hóa mà đó cũng chính là lời của ng' phụ nữ tự giới thiệu.Nhờ hai từ này,trí tưởng tượng của ng' đọc đc chắp cánh và hình ảnh ng' phụ nữ đẹp hiện ra tr0ng tâm trí mỗi ng'.cặp quan hệ từ vừa.... lại vừa phụ trợ cho ý tứ của thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn.Từ thoáng chút hài lòng,tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu.Đảo lại một thành ngữ quen thuộc(bảy nổi ba chìm),nhà thơ đã tạo nên cách ns mới,nhấn mạnh hơn vào sự l0ng đ0ng.Thành ngữ này đi liền vs hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của ng' phụ nữ.Cụm từ với nc n0n đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách.Từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chiu rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ng' phụ nữ k làm chủ đc cuộc đời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác.Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ,ý thơ đột ngột chuyển lại mà em vẫn giử đc tấm lòng s0n. Kết cấu đối lập đc tác giả khai thác triệt để.Đó là sự đối lập giữa thái độ ng' phụ nữ tr0ng câu ba và câu bốn,đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần tr0ng sáng tr0ng tâm hồn c0n ng'.Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù.....mà em vẫn giữ.... Chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại đc tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghỉa đốj lập càng thêm sắc,mạnh.Từ mà là một "nhãn tư"ns lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng s0n.Ở đây ng' phụ nữ dám đối lập tấm lòng s0n vs tất cả sóng gió,bảy nổi ba chìm của cuộc đời.Đó là ng' phụ nữ có ý thức rất rõ về c.sống và phẩm chất của mình.Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của ng' phụ nữ.Bài thơ chỉ vẹn vẹn bốn câu,đều tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu,Hồ xuân hương đã tạo nhjều vẻ.Bài thơ chứa đựng một luồng sáng ý thức về xã hội bất công vùj dập ng' phụ nữ và ý thức giá trị,phẩm giá của ng' phụ nữ chân chính,của c0n ng' luôn giữ tấm lòng s0n dù bất cứ hoàn cảnh nào
Có thể ns Bánh trôi nc là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ xuân hương.Đây là lời tự bạch mình,lá lời oán ghét sự bất công đs vs ng' phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ.Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiếng ns ấy và cũng là lời bà tự khẳng định mình.
 
T

tieuquanchua

Hồ Xuân Hương là người nổi tiếng về thơ nôm. Thơ bà là một thứ thơ không chịu ở trong cái khuôn khổ thông thường, một thứ thơ như muốn lặn thật sâu vào sự thật, vào tận đáy sâu thẳm tâm tư của con người. Chính bởi vậy mà thơ của bà ẩn chứa đầy ý vị sâu sắc. Đặc biệt sống dưới chế độ phong kiến xưa, bị coi là đàn bà thấp kém, bị khinh là "phụ nhân rẻ rúng", với bản lĩnh của mình bà đã phản ứng mạnh mẽ sự bất công, khắc nghiệt của xã hội ấy. Bà đã lấy những vật rất tầm thường như quả mít, bánh trôi, ốc nhồi,....để phản ánh số phận của người phụ nữ. Qua đó nhà thơ muốn cười một cái cười thật nhọn, thật sắc vào xã hội mục nát ấy. Hình ảnh tiêu biểu nhất là bìa thơ “ Bánh trôi nước”:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Mới đọc vào bài thơ ta những tưởng đây là một lời giới thiệu về một món ăn dân gian: món bánh trôi nước, từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào với nước cho nhuyễn rồi nặn thành hình tròn nhỏ, nhân làm bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín bánh sẽ nổi lên. Người làm bánh khéo tay thì bánh đẹp, nếu vụng tay thì bánh bị nhão hoặc bị rắn.

Nhưng hãy đọc lại và suy ngẫm chúng ta sẽ hiểu được ngụ ý của tác giả, lời bài thơcòn là lời tự bộc bạch tấm lòng của người phụ nữ. Nhà thơ đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên thân phận và tấm lòng của người phụ nữ Hình ảnh bánh trôi là một ẩn dụ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

"Trắng" và "Tròn"gợi cho ta thấy đó là người con gái đẹp, phúc hậu. Thân trắng ở đây vừa tả tấm thân trắng đẹp vừa nói lên phẩm hạnh của người phụ nữ.

Thế nhưng trong xã hội cũ nát ấy người phụ nữ "hồng nhan" nhưng "bạc mệnh":

Bảy nổi ba chìm với nước non

"Bảy nổi ba chìm"- đó là sự nổi trôi, lênh đênh của số phận người phụ nữ giữa dòng đời, người phụ nữ ấy có số phận thật đau khổ, chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Du đã từng viết :

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Đó là kiếp khổ chung cho người phụ nữ, người phụ nữ đẹp trong xã hội ấy chỉ là món hàng để những cậu ấm thoả nguyện, cân,đo, đong, đếm. Người phụ nữ hoàn toàn lệ thuộc vào người đàn ông:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dưới chế độ trọng nam khinh nữ ấy, người phụ nữ không có sự lựa chọn, chỉ biết nhẫn nhục chịu đựng mà phó mặc cho số phận. Chính vì thế mà người phụ nữ trong ca dao cũng cùng chung một cảm nhậm:

-Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

-Em như cây quế giữa rừng

thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.

-Thân em như củ ấu gai

Bên trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

Và cái duy nhất họ có thể làm chủ được là tấm lòng của mình

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Người phụ nữ ấy vấn giữ được tấm lòng thuỷ chung son sắt của mình, mặc cho số phận có đưa đẩy họ như thế nào thì họ vẫn không thay lòng. Đó là một niềm rất đáng tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

Cả bài thơ là một nỗi thương cảm cho số phận của người phụ nữ "hồng nhan" nhưng lại "bạc mệnh", không làm chủ được số phận của mình. Qua đó tác giả muốn được đồng cảm với họ và lên án tố cáo xã hội phong kiên thối rữa ,mục nát đã đẩy ngưỡi phụ nữ xuống bờ vực sâu thẳm của cuộc sống.

Người phụ nữ ngày nay họ được xã hội tôn trọng, là những người năng động ,hoạt bát. Họ giữ một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là trong gia đình. Họ là những người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa để sưởi ấm trong gia đình. Họ được tự do, bình đẳng, thế nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ, đó chính là lòng thuỷ chung sắt son.

 
B

buimyls

cảm nhận về bài thơ bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương- Bà chúa thơ nôm với ngôn ngữ viết vô cùng bình dị bà đã ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ qua bài " Bánh trôi nước" .
" Bánh trôi nước " là một bài thơ hay sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt . Hồ Xuân Hương đã tả lại hình ảnh bánh trôi thật đẹp bằng hai câu thơ đầu:
" Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nỏi ba chìm với nước non"
Một mô tuýp rất quen thuộc đã xuất hiện là "thân em" . Với biện pháp tu từ nhân hóa, sử dụng tính từ miêu tả và cách tả thực tác giả đã khéo léo đưa vào đó hình ảnh người phụ nữ việt nam . Hình ảnh người phụ nữ được khắc họa đẹp tròn đầy như bánh trôi nước. Họ trong trắng và tròn đẹp biết bao . Thân phận hẩm hiu nổi chìm trong cái chế độ phong kiến tàn ác chẳng khác gì chiếc bánh trôi lênh đênh trong chiếc nồi hấp bánh. Đẹp mấy đi nữa thì họ vẫn bị nhào nặn và xô đẩy của dòng đời:
" Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Hai câu thơ này đã sử dụng tính từ để tiếp tục khắc họa bánh trôi nước và gợi lên vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ. Tuy bất hạnh và bị lệ thuộc vào người đàn ông trong gia đình nhưng người phụ nữ vẫn giữ được phẩm chất đẹp là trong trắng, thủy chung, son sắt.
Từ bài thơ " Bánh trôi nước" đã cho ta biết thêm về vẻ đẹp ngoại hình cho tới sâu thẳm tính nết họ tròn đầy và toàn diện. Người phụ nữ Việt Nam xưa thật bất hạnh , nhờ có những áng văn thơ của Hồ Xuân Hương mà chúng t ahiểu và cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ
 
I

ishmin

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt.
 
N

ngocanh_nhi

Nêu cảm nghĩ về bài "bánh trôi nước".

nêu cảm nghĩ của em về bài thơ bánh trôi nước của hồ xuân hương
 
N

nhokhopham

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc, một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xưa người phụ nữ đã phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh…Với bản lĩnh, tài năng của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” để cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ luôn chịu nhiều cơ cực, gian truân.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ gợi trong em ấn tượng sâu sắc về số phận chìm nổi và phẩm chất của người phụ nữ thời xưa. Chỉ là chiếc bánh trôi nước mộc mạc, giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái “trọng nam khinh nữ” của thời bấy giờ. Bài thơ chất chứa biết bao nhiêu tình cảm, nó đã trở thành hình ảnh mới lạ, khiến ai đã đọc qua đều không thể nào quên. Cả bài thơ là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, bao hàm hai lớp nghĩa. Tả cách làm bánh trôi nước: bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn thành viên tròn, có nhân đường phên, cho vào nồi nước đun sôi để luộc chín, mới bỏ vào thì chìm dưới đáy còn khi chín thì nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bài thơ còn nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, gợi tả. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc, bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Nữ sĩ viết bài thơ với tất cả lòng yêu mến, tự hào về bản sắc, nền văn hóa của Việt Nam. Nét bút của Hồ Xuân Hương tuy miêu tả không nhiều nhưng đã tả đủ, đúng và chân thực về bánh trôi nước.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả làm cho câu thơ sinh động lên bằng cách sử dụng từ “Thân em” để người phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã, bình dị. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời, làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp. Khi dùng lối xưng hô đó, em đã liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc như

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Cảm nhận sâu sắc hơn thì hình ảnh chiếc bánh trôi sẽ mờ dần và hiện lên hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp cân đối, đầy đặn, xinh xắn về thể chất và trong sáng về tâm hồn. Tác giả dùng cặp quan hệ từ “vừa…vừa…” khiến giọng thơ như hàm chứa niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Câu này có giọng thơ chuyển đổi đột ngột như một lời than thở. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa, số phận long đong, vất vả, cảnh sống chịu nhiều khổ đau. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà khi đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ, chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: Một người phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc? Nối tiếp lời tâm sự đó là cụm từ “với nước non” giúp ta hình dung ra không gian mênh mông, không biết đi về đâu, khó tìm được nơi hạnh phúc. Người con gái trên đã trở thành biểu tượng cho tất cả phụ nữ dưới thời phong kiến. Em thấy xã hội phong kiến thật bất công đối với phụ nữ. Em thật thương cảm, xót xa cho thân phận, cuộc đời của họ.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Giọng thơ từ đây chuyển sang ngậm ngùi, cam chịu. Tác giả sử dụng một biện pháp tinh tế: đảo ngữ, nói lên cuộc đời người phụ nữ phải sống lệ thuộc, phụng dưỡng cho cha mẹ, chồng con đến hết cuộc đời. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống tự chủ cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đạo lí như thế. Bây giờ, trước mắt em là hình ảnh người phụ nữ cúi đầu trước số mệnh. Cặp từ trái nghĩa “rắn-nát” như diễn tả thân phận trôi dạt giữa dòng đời, được hạnh phúc hay buồn khổ tùy thuộc vào “người làm bánh”. Em cảm thấy thật xót xa và đồng cảm với họ vì bị mất đi quyền làm chủ chính bản thân mình khi mang thân phận phụ nữ

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Giọng thơ tự hào, quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. Giữa sóng gió cuộc đời mà vẫn giữ “tấm lòng son” để tượng trưng cho phẩm chất sắc son, thủy chung, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi người tuy bị cuộc sống đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ là lời khẳng định cái đẹp bên ngoài có thể phai nhưng vẻ đẹp tâm hồn luông còn mãi, nó còn biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương và cảm thương cho người phụ nữ thời phong kiến. Bài thơ thật quý giá và đáng trân trọng, điều này đã làm cho bài thơ có ý nghĩa và giá trị lâu bền đến ngày nay.

Ngày nay, người phụ nữ đã được đề cao và tôn vinh nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Đây là bài thơ hay mà sâu sắc, nó xứng đáng được lưu giữ mãi về sau
Nhớ đọc nhé!
 
S

songolinh147

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc, một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xưa người phụ nữ đã phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh…Với bản lĩnh, tài năng của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” để cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ luôn chịu nhiều cơ cực, gian truân.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bài thơ gợi trong em ấn tượng sâu sắc về số phận chìm nổi và phẩm chất của người phụ nữ thời xưa. Chỉ là chiếc bánh trôi nước mộc mạc, giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái “trọng nam khinh nữ” của thời bấy giờ. Bài thơ chất chứa biết bao nhiêu tình cảm, nó đã trở thành hình ảnh mới lạ, khiến ai đã đọc qua đều không thể nào quên. Cả bài thơ là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, bao hàm hai lớp nghĩa. Tả cách làm bánh trôi nước: bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn thành viên tròn, có nhân đường phên, cho vào nồi nước đun sôi để luộc chín, mới bỏ vào thì chìm dưới đáy còn khi chín thì nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bài thơ còn nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, gợi tả. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc, bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Nữ sĩ viết bài thơ với tất cả lòng yêu mến, tự hào về bản sắc, nền văn hóa của Việt Nam. Nét bút của Hồ Xuân Hương tuy miêu tả không nhiều nhưng đã tả đủ, đúng và chân thực về bánh trôi nước.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả làm cho câu thơ sinh động lên bằng cách sử dụng từ “Thân em” để người phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã, bình dị. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời, làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp. Khi dùng lối xưng hô đó, em đã liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc như
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Cảm nhận sâu sắc hơn thì hình ảnh chiếc bánh trôi sẽ mờ dần và hiện lên hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp cân đối, đầy đặn, xinh xắn về thể chất và trong sáng về tâm hồn. Tác giả dùng cặp quan hệ từ “vừa…vừa…” khiến giọng thơ như hàm chứa niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Câu này có giọng thơ chuyển đổi đột ngột như một lời than thở. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa, số phận long đong, vất vả, cảnh sống chịu nhiều khổ đau. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà khi đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ, chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: Một người phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc? Nối tiếp lời tâm sự đó là cụm từ “với nước non” giúp ta hình dung ra không gian mênh mông, không biết đi về đâu, khó tìm được nơi hạnh phúc. Người con gái trên đã trở thành biểu tượng cho tất cả phụ nữ dưới thời phong kiến. Em thấy xã hội phong kiến thật bất công đối với phụ nữ. Em thật thương cảm, xót xa cho thân phận, cuộc đời của họ.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Giọng thơ từ đây chuyển sang ngậm ngùi, cam chịu. Tác giả sử dụng một biện pháp tinh tế: đảo ngữ, nói lên cuộc đời người phụ nữ phải sống lệ thuộc, phụng dưỡng cho cha mẹ, chồng con đến hết cuộc đời. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống tự chủ cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đạo lí như thế. Bây giờ, trước mắt em là hình ảnh người phụ nữ cúi đầu trước số mệnh. Cặp từ trái nghĩa “rắn-nát” như diễn tả thân phận trôi dạt giữa dòng đời, được hạnh phúc hay buồn khổ tùy thuộc vào “người làm bánh”. Em cảm thấy thật xót xa và đồng cảm với họ vì bị mất đi quyền làm chủ chính bản thân mình khi mang thân phận phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Giọng thơ tự hào, quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. Giữa sóng gió cuộc đời mà vẫn giữ “tấm lòng son” để tượng trưng cho phẩm chất sắc son, thủy chung, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi người tuy bị cuộc sống đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ là lời khẳng định cái đẹp bên ngoài có thể phai nhưng vẻ đẹp tâm hồn luông còn mãi, nó còn biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương và cảm thương cho người phụ nữ thời phong kiến. Bài thơ thật quý giá và đáng trân trọng, điều này đã làm cho bài thơ có ý nghĩa và giá trị lâu bền đến ngày nay.
Ngày nay, người phụ nữ đã được đề cao và tôn vinh nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Đây là bài thơ hay mà sâu sắc, nó xứng đáng được lưu giữ mãi về sau
 
D

dothaonguyen2k@gmail.com

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.“Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son”Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.“Bảy nổi ba chìm với nước non”Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” . “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*
 
S

susanspring03@gmail.com

phát biểu cảm nghĩ về bài thơ"Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc sống, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Bánh trôi là một thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay thành bột nhuyễn, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn tròn, rồi thêm nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn rất dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…) Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.

Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muôn nói người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được gọi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận "bảy nổi ba chìm" trong xã hội "trọng nam khinh nữ" đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, độc lập, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung!

Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi từ xa xưa được làm bằng nhân đậu đỏ sẫm, như màu son mà nữ sĩ đã nhắc vào câu thơ cuối:Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Khi bánh chín lớp vỏ bằng bột nếp có màu trắng trong, ta có thể nhìn thấy rõ màu của nhân bánh. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muôn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có "ba chìm bảy nổi" đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định đến chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn.

Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công bức chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng của Xuân Hương đã được thể hiện sâu sắc qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà vẫn luôn luôn sống mãi trong lòng người đọc.

Là"ma mới" nên mọi người giúp mình nhé! :khi (15)::khi (15)::khi (15):
 
Q

qualyroyal

Bài này rất hay nhé
Nếu phân tích kĩ thì sẽ thấy được sự sắc sảo trong cách dùng từ và nối nói ẩn dụ của bà chua thơ nôm
Ví dụ nghệ thuật đảo ngược thành ngữ bảy nổi ba chìm có tác dụng tiếp nối cho số phận long đong chìm nổi của người phụ nữ
Nói chung là toát lên được hai ý sau
. vẻ đẹp tâm hồn và sự thủy chung son sắt của người phụ nữ, thân phận nghèo hèn thấp cổ bé họng, phụ thuộc vào luật lệ tam tòng hà khắc, quyền sống bị chà đạp
. tố cáo xã hội bất nhân, không công bằng , tàn ác . xã hội nam quyền độc đoán không chút tình người
 
Top Bottom