Câu hỏi này tôi nghĩ bạn hỏi: Làm thế nào để làm (viết) một bài văn biểu cảm ? (như đề cô, thầy ra: về loài cây em yêu)
Bạn không thể làm văn khi bạn chưa thấu hiểu hết ... ngôn từ! Bạn không thể làm (viết) văn khi bạn chưa có cảm xúc !
Bạn không thể có cảm xúc khi tâm hồn chưa (không) rung động trước cái đẹp! Cảm xúc của bạn chưa "trào lên" khi bạn chưa hoặc không có tình cảm (tình yêu) với chủ thể bạn muốn đề cập.
"Biểu cảm" là từ ghép của "biểu hiện tình cảm, cảm xúc".
Cảm xúc là những rung động trong lòng (tâm hồn) khi tiếp xúc sự việc gì. (Từ điển Tiếng Việt Phổ thông)
Vậy thì "văn biểu cảm" là văn nói lên tình cảm, cảm xúc_những rung động của tâm hồn của người viết đối với một sự kiện, một miền quê, một con đường, một loài cây hay một vườn hoa,... (theo chủ đề, đề tài). Văn biểu cảm có thể viết dưới dạng ký, truyện ngắn, tản văn,.v.v...(thể loại)
Đến đây thì bạn có thể làm ... văn biểu cảm được rồi chứ.
Theo nghĩa trên thì làm văn biểu cảm không khó làm, đúng không?
"Văn mình vợ người". Đây là câu nói cửa miệng của các nhà văn, theo nghĩa phổ biến nhất là: "văn hay" là (chỉ có) văn của mình (không ai bằng), còn "vợ hay" là vợ của người (hàng xóm chẳng hạn, vợ mình không bằng). Còn với mình (và bạn) văn hay hay dở, thì vẫn là văn của mình, do chính mình viết ra, không sao chép, đạo văn của ai cả. Vì thế, bạn hãy tự mình mình làm lấy bài văn của mình về loài cây bạn yêu (phượng, cam, ổi,...). Nếu bạn không tự (làm) viết lấy thì khi đó bạn đã "đọc văn biểu cảm" (của người khác) rồi.
nguồn net