[Văn 7] ca huế trên sông Hương

Y

yoona30051990

T

thaonguyenkmhd

DÀN BÀI​

1. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần làm sáng tỏ.
- Giới thiệu qua về ca Huế.

2. Thân bài:
a. giới thiêu chi tiết về các làn điệu dân ca Huế:
- Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam......
- hò ơ, hò ô, xay lúa,...
- giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm....

b. Nghe ca Huế trong khung cảnh:
- Trên dòng sông Hương
- về khuya
- Gió mơn man dìu dịu,

c. Các ca công:
-còn rất trẻ
- nam: áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp.
- Nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng.

d.
- Điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bị ai, vương vẫn như nam ai, nam bình, quả phụ, - - - nam xuân, tương tư khúc, hành vân.
- Điệu Bắc: pha cách điệu Nam ko vui, ko buồn như tứ đại cảnh.
- Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...
- lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
- Không gian: như lắng đọng, thời gian như ngừng lại.
=> thưởng thức ca Huế là 1 thú vui tao nhã.

3. Kết bài.
- Nêu lại luận điểm đã làm rõ ở trên.

BÀI LÀM​

Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
Tương tư với nguyệt cùng mây
Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?

Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.

Nhiều người đến Huế đã có chung một nhận xét rằng hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Ðua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế...đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi như thế đó! Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Ðại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Ðức (1848-1883).

Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dân hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Ðại Cảnh... Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường lồng vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như "mưa trên phố Huế", "huế thương", "đêm tàn bến Ngự", "ai ra xứ Huế, " Ðây thôn vĩ dạ" thú thực là bản thân người viết bài này đã từng được nghe nhiều ca sĩ tài danh hát những khúc ca về Huế, nhưng khi đã nghe ca sĩ Huế hát cũng những lời ca đó thì tôi có một cảm xúc thật là lạ thường không thể nào diễn tả được. Có lẽ "cái tình cố đô" chỉ có người cố đô mới thấu hiểu được hết chăng?

Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!

Vài bài Hò Huế nổi danh:

Hò mái nhì
Ưng Bình Thúc Giạ (soạn lời)

Biết đâu là cầu Ô Thước?
Mênh mông nguyện ước, dưới nước trên trời.
Đêm khuya ngớt tạnh mù khơi,
Khúc sông quạnh vắng có người sầu riêng.
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn,
Chèo qua Ngọc Trản, đến vạn Kim Long.
Sương sa gió thổi lạnh lùng,
Sóng xao trăng lặng gây lòng nhớ thương.
Tiếng hát ngư ông, giữa sông Bành Lệ,
Tiếng ngư đàn nhạn, giữa áng hoàng dương.
Một mình em đứng giữa sông Hương,
Tiếng ca du nữ đoạn trường ai nghe?
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngước,
Nước chảy ngược, con cá vượt lội ngang.
Thuyền em xuống bến Thuận An,
Thuyền anh lại chảy lên ngàn, anh ơi!
Bến chợ Đông Ba, tiếng gà gáy sáng.
Bên làng Thợ Lộc, tiếng trống sang canh.
Giữa sông Hương, dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiềc thuyền tình ngửa nghiêng.

Nguồn: Net
_______________________________

nếu được thì nhấn đúng giùm mình cái :D

không thì thanks cũng được!! ;);)
 
L

lovesoccer

Người Việt Nam ta từ xưa đã nổi tiếng với truyền thống yêu nước vô cùng quý báu và đáng tự hào, điều đó được thể hiện rõ qua văn bản mà em đã học “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Đất nước ta khi xưa luôn chịu nhiều đau khổ, mất mát từ những cuộc chiến vô nghĩa của lũ cướp nước, nhân dân tràn ngập trong khó khăn, nhưng chúng ta luôn đánh đuổi được bọn tàn ác đó nhờ vào tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc. Từ ngàn đời xưa, lịch sử ta đã có biết bao nhiêu cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta như Bà Trưng, Bà Triệu, hay những cuộc đấu tranh chống bọn thực dân Pháp, Mĩ,… Ôi, biết bao nhiêu anh hùng, chiến sĩ đã đổ xương máu xuống vì đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ giang sơn, gấm vóc… Và cho đến tận bây giờ, lòng yêu nước không bao giờ mất trong lòng mọi người dân Việt, nó giống như làn sóng không bao giờ dứt, ngọn nến không bao giờ tắt. Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tấm gương sáng của tổ tiên ta ngày trước, già trẻ lớn bé,…tất cả đều mang trong người dòng máu Lạc Việt, dòng máu kiên cường, bất khuất, yêu nước! Thời kì lịch sử đã qua gắn liền với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm, chúng ta càng thêm tự hào về điều ấy,tự hào về đất nước mai sau sẽ giàu đẹp và hạnh phúc biết bao. Tất cả cũng là nhờ tinh thần yêu nước sâu sắc và sẵn sàng hi sinh bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc! Dù trong mỗi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn có những biểu hiện khác nhau nhưng tinh thần yêu nước bao giờ cũng có giá trị thiêng liêng cả. Là một học sinh – là một công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, và phát huy tinh thần yêu nước cao cả này!
Đức tính giản dị của Bác Hồ:
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà ai cũng biết đến rất giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết, thể hiện qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” mà em đã được học. Bác là một người rất giản dị, sự giản dị của Bác có thể cảm hóa được biết bao nhiêu con người, thuyết phục những trái ngang của cuộc sống thành sự công bằng, giản dị từ bữa cơm đến nhà ở, … Bữa cơm của Bác chỉ vẻn vẹn có vài ba món , khi ăn không rơi vã cơm, thức ăn thừa thì được xếp tươm tất,nhà sàn vẻn vẹn vài ba phòng, tuy thế nhưng căn nhà luôn lộng gió và ảnh sáng, ngập tràn cảnh sắc thiên nhiên…. Ôi, có ai ngờ được rằng một vị chủ tịch nước đầy quyền thế như vậy mà lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, ăn bữa cơm đạm bạc đến thế… Nhưng chúng ta chớ có hiểu ràng Bác tiết kiệm quá đáng , bủn xỉn hay sống theo lối nhà tu hành, mà Bác sống giản dị vì Người sống sôi nổi, phong phú, hòa hợp giữa đời sống tinh thần với đời sống vật chất,… Không chỉ giản dị trong cách sống, mà Bác còn rát giản dị trong công việc, Bác luôn tự làm những việc có thể,từ việc lớn đến việc nhỏ, Bác luôn giản dị trong lời nói và bài viết để toàn dân dễ hiểu, dễ tiếp thu… Ta thấy đó, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại và lối sống giản dị là một tấm gương sáng, là một tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, để mỗi đứa con Việt noi theo. Bác Hồ không chỉ sống cho bản thân mà còn sống cho mọi người xung quanh., thật xứng đáng để là vị lãnh tụ mà ta kính trọng!Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em rất ngưỡng mộ Bác, em hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện nhân cách thật tốt để phát huy, noi theo đức tính giản dị của Bác Hồ.
Ý nghĩa văn chương:
Sau khi học xong văn bản “Ý nghĩa văn chương” với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, em đã hiểu được văn chương có ý nghĩa nhiều như thế nào. Cuộc sống là một chuỗi dài muôn màu, còn văn chương thì sáng tạo ra sự sống, như những phép màu tô điểm cho cuộc sống ấy. Văn chương còn gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có của mỗi con người. Văn chương mang đến sự yêu thương, hờn giận,…. tất cả những cảm xúc của con người qua một văn bản, hay truyền thông điệp từ người viết đến bạn đọc…Văn chương, đối với em, nó không đơn giản chỉ là những dòng chữ vô tri, vô giác, mà nó là cả một tâm hồn, là người bạn thân của em, luôn sánh bước cùng em mọi lúc. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu không có văn chương thì sẽ nhàm chán, vô vị, nghèo nàn đến nhường nào, chắc chúng ta đều biết nhỉ? Văn chương là một thế giới cho đi mà không cần sự đáp trả, dạy ta cách nói năng, các dùng từ, cách kết bạn,… trong cuộc sống. Nói tóm lại, văn chương là nguồn động lực lớn, là người bên cạnh chia sẽ, động viên con người… Người Việt Nam ta từ đời xưa đã nổi tiếng với ngôn ngữ, văn chương phong phú, sống động, đa dạng... Là một học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để bổ sung vào kho kiến thức, bổ sung cho ngôn từ văn chương của mình thật phong phú.
Sống chết mặc bay:
“Sống chết mặc bay” là một văn bản mà em thích nhất trong các văn bản đã học. Bằng lời văn cụ thể, sinh động và sự khéo léo trong việc sử dụng kết hợp hai phép tương phản, tăng cấp, văn bản đã lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ thú, hình ảnh của chế độ phong kiến, của cấp trên trong thời đại bây giờ. Một tên quan phủ xa hoa, uy nghi, chễm chệ,… gây nên rất nhiều sự bức xúc của bạn đọc vì thái độ hống hách, ngang xược của hắn – một kẻ không có tình người! Đê thì vỡ, dân thì đứng trước bờ vực của cảnh bị nước cuốn đi, thế mà tên quan phụ mẫu - mẹ của dân chớ hề quan tâm, mà lại thản nhiên đánh bài thế sao? Nhân dân chìm trong biển nước, “nghìn sầu muôn thảm”, bất lực trước sức trời… Tất cả cũng chỉ do thiên tai và kẻ cầm quyền gây nên mà thôi, thế nhưng kẻ cầm quyền đó lại đổ lỗi cho cấp dưới, dọa nạt sẽ bắt bỏ tù dân, thật là độc ác! THế nhưng có ai giải nỗi khốn cùng này cho nhân dân, vì thế nên văn bản này đã nói lên điều đó, bày tỏ niềm thương cảm với dân chúng và sự căm hận tên quan phủ, đó chính là lí do em thích văn bản này nhất! Từ bài văn này, em đã thấy được rằng cuộc sống bất công đến thế, tại sao dân thì lênh đênh trên biển nước, còn bọn nha lại thì lại bình thản, an nhàn đến như thế? Mong rằng rồi đây,trong cái xã hội văn minh hiện đại này sẽ không còn những tên cầm quyền vô trách nhiệm và vô cảm đến thế! LÀ một học sinh, em sẽ cố gắng học thật giỏi, để góp phần xây dựng đất nước văn minh, hiện đại, không còn những tên cấp trên ác độc như thế nữa!
Ca Huế trên sông Hương:
Cố đô Huế không chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiêng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình, được thể hiện qua văn bản mà em đã học “Ca Huế trên sông Hương”. Huế nổi tiếng với biết bao câu hò mang đậm bản sắc Huế, từ câu hò khi đánh cá trên biển đến cả những câu hò khi đi gặt lúa,… Mỗi câu hò Huế đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn, thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế, đặc biệt là tâm hồn của những cô gái nơi đây. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian của nông dân và ca nhạc cung đình của vương hầu, quý tộc, nhã nhạc, trang trọng uy nghi, đầy sức quyến rũ và có thần thái của nhạc thính phòng khiến biết bao nhiêu lữ khách say đắm dòng nhạc này! Em thích nhất là khi mỗi đêm, khi màn sương dày lên thì buổi hòa nhạc lại bắt đầu, vang lên trong thành phố êm đềm này một chút sự ấm áp giữa sự lạnh lẽo của ban đêm, thật lãng mạn làm sao! Dù chưa được thưởng thức, nhưng em tin rằng, khi nghe ca Huế, không gian sẽ như lắng đọng lại, thời gian như ngừng lại, khiến cho ta biết bao nhiêu cảm xúc nhỉ! Ca Huế, một bản sắc đậm đà, phong phú của vùng cố đô, của mỗi người con gốc Huế. LÀ một người con Huế, dù đi xa đến đâu, chắc hẳn cũng không thể nào quên những làn điệu hò quen thuộc này nhỉ? Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. Là một học sinh, em hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để sau này có thể góp phần xây dựng đất nước, góp phần bảo vệ vẻ đẹp của vùng đất sông Hương….
 
C

conan_manh11

Ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến trang phục. chính vì vậy nghe ca Huế là một hình thức thú vui tao nhã.
 
Top Bottom