Văn [Văn 7] Ca dao - Tục ngữ

3

321zaq

Ngữ văn

Uống nước, nhớ nguồn.

Con người có tổ, có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

Con chim có tổ, con người có tông.

Con chim tìm tổ, con người tìm tông.

Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn gạo, nhớ kẻ đâm xay giần sàng.

Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai, nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Ăn cây nào, vào cây ấy.
Ăn cây nào, rào cây ấy.

Ăn của Bụt, thắp hương thờ Bụt.

Ăn oản, thời phải thờ Phật.
Ăn oản, phải giữ lấy chùa.

Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật.

Ta về, ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

Cáo chết ba năm, còn quay đầu về núi.

1.2- Đạo làm con

Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu.

Nâng niu bú mớm đêm ngày,
Công cha, nghĩa mẹ, coi tày bể non.

Có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ.

Lên non, mới biết non cao,
Nuôi con, mới biết công lao mẫu từ.
Con mẹ thương mẹ lắm thay,
Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau.

Liệu mà thờ mẹ kính cha,
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.

Có cha, có mẹ, thì hơn,
Không cha, không mẹ, như đờn đứt giây.

Trách ai được cá quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm mớm, lưỡi lừa cá xương.

Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.

Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng, mà nuôi mẹ già.

Mẹ cha như chuối chín cây,
Sao đấy chẳng liệu, cho đây liệu cùng.

Cha mẹ ở tấm lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng, mới đành dạ con.

Mẹ cha như nước như mây,
Làm con phải ở cho tày lòng son.
Con có làm ra của vạn tiền trăm,
Con ơi, hãy nhớ lúc con nằm trong nôi.

Trâu dê chết để tế ruồi,
Sao bằng lúc sống, ngọt bùi là hơn.

Lúc sống, thời chẳng cho ăn,
Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi.

Sống thì chẳng cho ăn nào,
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy.

Dạy con, con nhớ lấy lời,
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.

Con giữ cha, gà giữ ổ.

Dâu hiền hơn gái, rể hiền hơn trai.

Trai mà chi, gái mà chi,
Cốt sao có nghĩa, có nghì là hơn.

Con ở đâu, cha mẹ đấy,
Cháu con ở đâu, tổ tiên ở đấy.

Trẻ đeo hoa, già đeo tật.

Già sinh tật, đất sinh cỏ.

Lụ khụ, như ông cụ bảy mươi.
Bảy mươi chưa đui, chưa què, chớ khoe là giỏi.

Một già, một trẻ như nhau.

Kính lão, đắc thọ.

Thương già, già để tuổi cho.

Cá không ăn muối, cá ươn,
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.

Cha mẹ là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.

Nói con, con chẳng nghe lời,
Con nghe ông huyểnh, ông hoảng, hết đời nhà con.

Cha mẹ đánh cửa trước, vào cửa sau. (1)

Một mẹ, nuôi được mười con,
Mười con, không nuôi được một mẹ.

Con bà, có thương bà đâu,
Để cho chàng rể, nàng dâu thương cùng.

Cha mẹ nuôi con, bằng trời bằng bể,
Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.

Mẹ nuôi con, biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ, kể tháng kể ngày.

Mẹ già hết gạo treo niêu,
Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai.

Mẹ lá rau, lá má,
Con đầy rá, đầy mâm.

Mẹ sớm chiều, ngược xuôi tất tưởi,
Con đẫy ngày, đám dưới đám trên.

Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng.

Bình phong khảm ốc xà cừ,
Vợ hư thời bỏ, chớ từ mẹ cha.

Bất hiếu chi tử? (2)

Bên cha cũng kính , bên mẹ cũng vái.

Mẹ chồng nàng dâu,
Chủ nhà, người ở, khen nhau bao giờ.

Thật thà, cũng thể lái trâu,
Yêu nhau, cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

Mẹ chồng dữ, mẹ chồng chết,
Nàng dâu có nết, nàng dâu chừa.

Chồng dữ, thời em mới rầu,
Mẹ chồng mà dữ, giết trâu ăn mừng.

Chưa làm dâu, đã hay đâu làm mẹ chồng.

Tứ thân phụ mẫu.

Thông gia, là bà con.

Thông gia, hai nhà như một.

Sống vì mồ vì mả,
Không ai vì cả bát cơm.

Mồ mả làm cho người ta khá.

Giữ như giữ mả tổ.

Sống Tết, chết Giỗ.

Trưởng bại, hại ông vải.

Trưởng nam bại, ông vải vong.
Con cháu mà dại, thời hại cha ông.

Con hơn cha, là nhà có phúc.

Con khôn, nở mặt mẹ cha.

Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.

Làm anh, làm ả, phải ngả mặt lên.

Một người làm nên, cả họ được cậy,
Một người làm bậy, cả họ mất nhờ.

Một người làm xấu, cả bậu mang dơ.

Một người làm quan,
Thời sang cả họ.

Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó.

Tột cùng Thiện, không gì hơn hiếu,
Tột cùng Ác, không gì hơn bất hiếu.

Kính cha, tấm lụa tấm là,
Trọng cha, đồng quà tấm bánh.
Sáng thăm, tối viếng. Cơm nặng áo dày.
Sáng cơm, trưa cháo, chiều trà,
Chăm cha, chăm mẹ, tuổi già xa xăm. (3)

Trẻ cậy cha, già cậy con,
Trẻ thì dưỡng cây, già thì cây dưỡng.

Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha,
Lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con.

Xin người hiếu tử gắng khuyên,
Kịp thời nuôi nấng, cho tuyền đạo con,
Kẻo khi sông cạn đá mòn,
Thơ ca ngâm đọc, có còn thấy chi.

Công cha như núi Thái Sơn, (4)
Nghĩa mẹ như nước, trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu, mới là Đạo con.

Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ, những ngày ước ao.

Thờ cha kính mẹ hết lòng,
Ấy là chữ Hiếu, dạy trong luân thường
Thảo thơm, sau trước nhịn nhường,
Nhường anh nhường chị, lẫn nhường người trên.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ, lấy nền con em.

Ba năm bú mớm con thơ,
Kể công cha mẹ, biết cơ ngần nào.
Dạy rằng chín chữ cù lao, (5)
Bể sâu không ví, trời cao không bì.

Chú thích:
(1) Ý nói không bao giờ được phép giận hờn cha mẹ, giận hờn cha mẹ là thất hiếu.
(2) Kẻ bất hiếu coi như đã chết
(3) Năm câu này nêu lên được lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ khi cha mẹ còn sống
(4) Một trái núi rất cao to và đẹp bên Trung Hoa
(5) Chín chữ cù lao: nói công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi dạy con cái.
Mượn điển cố trong Kinh Thi: Ai ai phụ mẫu ngã cù lao... Phụ hề sinh ngã. Mẫu hề cúc ngã, phủ ngã, súc ngã, trưởng ngã, dục ngã, cố ngã, phúc ngã, xuất nhập phục ngã. Dục báo chi đức, hạo nhiên võng cực. Nghĩa là:
Xót thương cha mẹ ta, sinh ra ta khó nhọc... Cha ta sinh ra ta, mẹ ta nâng đỡ ta từ trong bụng; cha mẹ đã vỗ về nuôi nấng cho ta bú mớm, bồi bổ cho ta khôn lớn, dạy cho ta lời khôn lẽ phải lo lắng theo dõi khi ta đi đâu, dựa theo tính ta mà khuyên răn ta, che chở, giữ gìn cho ta. Muốn báo đền ơn đức cha mẹ, công đức đó như trời rộng không có giới hạn. Người sau nói gọn lại là Chín chữ cù lao (Cửu tự cù lao)
 
3

321zaq

Con yêu nhỏ bé ngây thơ,
Tập đi, tập nói trầm trồ dễ nghe.

Ngầm ngập như mẹ gặp con,
Lon xon như con gặp mẹ.

Cá chuối, đắm đuối vì con.

Năm con năm nhớ, mười con mười thương.

Yêu con, ngon của.
Thương con, ngon rau.

Đói lòng con, héo hon cha mẹ.

Chim trời, ai dễ đếm lông,
Nuôi con, ai dễ kể công tháng ngày.

Con lúc nhỏ bú mẹ, lớn bú cha.

Con biết nói, mẹ hói đầu.

Con đẹn con sài, chớ hoài bỏ đi.

Hổ chẳng nỡ ăn thịt con.

Có con tội sống, không con tội chết.

Con dại, cái mang.

Lựa được con dâu, sâu con mắt.

Cha muốn cho con hay,
Thầy mong cho trò khá.

Mẹ nào con ấy,
Cha nào con ấy.

Con nhờ đức mẹ. Phúc đức tại mẫu.

Mẹ hiền, dân tốt.

Sẩy cha, ăn cơm với cá,
Sẩy mẹ, liếm lá ngoài chợ.

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính,
Sinh con, há dễ sinh lòng.

Một mẹ già, bằng ba đụn thóc.

Có mẹ già, bằng ba rào giậu.

Có con, chết cũng ra ma,
Không con, chết cũng khiêng ra ngoài đồng.

Con nuôi cha, không bằng bà nuôi ông.

Lệnh ông, không bằng cồng bà.

Nuôi con cho đến vuông tròn,
Mẹ thầy vất vả, xương mòn gối long,
Con ơi, gắng trọn hiếu trung,
Thảo ngay một dạ, kẻo luống công mẹ thầy.


1.4- Cách ăn ở trong anh em họ hàng gia tộc

Chú cũng như cha.

Dì cũng như mẹ.

Cô cũng như cha.

Sẩy cha còn chú,
Sẩy mẹ bú dì.

Dì ruột, thương cháu như con,
Rủi mà không mẹ, cháu còn cậy trông.

Nó lú, có chú nó khôn.

Không cha, có chú, ai ơi,
Thay mặt đổi lời, chú cũng như cha.

Bé, nhưng con nhà bác,
Lớn xác, nhưng con nhà chú.

Con chú, con bác, có khác gì nhau.

Dây mơ, rễ má, con bá, con dì.

Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng.

Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.

Chị em, trên kính dưới nhường,
Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

Em khôn, cũng là em chị,
Chị dại, cũng là chị em.

Em thuận, anh hòa, là nhà có phúc.
Trên thuận dưới hòa, là nhà có phúc.

Anh ngủ em thức,
Em chực anh nằm.

Anh em, như tre cùng khóm.
Chị em gái, như trái cau non.

Con đàn, như tre, ấm bụi.

Anh em, như thể chân tay.

Anh nhường, em kính.

Quyền huynh thế phụ.

Anh em, hạt máu sẻ đôi.

Anh em, ăn ở thuận hòa,
Chớ điều chênh lệch, người ta chê cười.

Con một mẹ, như hoa một chùm,
Yêu nhau, nên phải bọc đùm cùng nhau.

Yêu con chị, vị con em.

Con chị cõng con em.

Con chị đi, con dì nhớn.

Yêu hoa, nên phải vin cành.
Yêu cây, nên dấu đến hoa.

Yêu nhau, cái chấy cắn đôi.

Anh em trong nhà, đóng cửa bảo nhau.

Yêu nhau, rào giậu cho kín.

Yêu nhau, chín bỏ làm mười.

Yêu nhau, mọi việc chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch, cũng kê cho bằng.

Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau.

Cắt dây bàu, dây bí,
Chẳng ai cắt dây chị, dây em.

Chém nhau đường sống,
Không ai chém nhau đường lưỡi.

Tay chém tay, sao nỡ,
Ruột cắt ruột, sao đành.

Đắng cay, vẫn thể ruột rà,
Dù xa xa lắm, vẫn là anh em.

Vị tình vị nghĩa,
Không ai vị đĩa xôi đầy.
Bà con, vì tổ vì tiên,
Không phải vì tiền, vì gạo.

Bắt người bỏ giỗ,
Không ai bắt người cỗ bé.

Môi hở, răng lạnh.

Mỗi người mỗi điều,
Dỡ lều mà đi.

Da gà, bọc lấy xương gà.

Một người nhà, bằng ba người mượn.

Anh em, như chân với tay,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Vì sông, nên phải lụy thuyền,
Những như đường liền, ai phải lụy ai.

Chị em khi túng, chúng bạn khi cùng.

Lá lành, đùm lá rách.

Lá rách ít, đùm lá rách nhiều.

Cành dưới, đỡ cành trên.

Chị ngã, em nâng.
Lọt sàng, xuống nia.

Anh em sảy vai, xuông cánh tay.

Vị cây, dây leo.

Vị thần, mới nể cây đa.

Rút dây, động rừng.

Máu chảy, ruột mềm.

Tay đứt, ruột xót.

Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.

Chết cả đống, hơn sống một người.

Máu ai, thấm thịt người ấy.

Máu chảy đến đâu, ruồi bâu đến đấy.

Từ gót chí đầu, đau đâu khốn đấy.

Muối đổ lòng ai, nấy xót
 
3

321zaq

Ngữ văn

Con yêu nhỏ bé ngây thơ,
Tập đi, tập nói trầm trồ dễ nghe.

Ngầm ngập như mẹ gặp con,
Lon xon như con gặp mẹ.

Cá chuối, đắm đuối vì con.

Năm con năm nhớ, mười con mười thương.

Yêu con, ngon của.
Thương con, ngon rau.

Đói lòng con, héo hon cha mẹ.

Chim trời, ai dễ đếm lông,
Nuôi con, ai dễ kể công tháng ngày.

Con lúc nhỏ bú mẹ, lớn bú cha.

Con biết nói, mẹ hói đầu.

Con đẹn con sài, chớ hoài bỏ đi.

Hổ chẳng nỡ ăn thịt con.

Có con tội sống, không con tội chết.

Con dại, cái mang.

Lựa được con dâu, sâu con mắt.

Cha muốn cho con hay,
Thầy mong cho trò khá.

Mẹ nào con ấy,
Cha nào con ấy.

Con nhờ đức mẹ. Phúc đức tại mẫu.

Mẹ hiền, dân tốt.

Sẩy cha, ăn cơm với cá,
Sẩy mẹ, liếm lá ngoài chợ.

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính,
Sinh con, há dễ sinh lòng.

Một mẹ già, bằng ba đụn thóc.

Có mẹ già, bằng ba rào giậu.

Có con, chết cũng ra ma,
Không con, chết cũng khiêng ra ngoài đồng.

Con nuôi cha, không bằng bà nuôi ông.

Lệnh ông, không bằng cồng bà.

Nuôi con cho đến vuông tròn,
Mẹ thầy vất vả, xương mòn gối long,
Con ơi, gắng trọn hiếu trung,
Thảo ngay một dạ, kẻo luống công mẹ thầy.


Chú cũng như cha.

Dì cũng như mẹ.

Cô cũng như cha.

Sẩy cha còn chú,
Sẩy mẹ bú dì.

Dì ruột, thương cháu như con,
Rủi mà không mẹ, cháu còn cậy trông.

Nó lú, có chú nó khôn.

Không cha, có chú, ai ơi,
Thay mặt đổi lời, chú cũng như cha.

Bé, nhưng con nhà bác,
Lớn xác, nhưng con nhà chú.

Con chú, con bác, có khác gì nhau.

Dây mơ, rễ má, con bá, con dì.

Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng.

Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.

Chị em, trên kính dưới nhường,
Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

Em khôn, cũng là em chị,
Chị dại, cũng là chị em.

Em thuận, anh hòa, là nhà có phúc.
Trên thuận dưới hòa, là nhà có phúc.

Anh ngủ em thức,
Em chực anh nằm.

Anh em, như tre cùng khóm.
Chị em gái, như trái cau non.

Con đàn, như tre, ấm bụi.

Anh em, như thể chân tay.

Anh nhường, em kính.

Quyền huynh thế phụ.

Anh em, hạt máu sẻ đôi.

Anh em, ăn ở thuận hòa,
Chớ điều chênh lệch, người ta chê cười.

Con một mẹ, như hoa một chùm,
Yêu nhau, nên phải bọc đùm cùng nhau.

Yêu con chị, vị con em.

Con chị cõng con em.

Con chị đi, con dì nhớn.

Yêu hoa, nên phải vin cành.
Yêu cây, nên dấu đến hoa.

Yêu nhau, cái chấy cắn đôi.

Anh em trong nhà, đóng cửa bảo nhau.

Yêu nhau, rào giậu cho kín.

Yêu nhau, chín bỏ làm mười.

Yêu nhau, mọi việc chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch, cũng kê cho bằng.

Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau.

Cắt dây bàu, dây bí,
Chẳng ai cắt dây chị, dây em.

Chém nhau đường sống,
Không ai chém nhau đường lưỡi.

Tay chém tay, sao nỡ,
Ruột cắt ruột, sao đành.

Đắng cay, vẫn thể ruột rà,
Dù xa xa lắm, vẫn là anh em.

Vị tình vị nghĩa,
Không ai vị đĩa xôi đầy.
Bà con, vì tổ vì tiên,
Không phải vì tiền, vì gạo.

Bắt người bỏ giỗ,
Không ai bắt người cỗ bé.

Môi hở, răng lạnh.

Mỗi người mỗi điều,
Dỡ lều mà đi.

Da gà, bọc lấy xương gà.

Một người nhà, bằng ba người mượn.

Anh em, như chân với tay,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Vì sông, nên phải lụy thuyền,
Những như đường liền, ai phải lụy ai.

Chị em khi túng, chúng bạn khi cùng.

Lá lành, đùm lá rách.

Lá rách ít, đùm lá rách nhiều.

Cành dưới, đỡ cành trên.

Chị ngã, em nâng.
Lọt sàng, xuống nia.

Anh em sảy vai, xuông cánh tay.

Vị cây, dây leo.

Vị thần, mới nể cây đa.

Rút dây, động rừng.

Máu chảy, ruột mềm.

Tay đứt, ruột xót.

Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.

Chết cả đống, hơn sống một người.

Máu ai, thấm thịt người ấy.

Máu chảy đến đâu, ruồi bâu đến đấy.

Từ gót chí đầu, đau đâu khốn đấy.

Muối đổ lòng ai, nấy xót
 
3

321zaq

Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.

Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.

Người là vàng, của là ngãi.

Người là hoa đất.

Người sống, đống vàng.

Thân trọng thiên kim. (1)

Một mặt người, bằng mười mặt của.

Người làm ra của,
Của không làm ra người.

Thức lâu, mới biết đêm dài,
Ở lâu, mới biết là người có nhân.

Thương người, như thể thương thân.

Ở có nhân, mười phần chẳng khốn.

Đức nhân thắng số.

Có đức, mặc sức mà ăn.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước, phải thương nhau cùng.
Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

Chùa rách, có Phật vàng.

Đất sỏi, có chạch vàng.

Tìm nơi, có đức gửi thân,
Tìm nơi, có nhân gửi của.

Bến hiền, thuyền đậu.
Bến dữ, thuyền lui.

Còn người thì còn của.

Người làm ra của,
Của không làm ra người.

Lấy của che thân,
Không ai lấy thân che của.

Rậm người, hơn rậm của.

Bền người, hơn bền của.
Ăn bát cơm dẻo,
Nhớ nẻo đường đi.

Một miếng khi đói,
Bằng gói khi no.

Bát cơm phiếu mẫu, (2)
Trả ơn ngàn vàng.

Một đêm nằm, bằng năm ở.

Đường mòn, ân nghĩa không mòn.

Cứu được một người,
Phúc đẳng hà sa.

Cứu nhất nhân, đắc vạn phúc.

Giết một con cò, cứu trăm con tép.

Tháng hè, đóng bè làm phúc.

Dẫu xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phúc, cứu cho một người.

Ở hiền, thì lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phần cho.

Ở hiền, thì lại gặp lành,
Ở ác, gặp dữ, tan tành ra tro.

Ở hiền, thì lại gặp lành,
Hễ ai ở ác, tội dành vào thân.

Ao sâu, tốt cá,
Hiểm dạ, hại mình.

Ao sâu, tốt cá,
Độc dạ, khốn thân.

Ác giả, ác báo.
Hại nhân, nhân hại.

Ác giả, ác báo,
Thiện giả, thiện lai.

Tích thiện, phùng thiện,
Tích ác, phùng ác.

Ở hậu, gặp hậu,
Ở ác, gặp ác.

Cấy gió, chịu bão.
Sát nhân, giả tử,
Thiện đạo chí công.

Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

Đời cha trồng cây, đời con ăn quả.

Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.

Tu nhân tích đức.

Ăn ở thiện, có thiện thần biết,
Ăn ở ác, có ác thần hay.

Làm phúc, cũng như làm giàu.

Có phúc, có phần.

Làm phúc, không cần được phúc.

Của ít, lòng nhiều.

Rủ nhau làm phúc, chớ giục nhau đi kiện.

Bần thanh, hơn phú trọc.

Điều lành, thì nhớ,
Điều dở, thì quên.

Điều lành, mang lại,
Điều dại, mang đi.
Một sự nhịn, chín sự lành.

Cây xanh, thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành, để đức cho con.

Khuyên ai ăn ở cho lành,
Kiếp này chưa gặp, để dành kiếp sau.

Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Áo rách tan tành, trời vá lại cho.

Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phúc cho.

Ơn ai một chút, chớ quên,
Oán ai một chút, cất bên dạ này.

Sướng gì hơn sướng làm lành,
Như bao nhiêu của, để dành bấy nhiêu.

Người trồng cây hạnh, người chơi,
Ta trồng cây đức, để đời về sau.

Thật thà, là cha quỷ quái,
Thật thà, ma vật không chết.

Ai bảo Trời không có mắt.

Người sống, của còn,
Người chết, của hết.
Co co quắp quắp,
Chết chẳng đem được nào.

Chín đụn mười trâu,
Chết cũng hai tay cắp ***.

Của giàu tám vạn ngàn tư
Chết hai tay buông xuôi.

Sống gửi, thác về. (3)

Hễ muốn ra con người tử tế,
Phải dễ dàng, chớ để ai hờn,
Làm ơn, ắt hẳn nên ơn,
Trời nào phụ kẻ có nhân bao giờ.

Bớt ăn, bớt mặc ở mình,
Để mà lấy phúc hiển vinh lâu dài.
Áo cơm có hạn thời thôi,
Của đời rồi lại trả đời về không.
Sao bằng tích phúc lấy công,
Nhân duyên thoát khỏi cái vòng trần ai.

Ở cho có nghĩa có nhân,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha ân đức, đời con sang giàu.

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng,
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn, mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Đời người hữu tử, hữu sinh,
Sống cho xứng đáng, thác dành tiếng thơm.
Làm sao như quế trên non,
Trăm năm khô mục, vẫn còn thơm tho.

Thương người, như thể thương thân,
Thấy người hoạn nạn, thì thương,
Thấy người tàn tật, lại càng trông nom,
Thấy người già yếu, mỏi mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa.
Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non xoay vần.
Ở cho có đức, có nhân,
Mới mong đời tự, được ăn lộc trời.
Thương người, tất cả ngược xuôi,
Thương người, lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người, ôm dắt trẻ thơ,
Thương người, tuổi tác, già nua bần hàn.
Thương người, cô quả, cô đơn,
Thương người, đói rách, lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách, thì thương,
Rách thời cho mặc, đói thời cho ăn.
Thương người, như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà,
Đồng tiền, bát gạo, mang ra,
Rằng đây cần kiệm, gọi là làm duyên.
May ta ở chốn bình yên,
Còn người tàn phá, chẳng nên cầm lòng.
Tiếng rằng ngày đói tháng đông,
Thương người, bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng.
Gia huấn ca - Nguyễn Trãi (4)

Chú thích
(1) Người quý ngàn vàng.
(2) Sự tích: Hàn Tín thuở hàn vi, câu cá không đủ ăn nên phải đói, một bà già giặt lụa (phiếu mẫu) tặng Hàn Tín một bát cơm - Về sau Hàn Tín làm nên đại tướng và Sở vương, Hàn Tín tìm về biếu bà 1000 lạng vàng. Truyện “Nhất phạn thiên kim”, bát cơm ngàn vàng là như vậy.
(3) Quan niệm về sống chết theo tư tưởng của Đạo Phật, không giống với quan niệm của chúng ta ngày nay, dù sao cũng có tác dụng khuyên răn người ta lúc sống không nên tham (vì sống gửi).
(4) Gia huấn ca của Nguyễn Trãi có từ thế kỷ thứ 15, đã được phổ biến như ca dao.

 
Top Bottom