[Văn 7] Bài viết số 2

P

phuongthuy816

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
đây là bài văn tả cây tre
nhớ thanks nha
 
Last edited by a moderator:
P

phuongthuy816

nhớ thanks 2 bài lun

Bài này nữa
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng...

Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ.




Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi.
Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần….
Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…
Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
tả cây bàng cổ thụ
 
B

banhsu_iuanh

chị ui giúp em làm bài văn biểu cảm hoa hồng đi

:D chị ui giúp em làm baì văn biểu cảm hoa hồng yk thứ 2 em thuyết trình ùi!!!!!!!!!!11 :khi (79):
 
P

phuongthuy816

Đây em ne`:Hoa hồng được coi là loài hoa đẹp nhất trong các loại hoa bởi nó tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt.
Hoa hồng như cái tên của nó -rất đẹp ,nhưng cũng rất "nhọn".Từ gốc đến ngọn được bao trùm bởi gai nhọn.
Lá hoa hồng tròn trịa được viền răng cưa xung quanh .
Nụ hồng chúm chím thường được như đôi môi đỏ hồng của các cô thiếu nữ.
Dĩ nhiên ,HOA HỒNG còn đẹp bởi mùi hương quyến rũ,mê hoặc. Hương hoa hồng vô cùng dễ chịu,nồng nàn ,lan tỏa...
Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ.Truyền thuyết về hoa hồng gắn liền với truyền thuyết về tình yêu của thần thánh.
Hoa hồng không chỉ là nữ hoàng các loài hoa bởi vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ, mà còn là một dược phẩm quý của thiên nhiên với những công dụng làm đẹp.
"Hoa hồng có gai"vinh dự được gán cho những người đẹp .
Trong khi mỗi loài hoa đều có một câu chuyện tuyệt vời để kể, hoa hồng lại riêng biệt với vô vàn truyền thuyết và ý nghĩa. Nhiều đến độ chúng ta không thể không dành cho hoa hồng một cách đối xử ưu ái và một không gian riêng biệt với những biểu tượng phong phú của mình.

Được sử dụng từ hàng trăm năm nay để truyền tải thông điệp tình yêu phi ngôn ngữ, hoa hồng là một biểu tượng của niềm tin. Cụm từ tiếng Latinh sub rosa – dưới hoa hồng, ám chỉ một điều đang được giữ trong bí mật.

Chưa kể tới màu sắc, vẻ đẹp độc nhất vô nhị của hoa hồng và hương thơm tinh tế của nó khơi gợi niềm vui cho người nhận và sự ganh tỵ từ những người khác. Nếu bạn đang tìm một cách để thêm chút truyền cảm từ nỗi đam mê thầm lặng của mình, chúng ta hãy cùng xem hàng loạt những ý nghĩa được kết hợp với màu sắc của hoa hồng.
nhớ thanks chj nha
 
A

angels_without_wings_13

help me! các anh chị làm ơn giúp em với em đang cần bài văn biểu cảm tả loài cây em yêu (cây gì cũng được trừ cây sấu) mai em nộp rồi làm ơn giúp em.please!:(:)((
 
P

phuongthuy816

Thủ đô Hà nội ngoài cây hoa sữa cho hương thơm nồng nàn ,còn có những hàng sấu già nua chứa đầy kỷ niệm của thời thơ ấu...
Cây sấu cũng"vô thập toàn giống con người" với những nhược điểm như khó ươm trồng, rất chậm lớn, dễ bị tơ hồng - một loại dịch bệnh - leo bám, rụng nhiều cành khô... Nhưng không thiếu nơi trên mảnh đất hình chữ S này trồng sấu. Sấu Hải Dương. Sấu Hà Tây. Sấu Hà Nam. Sấu Nam Định... Ninh Bình có cây sấu mấy trăm tuổi. Thế kỷ XIX, người Pháp bằng con mắt thực dân tinh đời vạch ra cả loạt thế mạnh của cây sấu: Thân thẳng, tán tròn dầy, xanh tốt quanh năm vì lá non mọc ngay khi lá già rụng, chứ không thân cong, tán mỏng chóng tàn như phượng vĩ. Rễ dài bám sâu, chứ không rễ ngắn bám ngang nên thân dễ đổ vào mùa bão tháng 7, tháng 8 như xà cừ. Không bị sâu hại đến tàn úa như bàng. Bởi vậy chỉ cây sấu mới chiều nổi thời tiết Hà Nội có đủ nóng, lạnh, giông bão khắc nghiệt ,cây sấu bám trụ được mảnh đất bồi chẳng mấy rắn chắc này. Lại nữa, chỉ những dãy phố Hà Nội cổ kính, trầm tịch và duyên thầm cây sấu mới thật sự là tôn vinh nhau. Và người Pháp biến Hà Nội thành nơi trồng nhiều sấu nhất nước. Thời xa xưa nghe Ông bà kể lại sấu ngập tràn những con đường nay mang tên Phan Đình Phùng, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng... Nhiều bức tranh về Hà Nội xưa của những hoạ sỹ Pháp còn được lưu giữ in hình bóng cây sấu. Bao năm qua những cây sấu vẫn bền bỉ cùng uống nguồn nước mặn mòi phù sa, cùng thăng trầm với người Hà Nội...
Với tuổi thơ gắn liền với những trái sấu chín lăn lăn bên hè cùng những hàng me ,cây sấu vô cùng gần gũi ,thiêng liêng với văn hóa người Hà nội...
Tham khảo thui.bài thứ 2 nek`
 
P

phuongthuy816

Thủ đô Hà nội ngoài cây hoa sữa cho hương thơm nồng nàn ,còn có những hàng sấu già nua chứa đầy kỷ niệm của thời thơ ấu...
Cây sấu cũng"vô thập toàn giống con người" với những nhược điểm như khó ươm trồng, rất chậm lớn, dễ bị tơ hồng - một loại dịch bệnh - leo bám, rụng nhiều cành khô... Nhưng không thiếu nơi trên mảnh đất hình chữ S này trồng sấu. Sấu Hải Dương. Sấu Hà Tây. Sấu Hà Nam. Sấu Nam Định... Ninh Bình có cây sấu mấy trăm tuổi. Thế kỷ XIX, người Pháp bằng con mắt thực dân tinh đời vạch ra cả loạt thế mạnh của cây sấu: Thân thẳng, tán tròn dầy, xanh tốt quanh năm vì lá non mọc ngay khi lá già rụng, chứ không thân cong, tán mỏng chóng tàn như phượng vĩ. Rễ dài bám sâu, chứ không rễ ngắn bám ngang nên thân dễ đổ vào mùa bão tháng 7, tháng 8 như xà cừ. Không bị sâu hại đến tàn úa như bàng. Bởi vậy chỉ cây sấu mới chiều nổi thời tiết Hà Nội có đủ nóng, lạnh, giông bão khắc nghiệt ,cây sấu bám trụ được mảnh đất bồi chẳng mấy rắn chắc này. Lại nữa, chỉ những dãy phố Hà Nội cổ kính, trầm tịch và duyên thầm cây sấu mới thật sự là tôn vinh nhau. Và người Pháp biến Hà Nội thành nơi trồng nhiều sấu nhất nước. Thời xa xưa nghe Ông bà kể lại sấu ngập tràn những con đường nay mang tên Phan Đình Phùng, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng... Nhiều bức tranh về Hà Nội xưa của những hoạ sỹ Pháp còn được lưu giữ in hình bóng cây sấu. Bao năm qua những cây sấu vẫn bền bỉ cùng uống nguồn nước mặn mòi phù sa, cùng thăng trầm với người Hà Nội...
Với tuổi thơ gắn liền với những trái sấu chín lăn lăn bên hè cùng những hàng me ,cây sấu vô cùng gần gũi ,thiêng liêng với văn hóa người Hà nội...
Tham khảo thui.bài thứ 2 nek`
Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mờy chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.
Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa... Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!
Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.
 
A

anhhoa_99

Mọi người giúp tui viết một bài dạng "Thuyết trình tác phẩm Bạn đến chơi nhà" Của Nguyễn Khuyến với. Đang cần gấp nek. Giúp mình với nha!!!!!!!!!
 
T

thienduonghanhphuc_1999

Bài 1 : Caây phöôïng em yeâu

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời cagợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý.
Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.
Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế.
Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.
Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy Bài 40
Tôi sinh ra ở nông thôn. Vì thế mảnh vườn nhà đã trở thành 1 nơi quen thuộc. Ở nơi đấy, tôi đã lớn lên bằng những trái ngọt đầu tiên. Và cũng ở nơi ấy, tâm hồn tôi trở nên sinh động bởi hương hoa và bởi tiếng chim ca hát suốt ngày.
Ngay trước sân nhà tôi là 1 khoảng vườn khá rộng. mảnh vườn được ngăn cách với sân bằng 1 bờ tường hoa màu vôi trắng. khu vườn đã có từ lâu, từ lúc tôi chưa kịp chào đời. Nó là 1 kỷ niệm của nội tôi khi ông còn sống. vì thế mỗi lần đặt đôi bàn chân nhỏ xíu lên khu đất của mảnh vườn, lòng tôi bao giờ cũng dấy lên 1 nỗi niềm nhớ thương thành kính.
Mảnh vườn chủ yếu trồng cây ăn quả. Ngững loại ngon và quý như nhãn, vải thiều, bưởi… những giống hoa quả ấy không phải tầm thường. nó đã được ông nội lăn lội đem về từ những miền đất khác nhau. Có loài, nội tôi phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới sống được. bởi vậy được đưa đến từ nơi xa lạ thêm lạ đất. tôi thêm yêu quý mảnh vườn cũng vì lẽ đó. Bởi mảnh vườn là mồ hôi công sức bao ngày hết lòng chăm bón của nội tôi. Có lần tôi hỏi :“sao nội lại chọn trồng nhiều cây ăn quả”. Nội tôi giảng giải: “cây cũng như người cháu ạ! Điều quý nhất là phải đơm hoa kết trái, vừa làm đẹp lại phải mang lại hữu ích cho đời. khi nào lớn, cháu sẽ hiểu hơn chân lý ấy”. quả thật lúc ấy tôi còn quá nhỏ để hiểu những lời dạy của nội tôi. Lúc ấy tôi chỉ mong mình lớn thật mau để lại được nghe lại được hiểu những lời nội dạy. vậy mà chỉ hai mùa trái ngọt đầu tiên, nội đã mãi mãi ra đi. Thế là những bài học kia, tôi mãi phải tự tìm chân lý cho những thắc mắc của mình.
Giờ đây mảnh vườn đã xum xuê và ngọt ngào hoa trái lắm! chẳng phải tìm kiếm đâu xa, chỉ cần nhìn vào một góc của mảnh vườn, tôi đã hiểu thấu lời nội năm xưa. Mỗi sáng khi ông mặt trời thức dậy, tôi lại thay ông tưới tắm mảnh vườn. tôi biết ơn mảnh vườn nhiều lắm bởi hình như chính những hôm như vậy, tôi thấy thật khoan khoái trong lòng. Được chăm bón cho cây, được thưởng thức những bông hoa nở sớm, lại nghe tiếng những đàn chim rối rít bỡn đùa nhau. Ôi! Cái cảm giác thật thú vị biết nhường nào. Hôm nào cũng vậy, tưới cây xong tôi mới vào ăn cơm rồi đi học. tôi thấy thật vui và bố tôi cũng nói: “việc làm của con tuy nhỏ nhưng nếu con duy trì được, nó sẽ mang lại hữu ích lâu dài”. Tôi mừng rỡ và phấn chấn bước vào 1 ngày học mới.
Cách đây vài năm, vào ngày giỗ ông tôi, bố tôi quyết định trông f thêm hai luống hoa nho nhỏ trong vườn. chỉ mấy tháng sau, những bông hoa đua nhau nở. bao nhiêu năm ăn trái ngọt, giờ đây tôi lại càng vui vì ngày nào cũng được xay ngắm và thưởng thúc hoa thơm. Mảnh vườn thêm 1 lần nữa lại mang đến 1 ý nghĩa khác cho tôi và dạy tôi thêm 1 chân lý mới.
Tôi sống gắn bó với vườn nhà và không biết sẽ ra sao nếu phải rơiif xa mảnh vườn cũng như tất cả những người thân yêu ấy. mảnh vườn cũng như nội hay như tất cả những người thân quý của tôi. Nó luôn cống hiến rất âm
 
Last edited by a moderator:
B

bephuongcute

Một mảnh kỷ niệm lớn của đứa trẻ - đó là món ăn, đặc biệt là cái thứ mà người dân Bắc gọi là quà bánh. Thấy mở bài hay không
 
P

phuongthuy816

theo tôi thì ngĩ khác.khi cần 1 bài văn hay thì cũng cần tham khảo các tài liệu khác.nhưng từ đó phải biết làm thành bài văn của mình.chứ k nhất thiết phải tự làm lấy đâu
 
P

phuongthuy816

Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.
nho thanks do.
 
S

supermao

có ai giúp tui được ko?tui đang cần gấp 1 dàn bài .đề là:chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".tui cần ngay bây giờ
 
T

trang18199

Mở bài tả hoa sữa nè
Thu đã đen. Cơn gió heo may mơ mang đưa hương hoa sữa nồng nàn, ngây ngất vào góc phố cổ, theo làn tóc dài của các cô gái hà thành, nhẹ nhàng... bay bay....
 
A

anhtruongngoxa

hi

Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần khẽ rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, bức tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái
Nội- biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay… Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ cùa Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sữa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp. Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ,
tranh nào diễn tả hết cái hồn của sữa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay… Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sữa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn
bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sữa. Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: “ Hoa sữa có mùa và mùa ngắn nhất năm ” . Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể
được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sữa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sữa thật chan hoà, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới
tán hoa sữa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó. Giống như một thứ ánh sáng
mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền… Hoa sữa gắn với tôi “ cả một trời ” kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm
sữa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết. Năm nay, hoa sữa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sữa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sữa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên. Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sữa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sữa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất… Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có
lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......!?o=>




Ngồi buồn nhặt lá vàng dơi



:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D



Sếp thành bốn chư yêu em chọn đoi
 
Last edited by a moderator:
T

thucgioi

phuong

Bài 1 : Caây phöôïng em yeâu

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời cagợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý.
Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.
Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế.
Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.
Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy Bài 40
Tôi sinh ra ở nông thôn. Vì thế mảnh vườn nhà đã trở thành 1 nơi quen thuộc. Ở nơi đấy, tôi đã lớn lên bằng những trái ngọt đầu tiên. Và cũng ở nơi ấy, tâm hồn tôi trở nên sinh động bởi hương hoa và bởi tiếng chim ca hát suốt ngày.
Ngay trước sân nhà tôi là 1 khoảng vườn khá rộng. mảnh vườn được ngăn cách với sân bằng 1 bờ tường hoa màu vôi trắng. khu vườn đã có từ lâu, từ lúc tôi chưa kịp chào đời. Nó là 1 kỷ niệm của nội tôi khi ông còn sống. vì thế mỗi lần đặt đôi bàn chân nhỏ xíu lên khu đất của mảnh vườn, lòng tôi bao giờ cũng dấy lên 1 nỗi niềm nhớ thương thành kính.
Mảnh vườn chủ yếu trồng cây ăn quả. Ngững loại ngon và quý như nhãn, vải thiều, bưởi… những giống hoa quả ấy không phải tầm thường. nó đã được ông nội lăn lội đem về từ những miền đất khác nhau. Có loài, nội tôi phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới sống được. bởi vậy được đưa đến từ nơi xa lạ thêm lạ đất. tôi thêm yêu quý mảnh vườn cũng vì lẽ đó. Bởi mảnh vườn là mồ hôi công sức bao ngày hết lòng chăm bón của nội tôi. Có lần tôi hỏi :“sao nội lại chọn trồng nhiều cây ăn quả”. Nội tôi giảng giải: “cây cũng như người cháu ạ! Điều quý nhất là phải đơm hoa kết trái, vừa làm đẹp lại phải mang lại hữu ích cho đời. khi nào lớn, cháu sẽ hiểu hơn chân lý ấy”. quả thật lúc ấy tôi còn quá nhỏ để hiểu những lời dạy của nội tôi. Lúc ấy tôi chỉ mong mình lớn thật mau để lại được nghe lại được hiểu những lời nội dạy. vậy mà chỉ hai mùa trái ngọt đầu tiên, nội đã mãi mãi ra đi. Thế là những bài học kia, tôi mãi phải tự tìm chân lý cho những thắc mắc của mình.
Giờ đây mảnh vườn đã xum xuê và ngọt ngào hoa trái lắm! chẳng phải tìm kiếm đâu xa, chỉ cần nhìn vào một góc của mảnh vườn, tôi đã hiểu thấu lời nội năm xưa. Mỗi sáng khi ông mặt trời thức dậy, tôi lại thay ông tưới tắm mảnh vườn. tôi biết ơn mảnh vườn nhiều lắm bởi hình như chính những hôm như vậy, tôi thấy thật khoan khoái trong lòng. Được chăm bón cho cây, được thưởng thức những bông hoa nở sớm, lại nghe tiếng những đàn chim rối rít bỡn đùa nhau. Ôi! Cái cảm giác thật thú vị biết nhường nào. Hôm nào cũng vậy, tưới cây xong tôi mới vào ăn cơm rồi đi học. tôi thấy thật vui và bố tôi cũng nói: “việc làm của con tuy nhỏ nhưng nếu con duy trì được, nó sẽ mang lại hữu ích lâu dài”. Tôi mừng rỡ và phấn chấn bước vào 1 ngày học mới.
Cách đây vài năm, vào ngày giỗ ông tôi, bố tôi quyết định trông f thêm hai luống hoa nho nhỏ trong vườn. chỉ mấy tháng sau, những bông hoa đua nhau nở. bao nhiêu năm ăn trái ngọt, giờ đây tôi lại càng vui vì ngày nào cũng được xay ngắm và thưởng thúc hoa thơm. Mảnh vườn thêm 1 lần nữa lại mang đến 1 ý nghĩa khác cho tôi và dạy tôi thêm 1 chân lý mới.
Tôi sống gắn bó với vườn nhà và không biết sẽ ra sao nếu phải rơiif xa mảnh vườn cũng như tất cả những người thân yêu ấy. mảnh vườn cũng như nội hay như tất cả những người thân quý của tôi. Nó luôn cống hiến rất âm

thanks;):Dcam on rat nhieu vi da viet bai nay neu kg da duoc 0 diem rui
:)>-:):khi (67):
 
T

thucgioi

phuong

Bài 1 : Caây phöôïng em yeâu

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời cagợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý.
Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.
Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế.
Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.
Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy Bài 40
Tôi sinh ra ở nông thôn. Vì thế mảnh vườn nhà đã trở thành 1 nơi quen thuộc. Ở nơi đấy, tôi đã lớn lên bằng những trái ngọt đầu tiên. Và cũng ở nơi ấy, tâm hồn tôi trở nên sinh động bởi hương hoa và bởi tiếng chim ca hát suốt ngày.
Ngay trước sân nhà tôi là 1 khoảng vườn khá rộng. mảnh vườn được ngăn cách với sân bằng 1 bờ tường hoa màu vôi trắng. khu vườn đã có từ lâu, từ lúc tôi chưa kịp chào đời. Nó là 1 kỷ niệm của nội tôi khi ông còn sống. vì thế mỗi lần đặt đôi bàn chân nhỏ xíu lên khu đất của mảnh vườn, lòng tôi bao giờ cũng dấy lên 1 nỗi niềm nhớ thương thành kính.
Mảnh vườn chủ yếu trồng cây ăn quả. Ngững loại ngon và quý như nhãn, vải thiều, bưởi… những giống hoa quả ấy không phải tầm thường. nó đã được ông nội lăn lội đem về từ những miền đất khác nhau. Có loài, nội tôi phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới sống được. bởi vậy được đưa đến từ nơi xa lạ thêm lạ đất. tôi thêm yêu quý mảnh vườn cũng vì lẽ đó. Bởi mảnh vườn là mồ hôi công sức bao ngày hết lòng chăm bón của nội tôi. Có lần tôi hỏi :“sao nội lại chọn trồng nhiều cây ăn quả”. Nội tôi giảng giải: “cây cũng như người cháu ạ! Điều quý nhất là phải đơm hoa kết trái, vừa làm đẹp lại phải mang lại hữu ích cho đời. khi nào lớn, cháu sẽ hiểu hơn chân lý ấy”. quả thật lúc ấy tôi còn quá nhỏ để hiểu những lời dạy của nội tôi. Lúc ấy tôi chỉ mong mình lớn thật mau để lại được nghe lại được hiểu những lời nội dạy. vậy mà chỉ hai mùa trái ngọt đầu tiên, nội đã mãi mãi ra đi. Thế là những bài học kia, tôi mãi phải tự tìm chân lý cho những thắc mắc của mình.
Giờ đây mảnh vườn đã xum xuê và ngọt ngào hoa trái lắm! chẳng phải tìm kiếm đâu xa, chỉ cần nhìn vào một góc của mảnh vườn, tôi đã hiểu thấu lời nội năm xưa. Mỗi sáng khi ông mặt trời thức dậy, tôi lại thay ông tưới tắm mảnh vườn. tôi biết ơn mảnh vườn nhiều lắm bởi hình như chính những hôm như vậy, tôi thấy thật khoan khoái trong lòng. Được chăm bón cho cây, được thưởng thức những bông hoa nở sớm, lại nghe tiếng những đàn chim rối rít bỡn đùa nhau. Ôi! Cái cảm giác thật thú vị biết nhường nào. Hôm nào cũng vậy, tưới cây xong tôi mới vào ăn cơm rồi đi học. tôi thấy thật vui và bố tôi cũng nói: “việc làm của con tuy nhỏ nhưng nếu con duy trì được, nó sẽ mang lại hữu ích lâu dài”. Tôi mừng rỡ và phấn chấn bước vào 1 ngày học mới.
Cách đây vài năm, vào ngày giỗ ông tôi, bố tôi quyết định trông f thêm hai luống hoa nho nhỏ trong vườn. chỉ mấy tháng sau, những bông hoa đua nhau nở. bao nhiêu năm ăn trái ngọt, giờ đây tôi lại càng vui vì ngày nào cũng được xay ngắm và thưởng thúc hoa thơm. Mảnh vườn thêm 1 lần nữa lại mang đến 1 ý nghĩa khác cho tôi và dạy tôi thêm 1 chân lý mới.
Tôi sống gắn bó với vườn nhà và không biết sẽ ra sao nếu phải rơiif xa mảnh vườn cũng như tất cả những người thân yêu ấy. mảnh vườn cũng như nội hay như tất cả những người thân quý của tôi. Nó luôn cống hiến rất âm

thanks;):D ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................:D
 
H

havanthanhembe

It's ok!

Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.
Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.
Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi.
‘’Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.
‘’…Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’
Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.
‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’
Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất.Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:
’’Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
hay thì thanks nha các bạn;)
 
A

anhtruongngoxa

hay

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
đây là bài văn tả cây tre:)|:)|:)|
nhớ thanks nha
 
Top Bottom