[ văn 7 ]ai có chủ đề về truyện....

T

thuyhoa17

Truyện cưòi dân gian:

1. Bẩm chó cả

Nhà nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm, các quan đến nhà chơi, trong số đó có cả mấy bạn đồng song thuở trước. Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết.
Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:
- Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.
Các quan cầm đũa, bấp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng, liền khề khà hỏi: đây đĩa gì, kia bát gì...
Nhà nho thong thả nói:
- Ðây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.

2. Mất trộm bò

Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta đã chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chõng ngay giữa lối ra vào mà nằm ngủ. ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn vào dắt mất bò của anh ta. Xót ruột, anh ta trình quan:
- Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.
Quan nghe nói vô lý quả bật cười:
- Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!
- Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con đi lối nào? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà!
- Ðồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ...
Người kia như vỡ lẽ, nói:
- à, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ!


3. Cứ bảo tuổi sửu có được không?

Ðồn rằng có một ông quan huyện rất thanh liêm, không ăn của dút bao giờ. Bà huyện thấy tính chông như vậy cũng không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy:
- Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy la tôi cơ đấy! Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách:
- Quan huyện nhà tôi tuổi "tí". Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bạc đến đây, rồi tôi cố nói giùm cho, họa may được chăng!
Dân làng nghe lời, về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc đem đến.
Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại. Nghe xong, ông huyện mắng:

- Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi "tí"! Cứ bảot tuổi "Sủu" có được không!


4. Quan lớn mua vàng

Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì cũng chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ.
Một ông quan nọ vừa đến nhậm chứa, bảo hiệu vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dữ như cọp, mói bẩm:
- Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được.
Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi:
- Mua bán xong rồi, còn đứng đấy làm gì?
Chủ hiệu vàng đáp: - Con chờ quan lớn trả tiền cho.
Quan bảo: - Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa?
Chủ hiệu vàng đáp: - Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng.
Quan nổi giận:
- Nhà ngươi lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì!


5. Dân giần quan

Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngay, thấy quan đã ác lại hay *******, cứ có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc xì tiền ra mới thôi.
Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau, nói xấu quan. Một anh bảo:
- ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem!

Quan quán quạt chi quàn quan
Dân dấn dận chi dần dân
Quan là quan, quan quàn dân
Dân là dân, dân giần quan.

Chẳng ngờ quan đi qua nghe được trợn mắt hỏi: - Bay nói gì thế?
Anh kia nói chữa:
- Bẩm quan, con bảo: "Quan quản dân, dân... cần quan. Không có quan thì ai cai trị dân".


6. Quan thị và quan võ xỏ nhau

Quan Võ ghét quan Thị, trông thấy quan mới đọc một vế câu đối xỏ:
Thị vào hầu, thì đứng thị trông,
Thị cũng muốn, thị không có ấy.
Bốn chữ thị ở đay có bốn nghĩa và được giả thích ngay, chứ thị đầu là hầu hạ, chữ thứ hai là trông, chữ thứ ba là muốn, chữ thứ tư là ấy.
Quan thị tữc quá đối lại:

Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ mưa,
Vũ gặp mưa, vũ ướt cả lông.

Bốn chữ vũ cũng có bốn nghĩa và được giả thích ngay như bốn chữ thị ở vế trên. Hai bên đối nhau đêu giỏi cả, thật là kẻ tám lạng người nửa cân.

7. Diệu kế

Một quan võ có tính sợ vợ. Một hôm, đang cầm cự với giặc ở biên thùy, bỗng nghe tin mật báo là phu nhân đang ở sau lưng xông tới để hỏi tội quan về việc quan đem nàng hầu đi theo, quan bèn triệu tập ban tham mưu lại vấn kế.
Kẻ đưa kế này, người bày mưu nọ, tướng quân đều thấy không ổn. Bỗng một viên quân sư, vốn dòng râu quặp, tiến lại tâu rằng:
- Trước mặt, địch quân như gió bão, sau lưng phu nhân như nước lũ. Song lọt vào tay giặc không nguy bằng lọt vào tay phu nhân. Chỉ có nước tướng quân hàng giặc, để thoát khỏi tay phu nhân là hay hơn cả.
Ông tướng vỗ đùi khen:
- Diệu kế! Tuyệt diệu kế!


8. Bố mày! Ðã chết với tao chưa?

Một anh, nhà có giỗ, vợ vừa làm cỗ xong, đặt lên bàn thờ thì một con ruồi đến đậu ngay lên đĩa thịt. Chị vợ vội kêu lên:
- Thôi chết rồi! Mâm cơm cúng ông bà mà anh không coi cẩn thận để ruồi nó đậu vào, làm uế tạp mất rồi!
Anh chồng nghe thế, giận con ruồi lắm, nghĩ bụng: Hai vợ chồng lòng thành làm được mâm cơm mà con ruồi nó làm ô uế, giờ có cúng, ông bà cũng không về hưởng nữa, liền lên huyện kêu:
- Bẩm lạy quan lớn, chúng tôi vất vả quanh năm hôm nay mới làm đuợc mâm cơm cúng ông bà, thế mà con ruồi nó sà vào, làm ô uế cả. Xin quan lớn xử tội nhờ.
Quan nghe xong bảo:
- Tao cho phép mày từ rày hễ thấy nó bất kỳ ở đâu, cứ đánh cho chết.
Quan vừa buông lời, thì một con ruồi đến đậu ngay trên má quan.
Anh kia trông thấy, mắm môi, giang tay tát bốp vào mặt quan chứi:
- Bố mày! Ðấ chết với ông chưa!


9. Có con giun đất!
Quan tuần rậm râu, ngồi ăn cơm với quan án không râu. Có hạt cơm dính vào râu quan tuần, anh lính hầu quan tuần vội bẩm:
- Bẩm cụ lớn, trong bộ râu cụ lớn có hòn ngọc minh châu. Quan tuần thủng thẳng vuổt râu để cho hạt cơm rơi xuống.
Quan án về nhà, bảo anh lính hầu mình:
- Ðấy mày xem! Lính bên quan tuần khôn ngoan thế đây! Giá mày học được như nó thì có phải tao cũng được mát mặt không?
Cách mấy hôm sau, quan tuần sang quan án ăn cơm. Có sợi bún dính ở mép quan án, anh lính hầu quan ăn trông thấy vội bẩm:
- Bẩm cụ lớn, trên mép cụ lớn có con giun đất đấy ạ!


10. Ba anh đầy tớ
Một lão nhà giàu có ba anh đầy tớ, nhưng mỗi anh một tính, anh thì rất cẩn thận, anh thì rất lo xa, còn một anh thì rất lễ phép. Lão lấy làm đắc ý lắm.
Một hôm, cậu con cả lão ngã xuống ao, anh cẩn thận trông thấy, chạy về thưa với chủ:
- Thưa ông, cậy cả nhà ngã xuống ao, xin ông cho phép con đi vớt cậu lên ạ!
Vớt lên được, thì cậu cả đã chết ngoẻo rồi. Lão liền vác gậy đuổi, anh cẩn thận chạy biến. Lão sai anh lo xa đi mua áo quan về liệm. Ðược một lúc, anh này mang về hai cái. Thấy thế ông chủ trừng mắt:
- Tại sao mua những hai cái, thằng kia?
Anh này trả lời:
- ấy, con mua phòng xa, nhỡ cậu hai có chết đuối thì có cái dùng ngay.
Lão lại vác gậy đuổi đi.
Chỉ còn anh lễ phép vẫn được lòng chủ. Một hôm, anh ta cùng một người nữa cáng chủ nhà đi chơi. Ðến chỗ lội bùn ngập đến lưng ống chân mà anh ta vẫn vui vẻ không một lời phàn nàn. Thấy thế ông chủ khen:
- Anh khá lắm, biết chịu khó. Cứ cố đi rồi đến tết ta sẽ may cho bộ cánh.
Vừa nói đến đấy thì anh đầy tớ dặt cáng xuống giữa đống bùn khoanh tay lễ phép nói:
- Con xin đa tạ ông!

<nguồn: ttvnol.com> ;))
 
P

previewchandai

Bạn thân à, giúp tui với đi, câu hỏi này khó wa...

o-+\Hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về công ơn của thầy cô giáo, về sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

Em chú ý viết bài có dấu nhé.
Đã sửa!
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về công ơn của thầy cô giáo, về sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

1, Ca dao:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa

Cả làng có một thầy đồ
Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều
Thương thầy, trò cũng muốn theo
Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy

Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy!


Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo

Con cậu cậu nuôi thầy cho
Cháu cậu, cậu bắt chăn bò chăn trâu
Có bản khác: Con cậu cho học nho
Con chim chích choè
Nó đậu cành chanh
Tôi ném hòn sành
Nó quay lông lốc
Tôi làm một chốc
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ (đầu), cái tai
Tôi đem (Đem về) biếu chúa
Chúa hỏi thịt gì
Thịt Con chim chích chòe…
Xem bài Chọi chim Choị Chim

Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh

Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên


2, Danh ngôn về thầy cô giáo: <trích dẫn có chỉnh sửa>
*"Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ." Galileo

*"Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo." Pestalogi

*"Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi." Horaceman

*"Đem việc làm mà dạy người thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà dạy người thì người ta không phục." Đệ Ngũ luận

*"Người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ." T. Thore

*"Nào ai có giỏi hơn con kiến, thế mà nó chẳng cần nói một lời nào." Benjamin Franklin

*"Tôi dường như không phải là thầy giáo...và những con đường dẫn đến trái tim tuổi thơ sẽ bị đóng kín đối với tôi nếu tôi chỉ là người đứng trên bục giảng." V.A. Sukhomlinxki

1. "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn." (Uyliam Batơ Dit )

2. "Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được." (Usinxki)

3. "Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác." (Usinxki)

4. "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dung lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." (Xukhomlinxki)

5. "Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên." (Gôlôbôlin)

6. "Dạy tức là học hai lần." (G. Guibe)

8. "Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế." (Philoxêne De Cythêrê)

9. "Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình." (Can Jung
)
 
Top Bottom