Van 6

T

thithuan321

-Hãy viết một đoạn văn cảm thụ về bài ca dao sau:
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.

Dừa bị thương dừa không cúi xuống
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài.

Lá dừa xanh long lanh ánh nắng
Theo đoàn quân thành lá nguỵ trang
Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại cháy lên ánh đuốc soi đường.

Đất quê hương nát bầm vết đạn
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi
Ôi có phải dừa hút bao cay đắng
Để trổ ra những trái ngọt cho đời.

-Phân tích tác dụng của các phép tu từ có trông đoạn thơ sau:
Anh đợi viên mơ màng
Như nằm trông gấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng

-em hay cam thu va cho biet no thuoc loai bien phap nghe thuat nao?
Vì mây cho núi lên trời
Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng

Viết đoạn văn ngắn trình bày cách hiểu của bạn về câu ca dao sau:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng."

Đã gộp nhiều topic. Nhắc nhở lần 2
 
Last edited by a moderator:
H

hiensau99

-Hãy viết một đoạn văn cảm thụ về bài ca dao sau:
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.

Dừa bị thương dừa không cúi xuống
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài.

Lá dừa xanh long lanh ánh nắng
Theo đoàn quân thành lá nguỵ trang
Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại cháy lên ánh đuốc soi đường.

Đất quê hương nát bầm vết đạn
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi
Ôi có phải dừa hút bao cay đắng
Để trổ ra những trái ngọt cho đời.
- Khái quát các biện tu từ đã sử dụng: nhân hóa, từ láy, ẩn dụ, so sánh, điệp từ..

+ Khổ 1: Cây dừa dù có sống trong hoàn cảnh nào thì cũng vẫn hiên ngang đứng thẳng, vẫn cố bám lấy mảnh đấy đã sinh ra mình mà sống. Lá dừa vẫn xanh rì rào trong gió. - Cây dừa là hiện thân của người nông dân Vn dù có chiến tranh, có khổ cực đến đâu thì cũng không bao giờ khuất phục, vẫn sống hiên ngang giữa đất trời. Đặc biệt là khi chiến tranh, người nông dân việt nam vừa làm ruộng, vừa đánh giặc.

+ khổ 2: 1 lần nữa khẳng định sự kiên cường, sống hiên ngang của cây dừa (người dân VN). Dù có bị thương nhưng dừa vẫn yêu đời, vẫn có thể đứng lên mà ca hát. Cho dù dừa có ngã xuống. Dừa ngã xuống không uổng vì dừa mất đi những vẫn có thể cống hiến được cho đời-dựng pháo đài. Giống như những chiến sĩ kia sẽ mãi lạc quan, yêu đời, dù họ có mất đi nhưng tinh thần chiến đấu với giặc, sự hi sinh anh dũng của họ vẫn còn mãi, để lại tiếng thơm cho đời, để bọn giặc kia phải nhục nhã rút lui.

+ Khổ 3 cũng giống như khổ 2. cái đẹp của dừa là sự long lanh của những gì mà dừa đã cống hiến cho đời. Dừa mất đi cũng như người chiến sĩ mất đi- họ sẽ để lại cho con cháu 1 bài học quý giá: hãy tiếp bước cha ông bảo vệ tổ quốc. Họ mất đi nhưng ngọn lửa yêu nước vấn rực cháy trong lòng.

+ khổ 4: Dừa- người chiễn sĩ nói riêng, ng` nông dân VN nói chung đã sống trên mảnh đất in hằn bao vết đạn của giặc mĩ, mảnh đất khô cằn đã nuôi dừa lớn lên, xnah tươi, còn người VN thì tốt bụng, anh hùng và dũng cảm. Dừa hút bao cay đắng- trổ trái ngọt cho đời: Đó là hình ảnh người vn nguyện khó khăn, dù bất chấp cả tính mạng để mong cho con cháu được hưởng những điều tốt đẹp nhất

-Phân tích tác dụng của các phép tu từ có trông đoạn thơ sau:
Anh đợi viên mơ màng
Như nằm trông gấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
- Biện pháp tu từ: so sánh, sử dụng nhiều từ láy
- 2 câu đầu: Thể hiện sự mơ màng của anh chiến sĩ trong giấc mộng. Sự mơ màng ấy làm anh thấy Bác. Bác hiện lên trong giấc mơ của anh giống như 1 ông tiên vậy.
- 2 câu cuối: Bóng Bác cao lồng lộng- sự to lớn của Bác trong tâm trí chiến sĩ. Có lẽ trong lòng anh chiến sĩ, Bác thật vĩ đại, thật hiền từ, thật tốt bụng - giống như ông Bụt. Ấm hơn ngọn lửa hồng- cảm nhận của anh chiến sĩ về Bác. Bác thật nhân từ, độ lượng, Bác sưởi ấm lòng dân bằng cả tình thương.

-em hay cam thu va cho biet no thuoc loai bien phap nghe thuat nao?
Vì mây cho núi lên trời
Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng

Biện pháp tu từ nhân hóa.
-> Bức tranh thiên nhiên hiện lên sinh động với trời mây non nước, không những vậy nó như còn ấm áp tình người "mây cho núi lên trời ";"cơn gió thổi"." hoa cười với trăng"


Viết đoạn văn ngắn trình bày cách hiểu của bạn về câu ca dao sau:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng."


Đã có ở đây
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom