Văn [VĂN 6] Thánh Gióng

X

xuka_12310

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Theo em, các chi tiết trong truyện '' Thánh Gióng '' sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a, Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên 3 là tiếng nói đòi đánh giặc?
b, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt , áo giáp sắt để đánh giặc?
c, Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé?
d, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ ?
đ, Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc?
e, Gióng đánh giặc xong cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời?

2, Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng '' Thánh Gióng'' ?


Cảm ơn nha!!!!!!!!!!!!!!!!!
:-*

Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
 
Last edited by a moderator:
P

phumanhpro

*Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước , đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm .
* Giải thích văn bản “Thánh Gióng ” được xếp vào thể loại truyền thuyết ( 1,5 điểm) : căn cứ vào 3 yếu tố của định nghĩa , các cách giải thích của học sinh , giáo viên linh hoạt cho điểm mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm ( Nếu học sinh chỉ nêu định nghĩa , không chỉ ra dấu hiệu trong văn bản thì cho một nửa số điểm của câu hỏi ).
Ba ý chính của định nghĩa như sau :
-Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ: đây là thời đại Hùng Vương chống quân xâm lược để bảo vệ đất nước . Hiện nay vẫn còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà Nội .
-Truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thánh Gióng hoặc ngựa sắt phun lửa , phi ra trận , Thánh Gióng bay về trời…
-Truyện thể hiện thái độ của nhân dân : quan niệm và ước mơ về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm ...
 
I

i_love_u_forever

1, Theo em, các chi tiết trong truyện '' Thánh Gióng '' sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a, Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên 3 là tiếng nói đòi đánh giặc?
b, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt , áo giáp sắt để đánh giặc?
c, Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé?
d, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ ?
đ, Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc?
e, Gióng đánh giặc xong cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời?

2, Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng '' Thánh Gióng'' ?


Cảm ơn nha!!!!!!!!!!!!!!!!!
:-*:-*:-*:-*

Zen giải bài này nha. Hihi

1a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.

b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉ cậy ở cá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳ đồ sắt và đã có thể dùng sắt để đức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sự tổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khả kháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân về người hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).

c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cũng như nhân dân, tre cũng giữ làng, giữ nước, sức mạnh của tre là sức mạnh của nhân dân, là sức mạnh vô tân, là sức mạnh tập thể.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom