tham khảo ^^
Theo quan niệm chung của nhiều người, điều kiện để viết văn hay trước hết là phải đọc nhiều, ghi nhiều và thuộc nhiều; bên cạnh đó, hàng ngày cũng phải thường xuyên rèn luyện cách nhìn, cách nghĩ, cách viết...Đọc là một yêu cầu rất quan trọng đối với người viết văn. Đọc bất kể lúc nào, nếu có thể. Ngoài việc đọc các loại sách văn học, hằng ngày chúng ta cần phải đọc thêm các loại sách báo, tạp chí... Chính từ quá trình tìm tòi, ham đọc đó sẽ dần thẩm thấu vào ta một cách tự nhiên. Và vốn liếng đó tình cờ và ngẫu nhiên sẽ giúp cho chúng ta viết nên những bài văn, bài thơ hay.
Không ai có thể tự nhiên sẽ trở thành những nhà thơ nhà văn ưu tú. Để thành danh, hầu như các nhà văn lớn nhỏ trên thế giới hay trong nước đều không ngừng học hỏi, không ngừng đọc sách. Xin lấy thí dụ câu chuyện học văn hồi nhỏ của nhà văn Anh Đức: “Tôi đọc say mê ngấu nghiến, đọc cả những quyển mà lẽ ra tôi chưa nên đọc. Có lúc tôi ẩn mình trong kẹt tủ, có lúc tôi leo lên ngọn ổi um tùm ngồi đọc (Hồi nhỏ tôi học văn). Còn nhà văn Nguyễn Thành Long: "Một đặc điểm của tôi là chịu đọc. Tôi đọc cả trong khi ăn, cả những khi vừa ngủ dậy. Tôi đọc các tác phẩm trong chương trình, đọc các tác phẩm ngoài chương trình, đọc rộng ra cả những sách cao hơn trình độ của tôi. Tất nhiên là đọc có phương pháp... Đọc là cách học văn rất quan trọng" (Nói về việc chuẩn bị hành trang). Nhà văn Vũ Tú Nam: "Tôi say mê đọc sách báo ngoài chương trình của nhà trường, thậm chí đọc dưới ánh trăng, khiến mắt tôi bị cận thị " (Một cách học làm người). Với giáo sư Huỳnh Lý: “Tôi cứ lén đọc, đọc trước, đọc sau, bất kể bụi bờ, chỗ nào tạm ngồi được là đọc...” (Tôi học văn như thế nào)..