[Văn 6] Phân tích phép ẩn dụ

P

phamhoa_tnhp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích phép ẩn dụ trong ví dụ sau:
...Thân gầy guộc,lá mong manh
Mà sao lên lũy, lên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc mầu

~> Chú ý cách đặt tiêu đề [Môn+lớp] + Tiêu đề!

ps: Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
C

callalily

Đoạn thơ trên được trích từ bài " Tre Việt Nam" trong tập " Cát trắng " của nhà thơ Nguyễn Du .
Đoạn thơ vừa kết hợp tả và kể về cây tre. Để tăng sức gợi hình , gợi cảm cho cách diễn đạt , Nguyễn Du có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Qua đó , tác giả đã khẳng định dáng vẻ, cách sống của tre.
" ...Thân gầy guộc,lá mong manh "
Những từ gầy guộc , mong manh trong câu thơ thật giản dị , không có vẻ được trau chuốt nhưng đọc lên sao mà xúc cảm đến thế ?
Nó như những từ biểu đạt cho con người Việt Nam ta vậy.
" Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi , đá vôi bạc màu "
Tuy cây cao, gầy, lá nhỏ " mong manh " nhưng chúng vẫn sống gắn bó với nhau để tạo thành bờ , thành lũy ôm ấp, bao quanh , bảo vệ xóm làng. Dù cho ở môi trường nào , hoàn cảnh nào " đất sỏi , đá vôi bạc màu " - loại đất cằn cỗi , ít chất nhất thì tre vẫn sống , vẫn xanh tươi , quanh năm xanh tốt , sống sống của tre là bất diệt .
Tuy nói về tre nhưng tác giả đã ngầm nói về con người Việt Nam: cần cù , giản dị , anh dũng , thủy chung...
Qua cách diễn đạt của tác giả , đã thể hiện tác giả là con người yêu nước , yêu dân tộc Việt Nam, yêu những vật giản dị nhưng thân thương ...
____________________________________________________

-Nhắc nhở em: Box Văn đã có qui định "Những bài viết không phải của mình , yêu cầu khi gửi lên phải ghi rõ tác giả . Trong trường hợp không biết tác giả là ai thì phải ghi là "sưu tầm".


- Tuyệt đối không được dùng bài của người khác rồi nói là của mình."

Phạt thẻ vàng, là tmod cần đọc kĩ nội qui từng box trước khi post bài!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom