[văn 6]làm thử nha!

B

babje_l

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 Cho đoạn văn:
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa ghì lên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nêt nhu mì, ai gọi vâng vâng dạ dạ”.
( Vượt thác - Vô Quảng)
1 - Hãy thực hiện các yêu cầu sau bằng cách khoanh tròn vào phương án đúng.
a. Đoạn văn trên có bao nhiêu phép so sánh?
A. 2 phép C. 4 phép
B. 3 phép D. 5 phép
b. Có bao nhiêu cụm danh từ:
A. 3 cụm C. 5 cụm
B. 4 cụm D. 6 cụm
2 - Nêu giá trị biểu cảm của các phép so sánh trong đoạn văn trên bằng cách điền vào chỗ có dấu( ....)
a. So sánh những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt nhằm............................
.....................................................................................................................................
b. So sánh Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc nhằm...............................
.....................................................................................................................................
c. So sánh Dượng Hương Thư với cặp mắt nảy lửa giống như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ nhằm................................................................................
.....................................................................................................................................
d. So sánh nhân vật lúc vượt thác với lúc ở nhà nhằm............................................
.....................................................................................................................................
e. Các phép so sánh trên đã thể hiện được thái độ tình cảm của tác giả đối với nhân vật là....................................................................................................................
Bài 2 Trong câu: “ Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn”.
a. Đâu là bộ phận vị ngữ?
A. Trắng hơn C.Trôi nhẹ nhàng hơn
B. Xốp hơn D. Trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn
b. Có mấy cụm tính từ?
A. 1 cụm C. 3 cụm
B. 2 cụm D. 4 cụm
Bài 3 Từ nào dưới đây là tính từ? Đánh dấu “ X” vào ô trống em thấy đúng:

Tác hại
Tai hại
Tai hoạ
Hiểm hoạ
Bài 4 Đọc câu sau: “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” Và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào phương án đúng:

a. Vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
A. Động từ. C. Tính từ
B. Cụm động từ D. Cụm tính từ
b. Câu có mấy vị ngữ?
A. 1 vị ngữ C. 3 vị ngữ
B. 2 vị ngữ D. 4 vị ngữ
c. Từ nào có thể thay thế cho từ nhú lên:
A. Nổi lên C. Tiến lên
B. Nhô lên D. Chồi lên
 
T

tvxqfighting

“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa ghì lên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nêt nhu mì, ai gọi vâng vâng dạ dạ”.
( Vượt thác - Vô Quảng)
1 - Hãy thực hiện các yêu cầu sau bằng cách khoanh tròn vào phương án đúng.
a. Đoạn văn trên có bao nhiêu phép so sánh?
C. 4 phép

b. Có bao nhiêu cụm danh từ:

D. 6 cụm
Bài 2 Trong câu: “ Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn”.
a. Đâu là bộ phận vị ngữ?
D. Trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn
b. Có mấy cụm tính từ?
C. 3 cụm
Bài 4 Đọc câu sau: “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” Và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào phương án đúng:

a. Vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
B. Cụm động từ
b. Câu có mấy vị ngữ?

B. 2 vị ngữ
c. Từ nào có thể thay thế cho từ nhú lên:

B. Nhô lên
Mình quên hết kiến thức lớp 6 rồi, huhu :((
 
B

babje_l

cậu hok làm bài 2 tớ làm zậy!
a. So sánh những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt nhằm khắc hoạ sự nhanh nhen dứt khoát của con người khi vượt thác.
b. So sánh Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc nhằm khắc hoạ con người gân guốc vững trãi đủ sức để vượt thác

c. So sánh Dượng Hương Thư với cặp mắt nảy lửa giống như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ nhằm khắc hoạ tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
d. So sánh nhân vật lúc vượt thác với lúc ở nhà nhằm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.
e. Các phép so sánh trên đã thể hiện được thái độ tình cảm của tác giả đối với nhân vật là yêu mến ngợi ca nhân vật.
 
Top Bottom