[Văn 6]Kể.

A

anh_em_02

L

leo345

1)-Kể về một người thầy/cô mà em quý mến nhất.

Dàn ý:
A. Mở bài.
- Giới thiệu về thầy (cô) giáo mà em quý mến.
- Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao?
B. Thân bài.
- Tả một vài nét về người thầy (người cô) mà em yêu quý (nhấn mạnh những nét riêng).
- Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (tác phong, tình thương yêu đối với học trò,..........).
- Kể một số việc làm: tính tình, tình cảm của thầy cô đối với em.
(Chú ý các sự việc, chi tiết phải được lựa chọn đề thể hiện tập trung gây ấn tượng(yêu nghề, nhiệt tình giảng dạy, yêu thương chăm sóc học sinh, quan tâm học sinh yếu kém và cá biệt) cụ thể đối với em.)
- Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo) đó là gì?
C. Kết bài.
- Nêu tình cảm của em đối với thầy(cô).
 
B

babyhotgirl_2002

bai 1:

Nếu có ai hỏi: “Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai ?” Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: “Đó là thầy Nha”. Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.
Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,… chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: “Thật là ngược đời”. Một hôm, khi tới giờ tập viết – tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp nói to:
- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!
Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
- Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
- Thưa th…â…ầy, chuyện ngày hôm qua em…
- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của … bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.
Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.
Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.
____________________

SƯU TẦM
 
Last edited by a moderator:
B

babyhotgirl_2002

Tôi may mắn có tuổi ấu thơ đẹp từ trong giấc mơ đến đời sống thường ngày, bên tôi luôn có gia đình, bạn bè và thầy-cô giáo. Có rất nhiều kỉ niệm vui, buồn quanh tôi nhưng kỉ niệm nhớ nhất được bố-mẹ đưa cả gia đình đi thăm Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất, tôi muốn sẻ chia đến các bạn chưa có dịp đến thành phố Hồ Chí Minh để tận mắt xem vị tổng thống Việt Nam Cộng Hòa sống và làm việc ra sao, các bạn chỉ nghe và biết qua bài viết, phim ảnh,...

Dinh thự do vị tổng thống đầu tiên Ngô Đình Diệm của nước ta khởi công xây dựng, người được ở dinh thự đầu tiên là gia đình tổng thống thứ hai Nguyễn Văn Thiệu và người ở cuối cùng là Tổng thống Dương Văn Minh rời khỏi đây vào mùa xuân 1975.
Dinh thự là tòa nhà nguy nga ngay giữa thành phố Hồ Chí Minh do cố kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Nằm cuối một con đường Lê Duẩn, chỉ nhìn một lần, bạn mãi không bao giờ quên được cách phối cảnh trang trí rất độc đáo, nhìn thoạt qua tôi cứ tưởng là kiến trúc Tây phương, giống tòa Bạch Ốc của tổng thống Mỹ nhưng nhìn kĩ thì thấy những khóm trúc, gốc tre được trang trí mặt trước rất Việt Nam.
Chào đón quí khách >>>
Bạn chỉ bước đến thềm cửa chính của dinh thự, có ngay cô tiếp tân mặc áo dài truyền thống đón chào bạn, mời bạn vào phòng chờ, khi phòng chờ đủ số người chừng 20 - 30 khách sẽ có một hướng dẫn viên khác giới thiệu đến bạn toàn cảnh dinh thự từ lịch sử, kiết trúc, nét sinh hoạt diễn ra tại phủ tống thống trước kia và hiện nay. Sau phần giới thiệu khái quát toàn bộ dinh thự bạn sẽ được mời đi thăm quan trực tiếp các gian phòng như phòng khánh tiết nơi tiếp đón khách ngoại giao nước ngoài, phòng họp nội các của các nguyên thủ thời bấy giờ, phòng xem phim, phòng đọc sách,....Toàn bộ dinh thự gồm 4 tầng lầu và 3 tầng âm sâu vào lòng đất, có 100 phòng, tổng diện tích rộng đến 10 000 mét vuông. Tuy ngôi dinh thự lớn và rộng nhưng về chức năng cũng không gì khác so với ngôi nhà ở của chúng ta, chúng chỉ khác là rộng hơn và xa xỉ hơn mà thôi, nhìn ở góc độ khác nó còn nhỏ hơn cái máy ipad thời nay nữa.
Buổi thăm quan dinh thự Thống Nhất đọng lại trong tôi vài hình ảnh muốn chia sẻ cùng bạn: tầng II bạn có thể chiêm ngưỡng cặp ngà voi to và đẹp nhất Việt Nam, nó tượng trưng cho quyền lực của vị lãnh đạo. Tầng III bạn sẽ cảm nhận không gian sống xa hoa của vị đứng đầu đất nước thời bấy giờ như phòng xem phim, phòng ăn, phòng tiếp khách, phòng giải trí.... nếu là tôi chắn chắn sẽ không ở đây vì từ phòng ngủ riêng đến phòng vệ sinh đi cả 300m. cũng ở đây bạn nhìn xuống con đường Lê Duẩn nơi đoàn đua xe đạp chọn về đích trong dịp lễ 30/4 hàng năm thật đẹp, các con đường giao nhau trước cổng dinh thự như một ngôi sao năm cánh. Bạn lên đến tầng IV là sân thượng là phòng khiêu vũ, bạn sẽ tận mắt nhìn thấy vị trí hai trái bom mà anh Nguyễn Thành Trung thả trúng vào năm xưa, một chiếc trực thăn đang đậu trên nóc sân thượng, một sân thượng không có ở bất kì ngôi nhà nào ở Việt Nam.
Từ đây có lối đi dẫn bạn xuống tầng hầm, âm u, tối om, được đúc bằng khối bê tông, bạn được cảm nhận sự kiên cố vĩ đại mà vị kiến trúc sư tài ba đã thiết kế an toàn trong mọi trường hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn yêu mến động vật hoang dã, bạn không nên ghép thăm tầng III nơi gia đình họ ở, nơi đây bạn sẽ thấy sự kinh hoàng của cái khoái cảm của vị tổng thống như dụng cụ săn bắn thú rừng, xác động vật đã thuộc như hổ, chân voi, sừng nai, hưu,... Mỗi nơi bạn đến đều được chụp những tấm hình lưu niệm, nhưng bạn nhớ không được sờ lên hiện vật. Từ tầng hầm có lối thoát ra sân sau khu dinh thự là cả một khu vườn rộng lớn đến 10 heta.
Thành phố, quê hương nơi bạn sống có thể có những công trình lớn và nguy nga nhưng chỉ có nơi đây mới có dinh thự phủ tổng thống Việt Nam đầu tiên và duy nhất. Bạn không thể bỏ qua nếu có dịp đến thành phố Hồ Chí Minh.
 
B

babyhotgirl_2002

​Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau.
Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.


SƯU TẦM
 
Last edited by a moderator:
T

thoconxauxi_2002

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ , riêng tôi những kỉ niệm về thầy / cô là những kỉ niệm đẹp nhất của thời thơ âu , những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. làm tôi ko sao quên đươc
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ''lận đận'' với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:''chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học''. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo....'' thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom