[Văn 6] Định nghĩa "dị bản"

M

mia_kul

Trong văn học, có nhiều tác phẩm văn, thơ bằng tiếng Hán, hay truyền miệng. Vì vậy nó có những bản dịch, kể khác nhau. Đó chính là "dị bản"
 
T

takyagen_san

những tác phẩm được dịch lại từ những thứ tiếng khác nhau , hoặc thông qua truyền miệng
.... thành những bản dịch không còn được sát với nghĩa của bài đó lúc đầu ...
những bản dịch lại , được truyền miệng lại đó được gọi là dị bản .
 
P

p3b3o_091098

Dị bản là những sự trùng lặp của các tác phẩm xưa khi truyền miệng đã bị thiếu mất hoặc không đúng một vài tự. Có một số dị bản được dịch giúp cho sự dễ dàng của ngôn ngữ địa phương

Ấn đúng giúp mình vs
 
T

typn.

Re.

Dị bản là những sự trùng lặp của các tác phẩm xưa khi truyền miệng đã bị thiếu mất hoặc không đúng một vài tự. Có một số dị bản được dịch giúp cho sự dễ dàng của ngôn ngữ địa phương

Ấn đúng giúp mình vs



Dị bản : bản có những chỗ khác với bản được phổ biến rộng rãi của một tác phẩm văn học ( Từ điển tiếng Việt tái bản năm 2009 - Viện ngôn ngữ - CB GS Hoàng Phê, tr 342 ).

(Chú ý là "bản" chứ không phải "văn- bản", thường thì các văn bản không có nhiều dị bản - trừ phi nó được chép tay và quá xưa, những bản truyền miệng (ví dụ như các bản văn học dân gian như ca dao, tục ngữ,..) hay có dị bản hơn).


Tìm hiểu về một khái niệm hay một vấn đề thuộc lĩnh vực KHOA HỌC này thì luôn cần có một cái nhìn toàn diện. Hầu hết các cmts trên mới chỉ ra được một vài khía cạnh của một vấn đề "đa mặt" :)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoxnamby

vì sao nói dị bản là hệ quả của tính truyền miệng

bạn ơi giải thích mình với
vì sao nói dị bản là hệ quả của tính truyền miệng
 

DŨNG VƯƠNG

Banned
Banned
21 Tháng chín 2017
39
4
6
18
Hà Nội
dị bản là vầy nè :ví dụ một người kể cho người thứ hai một câu chuyện; người đó bớt một số chi tiết và bổ sung một số chi tiết; người thứ 2 kể cho người thứ 3 câu chuyện đó ; người thứ 3 bớt một số chi tiết và bổ sung một số chi tiết. Cứ như vầy sẽ tạo thành DỊ BẢN :D:D:D
 

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,063
474
18
Vĩnh Phúc
THPTXH
có ai biết "dị bản " là gì ko
giải hộ với bà con ơi

Văn học dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng, là những sáng tác tập thể của Nhân dân lao động. Nó được ra đời từ thuở xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của Nhân dân và được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nơi này qua nơi khác, chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Chính vì truyền miệng (lưu giữ trong trí nhớ) cho nên, mỗi người có thể “nhớ” không giống nhau, cốt lõi là nội dung tác phẩm, còn câu chữ thì không câu nệ.

Cũng có khi do là sáng tác tập thể (không có bản quyền của một tác giả nhất định như văn học viết), nên Nhân dân ta thường coi nó như là sản phẩm chung, mỗi người có thể thêm thắt, thay đổi ít nhiều theo cách cảm, cách hiểu của riêng mình; hoặc để phù hợp với địa danh xứ sở mình... Tất cả những khác nhau đó được gọi là dị bản (nhiều bản khác nhau của cùng một tác phẩm).
 
Top Bottom