[Văn 6] Biện pháp tu từ trong câu thơ trích bài "Đồng Chí"- Tố Hữu .

Status
Không mở trả lời sau này.
B

believe_try

^^

Nhà thơ đã dùng những hình ảnh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam: cây đa, giếng nước như biểu tượng của quê hương. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng, là cha mẹ, vợ con, là những người yêu dấu. Cảnh vật ở đây được nhân hoá, như có linh hồn hướng theo người lính.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG !
imgres


:Mhi::Mhi:
 
K

kool_boy_98

Câu này mình vẫn nhớ thầy phân tích :)

Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.
 
0

0973573959thuy

Sử dụng phép tu từ nhân hoá, hoán dụ, nhân hoá thể hiện từ nhớ , cách hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. Nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” cũng như có thể nói “Quê hương nhớ người ra lính”.
Hiệu quả nghệ thuật thể hiện được nổi nhớ vời vợi, nỗi nhớ mênh mang, nỗi nhớ thắm thiết của người dân quê hương đối với những người ra lính …

Chúc bạn học tốt ! O:)
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom