[Văn 6] Bài viết số 1

B

barbieflower

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Hình tượng những bà mẹ Việt Nam anh hùng luôn in đậm trong tâm trí em. Hãy kể về cuộc đời của một trong những bà mẹ Việt Nam anh hùng mà em biết.

Các bạn viết cho mình dàn bài ( thêm bài văn càng tốt) để tham khảo!

Xin cảm ơn rất nhiều!

 
K

ken_luckykid

CHUYỆN KỂ VỀ MỘT BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
Họ và tên đầy đủ của mẹ là Trần Thị Bảy, người phụ nữ ở một làng quê yên bình nằm dọc theo nhánh phía bắc của sông Côn thuộc xã Nhơn Khánh (An Nhơn, Bình Định) – một xã được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý : Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Và, mẹ cũng là một trong 3 người phụ nữ của xã vinh dự được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Mẹ có 3 người thân, chồng và hai đứa con là liệt sĩ. Tuy vậy, bất cứ ai khi tiếp xúc với mẹ đều nhận thấy rằng mẹ không bao giờ nhắc đến sự hy sinh của gia đình mẹ trong chiến tranh. Và những lúc như vậy, mẹ thường hay kể chuyện về thời con gái, cái thời trồng dâu nuôi tằm, hát hò giã gạo, chuyện yêu nhau của những đôi trai gái bên chiếc gàu sòng vào những đêm trăng đầy lãng mạn... Có một lần tôi vô tình chạm vào nỗi đau của mẹ khi nhắc đến những người thân của mẹ đã hy sinh. Đôi mắt mẹ ngầu đỏ. Tôi nhìn sâu vào đôi mắt mẹ. Dường như mẹ không còn nước mắt để khóc vì 3 vành khăn tang đã lấy hết nước mắt của mẹ từ lâu lắm rồi. Năm 1972, tin từ Đội công tác của xã báo về, chồng bà, ông Đoàn Tỵ đã hy sinh. Rồi, mùa hè năm 1974, Đoàn Thị Thanh, con bé Phó ngày nào của mẹ, người nữ xã đội trưởng Nhơn Khánh đã vĩnh viễn nằm xuống và trẻ mãi ở cái tuổi hai mươi mốt. Mẹ buộc lên đầu chiếc khăn tang thứ hai. Chưa hết, nỗi đau còn bám đuổi lấy mẹ. Đêm giao thừa cuối cùng của cuộc chiến tranh, Đoàn Sĩ Đức, đứa con trai trưởng và duy nhất của mẹ đã hy sinh trên cánh đồng Quan Quang, nơi mà thuở ấu thơ, anh và bè bạn cùng trang lứa thường rủ nhau đi bắt ốc mò cua…
Hòa bình lập lại, nhà mẹ không còn đàn ông. Ba vành khăn tang. Nhà dột cột xiêu. Chuyện áo cơm học hành của 4 đứa con, đứa con gái lớn lại bị câm điếc. Đôi vai mẹ trĩu nặng, bởi người đàn ông của mẹ mãi mãi không về và một mình mẹ phải gánh vác tất cả. Thêm nữa, là cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ, du kích, bộ đội - bao lần bị địch bắt, tra tấn, tù đày nên nhìn mẹ già hơn trước tuổi rất nhiều. Có lần tôi nhìn thấy mẹ dựa vào bụi rào chè trước nhà hướng mắt về phía nam - phía ấy ba người thân của mẹ đã hy sinh, như tìm kiếm một điều gì đó rất thiêng liêng. Có lẽ mãi trong lòng mẹ, họ vẫn sống như ngày nào cùng mẹ quây quần bên mâm cơm đạm bạc và đầm ấm của gia đình.
Với mẹ, riêng tôi vẫn còn nợ một lời hứa. Có lần mẹ nói với tôi: “Cháu hãy giúp bà nói với Đảng ủy, Ủy ban xã một tiếng hổ trợ bà ít đồng để sửa lại cái trần nhà đã mục nát rồi”. Tôi im lặng một hồi, rồi nói: “Bà nói không hay hơn sao?” Mẹ chậm rãi: “Bà nói, anh em không thích và cho bà là công thần, đòi hỏi.” Rồi mẹ đổi giọng một cách trịnh trọng: “Em cứ nói giùm “qua”, “qua” sẽ tưởng cho em”.
Tôi lặng người, nắm lấy bàn tay của mẹ, đôi bàn tay gân guốc, gầy guộc, nhưng thật ấm áp. Tôi muốn nói với mẹ rất nhiều điều. Mẹ phải được như vậy! Tôi tin là mình sẽ nói được cho mẹ, và tôi hứa.
Thời gian trôi qua, chuyện tôi hứa với mẹ ngày nào trôi theo dòng nước. Ít năm sau, tôi trở lại thăm mẹ vào một dịp tết. Lúc ấy, mẹ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Nhơn nhận phụng dưỡng đến cuối đời, đồng thời xã cũng đã hổ trợ cho mẹ sửa lại nhà. Nhưng món me dầm chua ngọt do mẹ tự tay làm khi tết đến xuân về thì không có nữa, bởi vì sức khỏe của mẹ đã yếu lắm rồi. Khi ra về, tôi tự hỏi, sao mẹ không trách mắng tôi? Chỉ có một nụ cười hiền hòa. Tôi chợt nhận ra một điều thật đơn giản: Mẹ là người nhân hậu và vị tha.
Bao năm tôi xa quê, khi trở về thì được tin mẹ đã qua đời năm 2007. Vẫn biết tử sinh là quy luật muôn đời của trời đất, thế nhưng trong sâu thẳm của lòng mình, tôi vẫn thấy xót xa, nuối tiếc và thật khó diễn tả bằng lời, bằng những con chữ a, b, c ráp lại…
Bây giờ 3 đứa con gái của mẹ đã lập gia đình, có cuộc sống ổn định, và một đứa con rể của mẹ hiện đang làm chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhơn Khánh. Riêng chỉ có người con gái tật nguyền thì lo việc thờ cúng của gia đình, và người con gái tật nguyền ấy vẫn mong chờ nhận được chế độ tuất của con liệt sĩ.
Nhân kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng quê hương An Nhơn (30/3/1975 – 30/3/2012), tôi – kẻ xa quê, ghi lại những giòng này như một nén hương muộn xin được tạ lỗi với mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Bảy.
Nguồn : net

 
B

barbieflower

Mình vừa làm được bài này, mong các bạn góp ý!

Bài làm:

Từ xa xưa, chiến tranh đã xuất hiện làm thiệt hại biết bao nhiêu của cải vật chất. Tuy nhiên có lẽ thiệt hại về mặt tinh thần của các mẹ mới là vết thương khó lành nhất. Đó là nỗi đau mất người thân của các mẹ có những người con đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, một sự ra đi không trở về. Đó là nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của họ về cái cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, khiến tinh thần họ sa sút dần theo thời gian. Và một trong những người phụ nữ phải chịu sự mất mát đau thương đó là mẹ Hảo.

Tên đầy đủ của mẹ là Trần Hảo, đồng với nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc hiện tại. Tuy nhiên lứa tuổi mẹ già hơn nhiều, cuộc đời của mẹ cũng cay đắng hơn rất nhiều so với cô ấy. Mẹ hiện tại đã gần bảy mươi tuổi, thân thể càng thêm ốm yếu gầy gò. Mái tóc mẹ bạc trắng xơ xác búi thấp ẩn dưới chiếc khăn xếp cũ kĩ.Làn da nhăn nheo đen sậm do suốt ngày phơi nắng phơi sương, hai gò má hõm lại. Đôi mắt mờ dần theo thời gian, tuy nhiên lại không hề làm mất đi vẻ đẹp của nó. Ánh mắt mẹ hiền hòa không gợn sóng, như hồ nước mùa thu tĩnh lặng êm ả. Mẹ mặc bộ quần áo khá rộng, càng làm tôn lên dáng vẻ hốc hác của mẹ. Cánh tay gầy guộc, bàn tay chai sạn không ngừng cuốc đất. Mẹ bảo làm nhiều như vậy sẽ bớt đi phần nào nỗi nhớ mong chồng con của mẹ. Mỗi lần nói như vậy, mẹ đều im lặng nhìn về phía xa xăm, hốc mắt trong chốc lát đỏ hoe một mảnh. Mẹ luôn ôm mong ước chờ ngày gia đình đoàn tụ, nhưng mẹ biết điều đó là hoàn toàn không thể. Tuy vậy mẹ không thể ngăn nổi nỗi nhớ mong họ, đành phải ngày đêm cật lực cày cấy, cũng gọi là sống cho qua ngày. Cuộc sống tạm bợ lặng lẽ trôi theo thời gian.

Qua hỏi thăm kĩ càng, tôi mới biết mẹ sinh ra trong thời loạn lạc, chiến tranh vô cùng tàn khốc. Gia cảnh lại nghèo nàn, nên chẳng mấy khi được no đủ. Mẹ sống trong mái lều tranh dựng tạm, trong nhà chỉ còn mẫu thân và em trai. Hồi đó 2 chị em mẹ vẫn nhỏ lắm, vì vậy mọi sự chỉ trông chờ vào mẫu thân. Bà ngày đêm cật lực cày cấy cho được bữa cơm, sau vài năm sức bà suy yếu dần. Mẹ thấy vậy liền bất chấp tuổi tác lao vào làm việc nhằm nuôi mẹ già em nhỏ.

Chốc lát đã qua 7 năm, mẫu thân qua đời, em trai trưởng thành, mẹ cũng sớm gả đi. Thế rồi mẹ sống trong cuộc đời bình dị mà hạnh phúc bên chồng. Sau vài năm mẹ sinh ra một mụn con trai. Song chưa kịp vui mừng thì bà được tin ông chuẩn bị bị ra trận. Mặc dù biết rằng đây là vì độc lập đất nước nhưng mẹ vẫn không tránh khỏi đau lòng. Chiến trường tàn khốc lắm, một khi lâm trận thì chỉ có nước tử. Mẹ cố nén bi thương trong lòng, mặc kệ sức khỏe yếu ớt chạy ra tiễn biệt. Tuy nhiên ngay khi chạy tới cửa mẹ chỉ thấy ông đã đi được cả một đoạn dài. Mẹ nhìn bóng ông dần xa, lặng lẽ rơi nước mắt.

Thấm thoắt đã mười mấy năm, đứa con trai mẹ đã trưởng thành. Tuy nhiên, ông trời lại một lần nữa cướp đi niềm vui của mẹ. Người ta đưa tin về làng là chồng mẹ đã hy sinh trên chiến trường. Nụ cười trên khuôn mặt mẹ chưa kịp cứng lại, liền thấy bác trưởng thôn sang thăm, mục đích là nói con trai bà đi làm tình báo. Mẹ suy sụp ngã xuống, bất lực nhìn con trai. Tuy nhiên mẹ vẫn cố gắng gượng cười khuyên con, tất cả vì an nguy tổ quốc. Lần thứ hai tiễn biệt người thân, cảm giác bất an ngày một tăng.

Sau một thời gian, mẹ lại được tin con trai đã tử trong khi làm nhiệm vụ. Mẹ đau đớn khóc suốt gần một tháng trời, hàng ngày thất thần ngồi một mình. Mẹ ngay cả khăn tang cũng không chịu đeo, một mực nói chồng con vẫn còn sống. Người ta chỉ biết lắc đầu nhìn mẹ đầy thương cảm, thi thoảng lại có người sang thăm cho quà bánh. Họ khuyên mẹ nên nghĩ thông suốt. Dù gì bây giờ chiến tranh liên miên, bom đạn không có mắt. Cho dù không sung quân cũng không có nghĩa là bảo toàn được tính mệnh. Dù biết điều này là sự thực nhưng mẹ vẫn một mực phủ nhận cho rằng đây là lời bịa đặt.

Mẹ không ăn không uống cũng chẳng nói chẳng rằng. Mẹ như một cái xác vô hồn ngây người trông ngóng phương xa. Mẹ chỉ biết dùng lệ rửa mặt, những giọt nước mặn chát rơi lách tách trên khuôn mặt hao gầy. Mẹ suy sụp ngả đầu, hai tay ôm lấy tóc, không muốn cho ai thấy bộ dáng hiện tại của mình. Thương tâm, đau đớn,… hại mẹ già đi gần 10 tuổi.

Thời gian trôi qua, tâm mẹ cũng nguội lạnh dần. Mẹ bắt đầu tin những lời khuyên của những người xung quanh. Mẹ sống trầm lặng hơn, lại càng cuồng việc hơn. Ở cái tuổi này đáng ra mẹ phải được con cái phụng dưỡng, thế nhưng, mẹ vẫn tối mặt tối mũi dãi nắng dầm sương. Mẹ thà rằng quên đi chồng con chứ không chịu tin họ không còn tồn tại trên đời.

Mẹ không khóc nữa, chính xác là không còn nước mắt để mà khóc. Mẹ ngày ngày ra đồng làm việc, tối lại tranh thủ thời gian lên nhà trưởng thôn hỏi thăm tin tức chồng con. Mọi người thấy vậy chỉ biết lắc đầu, người phụ nữ này quá cố chấp. Mặc kệ những cái nhìn đồng tình mẹ vẫn như thường lệ đạp xe tới nơi cư trú của ông.

Thấm thoát đã bao nhiêu năm, cuộc sống hiện tại của mẹ coi như không phải lo nghĩ. Nhà nước mỗi tháng đều chu cấp đầy đủ, lại phái người tới tu sửa căn nhà cho mẹ khiến mẹ cảm động không thôi. Tuy nhiên, trong căn nhà vắng bóng trượng phu, mẹ vẫn cô đơn lắm.

Mẹ là một trong những hình tượng đẹp đẽ nhất, sáng chói nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng tổ quốc. Mẹ thầm lặng mà mãnh liệt, dịu dàng nhưng không kém phần kiên quyết, thủy chung mà anh dũng, kiên trung, giản dị, đau thương, vất vả mà đôn hậu. Tuy rằng không xông pha nơi đạn mạc nhưng mẹ vẫn góp một phần lớn trong công cuộc cứu nước. Mẹ Hảo là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ sau này, để họ học tập và noi theo.

@vitconxauxi_vodoi : Cảm ơn bạn rất nhiều!
@ken_luckykid : Cảm ơn bạn rất nhiều!
 
D

doi_denkno1

Họ và tên đầy đủ của mẹ là Trần Thị Bảy, người phụ nữ ở một làng quê yên bình nằm dọc theo nhánh phía bắc của sông Côn thuộc xã Nhơn Khánh (An Nhơn, Bình Định) – một xã được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý : Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Và, mẹ cũng là một trong 3 người phụ nữ của xã vinh dự được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Mẹ có 3 người thân, chồng và hai đứa con là liệt sĩ. Tuy vậy, bất cứ ai khi tiếp xúc với mẹ đều nhận thấy rằng mẹ không bao giờ nhắc đến sự hy sinh của gia đình mẹ trong chiến tranh. Và những lúc như vậy, mẹ thường hay kể chuyện về thời con gái, cái thời trồng dâu nuôi tằm, hát hò giã gạo, chuyện yêu nhau của những đôi trai gái bên chiếc gàu sòng vào những đêm trăng đầy lãng mạn... Có một lần tôi vô tình chạm vào nỗi đau của mẹ khi nhắc đến những người thân của mẹ đã hy sinh. Đôi mắt mẹ ngầu đỏ. Tôi nhìn sâu vào đôi mắt mẹ. Dường như mẹ không còn nước mắt để khóc vì 3 vành khăn tang đã lấy hết nước mắt của mẹ từ lâu lắm rồi. Năm 1972, tin từ Đội công tác của xã báo về, chồng bà, ông Đoàn Tỵ đã hy sinh. Rồi, mùa hè năm 1974, Đoàn Thị Thanh, con bé Phó ngày nào của mẹ, người nữ xã đội trưởng Nhơn Khánh đã vĩnh viễn nằm xuống và trẻ mãi ở cái tuổi hai mươi mốt. Mẹ buộc lên đầu chiếc khăn tang thứ hai. Chưa hết, nỗi đau còn bám đuổi lấy mẹ. Đêm giao thừa cuối cùng của cuộc chiến tranh, Đoàn Sĩ Đức, đứa con trai trưởng và duy nhất của mẹ đã hy sinh trên cánh đồng Quan Quang, nơi mà thuở ấu thơ, anh và bè bạn cùng trang lứa thường rủ nhau đi bắt ốc mò cua… Hòa bình lập lại, nhà mẹ không còn đàn ông. Ba vành khăn tang. Nhà dột cột xiêu. Chuyện áo cơm học hành của 4 đứa con, đứa con gái lớn lại bị câm điếc. Đôi vai mẹ trĩu nặng, bởi người đàn ông của mẹ mãi mãi không về và một mình mẹ phải gánh vác tất cả. Thêm nữa, là cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ, du kích, bộ đội - bao lần bị địch bắt, tra tấn, tù đày nên nhìn mẹ già hơn trước tuổi rất nhiều. Có lần tôi nhìn thấy mẹ dựa vào bụi rào chè trước nhà hướng mắt về phía nam - phía ấy ba người thân của mẹ đã hy sinh, như tìm kiếm một điều gì đó rất thiêng liêng. Có lẽ mãi trong lòng mẹ, họ vẫn sống như ngày nào cùng mẹ quây quần bên mâm cơm đạm bạc và đầm ấm của gia đình.
Với mẹ, riêng tôi vẫn còn nợ một lời hứa. Có lần mẹ nói với tôi: “Cháu hãy giúp bà nói với Đảng ủy, Ủy ban xã một tiếng hổ trợ bà ít đồng để sửa lại cái trần nhà đã mục nát rồi”. Tôi im lặng một hồi, rồi nói: “Bà nói không hay hơn sao?” Mẹ chậm rãi: “Bà nói, anh em không thích và cho bà là công thần, đòi hỏi.” Rồi mẹ đổi giọng một cách trịnh trọng: “Em cứ nói giùm “qua”, “qua” sẽ tưởng cho em”.
Tôi lặng người, nắm lấy bàn tay của mẹ, đôi bàn tay gân guốc, gầy guộc, nhưng thật ấm áp. Tôi muốn nói với mẹ rất nhiều điều. Mẹ phải được như vậy! Tôi tin là mình sẽ nói được cho mẹ, và tôi hứa.
Thời gian trôi qua, chuyện tôi hứa với mẹ ngày nào trôi theo dòng nước. Ít năm sau, tôi trở lại thăm mẹ vào một dịp tết. Lúc ấy, mẹ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Nhơn nhận phụng dưỡng đến cuối đời, đồng thời xã cũng đã hổ trợ cho mẹ sửa lại nhà. Nhưng món me dầm chua ngọt do mẹ tự tay làm khi tết đến xuân về thì không có nữa, bởi vì sức khỏe của mẹ đã yếu lắm rồi. Khi ra về, tôi tự hỏi, sao mẹ không trách mắng tôi? Chỉ có một nụ cười hiền hòa. Tôi chợt nhận ra một điều thật đơn giản: Mẹ là người nhân hậu và vị tha.
Bao năm tôi xa quê, khi trở về thì được tin mẹ đã qua đời năm 2007. Vẫn biết tử sinh là quy luật muôn đời của trời đất, thế nhưng trong sâu thẳm của lòng mình, tôi vẫn thấy xót xa, nuối tiếc và thật khó diễn tả bằng lời, bằng những con chữ a, b, c ráp lại…
Bây giờ 3 đứa con gái của mẹ đã lập gia đình, có cuộc sống ổn định, và một đứa con rể của mẹ hiện đang làm chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhơn Khánh. Riêng chỉ có người con gái tật nguyền thì lo việc thờ cúng của gia đình, và người con gái tật nguyền ấy vẫn mong chờ nhận được chế độ tuất của con liệt sĩ.
Nhân kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng quê hương An Nhơn (30/3/1975 – 30/3/2012), tôi – kẻ xa quê, ghi lại những giòng này như một nén hương muộn xin được tạ lỗi với mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Bảy.
Nguồn : khoacay

 
K

key_bimat

văn 6

mấy bạn cho mình hỏi?
mấy bạn có biết làm bài kể tương tự nhưng mà ko phải kể về người anh hùng mà là:
Bánh chưng,bánh giày ko?
giúp mình với,ngày mai mình cần rồi!
thanks các bạn
 
Top Bottom