Văn 6: ai giúp với

D

dung03022003

dễ mà.nhớ cảm ơn mk đáy nhé

Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.

Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”

Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.

Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.

Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…
 
N

nhanbuithanh

Bài Làm :

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
 
N

nhanbuithanh

Bài viết 2 :

Bài làm:

Sau mười mươi năm xa rời quê hương, hôm nay, 30 tháng 7 năm 2031; tôi đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất với thật nhiều nỗi niềm. Gió heo may chợt thổi, cơn gió buổi sớm mai se xót lòng tôi. Cái nao nao ngày xưa khi bắt đầu sang Úc bỗng từ đâu ập về. Ôi ! Tôi chỉ biết đứng lặng giữa hàng người chen nhau. Chờ một người thân nào đó, hay bạn bè ra đón như lúc tiễn tôi đi du học. Một ý nghĩ chợt hiện lên: “ Mình phải đi, đi về quê hương, về thăm lại ngôi trường Trung Học Phổ Thông Dầu Tiếng mến yêu”.
Ngay lúc đó, vầng thái dương tỉnh giấc, ông cởi bỏ lớp chăn bông ấm áp, toả sáng cho trần gian. Những tia nắng đầu tiên rọi vào mắt tôi. Tôi tỉnh hẳn khỏi sự mơ màng. Gió ngừng thổi, nhường chỗ cho âm thanh nhộn nhịp của Thành Phố. Tôi gấp rút lấy va li, đi về Dầu Tiếng, về trường xưa.
Tôi không còn nhận ra thị trấn Dầu Tiếng bé nhỏ nữa, vì giờ đây, nó đã trở thành một thành phố công nghiệp với các toà nhà cao tầng.Tôi gọi taxi, đi thẳng đến trường. Đường đến trường thật rộng lớn. Hàng cây be bé ngày nào giờ đã thật to, thật cao, bóng rợp mát cả con đường. Ngạc nhiên nối tiếp ngạc nhiên, “Trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm đâu rồi bác tài?”, tôi hỏi bác lái taxi. Bác cười với tôi:”nó đây nè, vẫn ở chỗ cũ đấy thôi!”.
Quả thật, tôi sẽ không nhận ra trường nếu không có tấm bảng điện tử chạy dòng chữ:”WELLCOME TO NGUYEN BINH KHIEM SECONDARY SCHOOL”. Trường nay đã thay da đổi thịt. Sau tấm bảng điện tử là hai hàng cây to, xanh mát. Trường vẫn còn ba dãy phòng nhưng rộng hơn và nối liền với nhau. Mỗi dãy không chỉ hai mà là năm tầng lầu. Vẫn lối kiến trúc cũ nhưng có gì đó thật lạ!Giản dị mà sang trọng .Tường ốp gạch men màu xanh ngọc làm dịu đi cái nắng gay gắt cuối hè. Mái ngói đỏ quen thuộc được thay bởi các tấm pin mặt trời. Tôi bước vào trường, không chút e ngại. Sân trường không còn là nền gạch nữa mà được thay bởi chất liệu tổng hợp.Có sân banh, sân cầu lông,có cả hồ bơi nữa. Tôi rảo bước đi trên hành lang các phòng học. Mọi trang thiết bị đã đổi mới hoàn toàn. Tấm bảng đen cũ kĩ được thay bởi một màn hình lớn, kết nối với máy vi tính ,và dãy bàn ghế inox sáng ánh bạch kim thế chỗ cho những bộ bàn ghế gỗ sần sùi. Cầu thang cuốn đưa tôi lên tầng trên.Các tầng đều được bài trí như nhau. Là ngày hè, trường thật vắng vẻ…
Tôi ghé qua một căn phòng khang trang khác hẳn với các phòng học khác.. Thì ra, đây là thư viện trường. Cùng với màu xanh của trường và cửa sổ hiện đại. Phòng thư viện hoà lẫn vào các dãy phòng học khác. Nó không tách biệt ra như trường ở Úc. Trong phòng đầy đủ các thiết bị dạy học từ môn hoá đến môn văn. Lạc giữa những thiết bị hiện đại ấy là một tủ kính cũ kĩ. Tôi tò mò lại gần xem. A! Cuốn tập san ngày 20-11 của lớp 9A4 niên học 2011-2012. Nó vẫn còn nằm đây sao. Dù giấy đã bạc màu, nhưng hình lớp chúng tôi thuở ấy vẫn còn đó. Chợt , một bàn tay run run đặt lên vai tôi. Tôi quay lai, buột miệng kêu lên “cô”. Đó là cô Tâm, chủ nhiệm lớp 9A4 chúng tôi năm ấy. Tôi hỏi cô : “Cô còn nhớ em là ai không ạ?”. Cô nheo mắt lại.Tôi định nói tên nhưng cô giơ tay ra: “Cô biết em là ai rôi, phải Phúc đó không!”. Tôi xúc động quá, biết lấy lời nào để tả, chỉ biết ôm chầm lấy cô. Giọng cô nghèn nghẹn: “ Cô nhận ra cái dáng béo to của em mà!”. Rồi tôi và cô ngồi lại tâm sự về những chuyện của tôi và cô. Thì ra, giờ cô đã nghỉ hưu rồi, nhưng mến trường nên cô tự nguyện ở lại làm trong thư viện này. Sau chừng ấy năm mà cô chẳng thay đổi gì ngoài mái tóc đã bạc màu, tôi thương cô lắm!.Bao nhiêu kỉ niệm cũ ùa về………
Tôi hỏi thăm cô về thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó và các thầy cô ngày ấy.Các bạn học cũ ngày xưa, nay mỗi người phiêu bạt một phương trời, hẳn đều đã thành đạt? Tôi kể cô nghe về chuyến du học của tôi, về quá trình học tập gian khổ, về công trình khoa học “Trẻ hoá hành tinh xanh” mà tôi và nhóm bạn giáo sư ,tiến sĩ đang theo đuổi,về công ty chế tạo robot mà tôi là kĩ sư trưởng.Cô tròn xoe mắt: “Ồ! Vậy ra những học bổng của Úc lâu nay trường ta nhận được là do công ty của em tài trợ sao?”

Vầng thái dương, vàng vọt như người bệnh hoạn, đang buông mình rơi xuống cuối chân trời, khuất sau áng mây hồng mờ nhạt. Những tia nắng yếu ớt như còn luyến tiếc trần gian, cố rướn mình, liếm xuống mặt đất lần cuối cùng rồi lịm tắt. Tôi đi về nhà cũ, trong nỗi buồn xen lẫn niềm vui. Buồn vì tôi sắp phải ra nước ngoài, không biết khi nào quay lại gặp cô nữa, gặp trường nữa. gặp quê hương Dầu Tiếng dấu yêu. Vui vì nay trường đã đổi mới, tốt hơn, đẹp hơn…
 
Top Bottom