[Văn 5] tả cảnh chuẩn bị đón Tết

P

p3b3o_091098

Một nơi thanh bình yên ả với khói (xe) bụi (công trình) mù mịt giăng trời. Mùa xuân đến, trăm hoa không đua nở nhưng hoa vẫn lòe loẹt khắp phố phường nhờ những chợ hoa mới mọc, con đường Hoa đang dần hé lộ để chờ đêm 30 bầm dập như năm ngoái. Nói chung, Tết sắp đến rồi.

Mùng 1, 2, 3 đảm bảo không bao giờ vui bằng những ngày sau khi đưa vợ chồng lão Táo quân về trời cho đến đêm giao thừa. Mẹ em hí hửng đi sắm Tết nhưng dạo chợ đã đời chê õng ẹo mắc quá rồi... bảo em chở về. Thằng em em dzui dzẻ sơn cửa với một cái mặt méo xệch vì đây không phải là thứ nó thích tự nguyện. Em lại vác cái thân còi cọc còm nhom này vào chỗ làm. Riêng con em gái của em thì đến giờ vẫn chưa nghiệm ra rằng đây là những ngày sắp Tết nên nó thà đi chơi. Tóm lại, nhà em dạo này tình thương mến thương, việc ai ng đó tự lo.

Em yêu cái Tết ở quê em vì người ta cũng như em, Tết họ về quê họ, trả lại cho em cái xứ ồn ào quá đỗi này một sự yên bình đến ngỡ ngàng. Em mặc kệ việc họ phải xếp hàng mua vé hay học internet để vào mạng đặt vé mới được về quê. Em chỉ lo là tốp này đi rồi tốp khác vác mạng tới. Thà họ kiếm em để lì xì thì em không nói, đằng này họ đến chỉ để góp thêm mùi ô nhiễm và bụi xe. Một năm 360 ngày em không phải sống trong cảnh kẹt xe chắc chỉ có 3 mùng, nên em quý 3 mùng này lắm. Dù thiệt tình thì em cũng đi cày liên tục trong những ngày ng ta sung sướng này.

Năm nay em lại ăn chay 9 mùng. Em ăn chay thôi, chứ vẫn theo phong tục thường niên của Tết nhất quê em. Không có pháo, không có bánh chưng nhưn thịt và lại càng không có củ kiệu tôm khô (do ăn chay) nhưng em vẫn tích sẵn nào là mực chay, tôm chay, sườn heo chay trong tủ lạnh. Thêm một ít nấm mèo, nấm tuyết, nấm đông cô và củ quả này nọ để nấu súp chay. Em đang tính mua thêm sả và tầu hủ ky để làm món đùi gà chay, kẹt nỗi chưa mò ra chỗ nào bán... gia vị mùi thịt gà để ướp cho giống. Đã có tương và chao, chỉ có điều em lại lười nấu kiểm do sợ mua phải khoai sùng. Thôi thì Tết này ngày ăn ngày ngủ, không ăn gì âu cũng là ăn chay.
Đã nói là em chạy theo phong tục, nên chắc chắn em sẽ không bỏ qua màn đi gom lì xì. Năm nay em lỗ nặng rồi, hơn 1/2 đám bạn của em tuyên bố rằng không lì xì cho con Còi nữa vì nó đã đi làm, huhu. Đã vậy còn 1 đám lâu la mặc xác cái thông lệ phải có gia đình thì mới cho lì xì, dù em ế móm ế sếu nó vẫn đòi lì xì của em, mà không cho thì chúng nó sẽ trù ẻo.
Đã theo phong tục thì phải theo tới bến, theo đến cùng. Đó là phải sát phạt xì dách tiến lên tá lả. Em tính rồi, mùng 1 em không có đi làm nên sẽ gầy sòng ở nhà. Bởi vậy, ai muốn oánh bài thì chuẩn bị sẵn xiền lẻ sang nhà em nha. Ưu tiên đến nhà sau giờ Ngọ 3 khắc, keke.

Đáng lí nhà em cũng chưng hoa Tết. Hồng, Hướng Dương, cúc mâm xôi, hải đường, lan, xương rồng,... đã không còn nằm trong thú vui tao nhã của em. Em chỉ thèm có 1 giàn dưa chuột lủng lẳng ngay trên cửa cho đúng ý nghĩa của năm con chuột. Rốt cuộc là giờ vẫn chưa có hoa cỏ gì, hôm qua xin xỏ chú vespa xong mí phát giác ra rằng xin lộn chỗ. Thôi thì bạn nào đọc đến dòng này có lòng thì gửi cho em mấy chậu kiểng nha, mỗi ng một chậu cũng tốt, em sẽ trồng dưa chuột sau vậy.

Thôi, em lại phải chở má em đi sắm đồ Tết đây, còn thiếu nhiều thứ lắm lắm. Mà thôi, thằng ku nó lại sơn cửa lớp thứ 2 rồi, đợi sơn khô em ra khỏi nhà vậy, giờ này nắng nóng vật vã. Má ơi, chờ con ngủ đã..

Nguồn http://blog.***************
 
Last edited by a moderator:
M

minh_minh1996

bạn có thể tham khảo ở đây !
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-143818.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-38289.html
một trong những bài tiêu biểu ở đó là :
bài 1 :của bạn tuyetroimuahe_vtn
Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.

Ở miền quê, người ta thường trồng mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm .
Cũng là do khí hậu ở miền Nam thường 2 mùa mưa và mùa khô! Nắng ấm, ko lanhk giá như ngoài Bắc nên cây mai có thể sinh trưởng thuận lợi.
Cứ mỗi dịp xuân về là mai ở miền trong lại đơm hoa!
Nó được coi như là biểu tượng của mùa xuân ở miền Nam việt Nam!
Từ xưa, thú chơi hoa vốn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có Khuất Nguyên yêu hoa Lan; Đào Tiềm trồng hoa Cúc; mới có Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn”; và Cao Bá Quát cả một đời chỉ cúi đầu trước hoa Mai mà thôi (“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”).

Trồng hoa, thưởng thức hoa là một thú vui điền viên của nhiều văn nhân, trí thức, là thú vui thanh tao của những con người có tâm hồn đẹp. Từ đó, chơi hoa và thưởng thức hoa cũng đã trở thành phong tục tao nhã lâu đời và có chiều sâu trong đời sống tinh thần người Việt từ xưa đến nay.

Từ đời Lý, thế kỷ XI, quanh kinh thành Thăng Long đã có mấy làng trồng hoa để phục vụ cho nhu cầu trong kinh thành mà tên đất tên làng còn ghi dấu đến ngày nay ở Hà Nội: “đồng hoa”, Yên Hoa, nay là làng Võng Thị (gần Bưởi); Nghi Tàm gần Hồ Tây; rồi các tên như Hồng Mai, Hoàng Mai, Tương Mai còn gọi là Kẻ Mơ cũng là đất hoa xưa. Xa hơn là Tây Hồ, Quảng Bá, Hữu Tiệp, Đại Yên nối tiếp nhau thành đất hoa cùng với dinh đào Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân) tạo thành một vành đai hoa xung quanh chốn kinh kỳ.

Các triều đại Lý, Trần, Lê đều xây dựng những vườn hoa đẹp trong kinh thành Thăng Long. Nhà dân, những nhà có lối sống bình dân thường bao bên ngoài một hàng rào Râm bụt, lá xanh thẫm, hoa đỏ tươi; một giàn “Thiên lý thơm nghìn dặm xa” đón khách vào cổng (Phùng Khắc Khoan). Ngõ nhỏ với hai dãy Tóc Tiên bên cạnh, trước sân là một luống Hồng, một luống Huệ, mấy khóm Nhài. Bên bể nước là một cây Lan tiêu hoặc một gốc Dạ hợp. Trước hiên nhà, một cây Tầm xuân với “nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”. Hoặc cụm Ngâu to thành bụi được cắt tỉa tạo hình tròn đầy như chiếc mâm xôi, hương hoa Ngâu từ tốn, kín đáo…

Hoa là biểu trưng cho cái đẹp, mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng. Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc. Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh - Nguyễn Trãi). Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa Mai tinh khiết, màu vàng của Mai cũng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển và sang quý, đó là màu của vua chúa ngày xưa.

Hoa Mai nở rực rỡ vào mùa Xuân, là biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng, sự khởi phát trong năm mới. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.

Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…

Ngoài những tiêu chí trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyên nghiệp.

Những người chơi mai chuyên nghiệp còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông...
 
Top Bottom