văn 5 đề thi HSG

D

dovanngochung123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 (5 điểm)
Trong các từ sau có từ nào không thuộc nhóm ? Nếu có, hãy chỉ ra và giải thích tại sao.
a) nhân viên, bệnh nhân, thương nhân, nhân kiệt, nhân chứng, nhân loại, nhân sĩ, nhân trung
b) nhân nghĩa, nhân hòa, nhân đạo, nhân hậu.
Câu 2 (3 điểm)
Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió.
Câu 3 (2 điểm)
Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ được dùng trong phép liên kết đó.
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đợn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Câu 4 (4 điểm)
Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Em thấy hình ảnh trăng trong cách nhìn của mỗi người như thế nào?
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông bảo: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn : như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
Câu 5 (15 điểm)
Em đã đọc những câu chuyện cổ tích và bắt gặp nhiều nhân vật: nàng Bạch Tuyết xinh đẹp, anh Khoai chăm chỉ, ông Bụt hiền lành,… Em hãy tả lại một nhân vật trong truyện cổ tích đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
 
L

leemin_28

Câu 2 (3 điểm)
Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
CN:Nước hoa
VN:chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió.
(hj cũng đi thi nhưng quên mất rồi, hồi lớp 5 kém phần này lắm)
 
L

leemin_28

Đề 3:
A. Mở bài.
- Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?
- Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng).
B. Thân bài.
- Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên.
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt
+ Chòm râu, mái tóc
+ Cây gậy.

- Những lời đối thoại của em với ông tiên.
- Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,…).
C. Kết bài.
- Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.

Nguồn
Zing Blog
 
L

leemin_28

4. - Tác giả sử dụng biện pháp so sánh
- Khi thì dùng từ so sánh (như, tựa); khi thì dùng dấu hai chấm
- Qua cách so sánh trên, hình ảnh trăng hiện lên thật sinh động. Ở mỗi cách nhìn, trăng lại mang một vẻ đẹp khác nhau: với mẹ, trăng là lưỡi liềm(vẻ đẹp của sự lao động); với ông trăng là con thuyền (vẻ đẹp của sự thảnh thơi); với bà trăng là hạt cau phơi (gần gũi và thân thiết); với cháu, trăng là quả chuối vàng (ngộ nghĩnh, cómàu sắc tươi tắn); với bố, trăng như cánh võng chập chờn (có sự hoạt động). Mỗi người khi nhìn tảưng đều liên tưởng đến hình ảnh một sự vật gần gũi với mình.
 
L

leemin_28

Câu 1: a)Từ lạc là nhân trung(chỉ phần lõm từ dưới mũi xuống đến giữa môi trên). Vì nhân trung có tiếng nhân không có nghĩa là “người”. Các từ còn lại đều có tiếng nhân có nghĩa là “người”.
b) Từ lạc là nhân hoà (sự hoà thuận, đoàn kết nhất trí giữa mọi người). Vì nhân hoà tiếng nhân không có nghĩa là “lòng thương người”. Các từ còn lại đều có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”
 
  • Like
Reactions: phạm thị uyên
Top Bottom