Hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Vợ nhặt” của Kim Lân đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt
I. Giới thiệu vài nét về truyện kí và đề tài người phụ nữ trong văn học
1. Truyện kí Việt Nam từ 1945 đến 1975 đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc phản ánh cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam. Bên cạnh những truyện viết về đề tài chiến đấu, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng Cách mạng còn có những truyện viết về cuộc sống thường ngày, đi sâu miêu tả số phận và vẻ đẹp tâm hồn con người lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân được học trong chương trình lớp 12 là những tác phẩm tiêu biểu cho phương diện này.
2. Số phận con người, nhất là người phụ nữ đã trở thành một vấn đề quan trọng đặc biệt được các nhà văn Việt Nam rất quan tâm. Nhưng thân phận những người phụ nữ trong quá khứ vô cùng đau khổ và thường rơi vào bế tắc.
II. Giới thiệu những nét chung về vác nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm
1. Những nhân vật phụ nữ của Tô Hoài, Kim Lân đã được các nhà văn quan sát, miêu tả trong xu thế hiện thực, vận động đi lên nên số phận của các nhân vật này đã đi từ bóng tối đến ánh áng, “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.
2. Mị là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi hà khắc mà hiện thân của nó là cha con thống lí Pá Tra; bà cụ Tứ, vợ Tràng là những nhân vật bị cái đói, cái chết đe dọa cướp đi sự sống. Nhưng họ không mất đi hi vọng vào tương lai và luôn luon tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.
3. Do cái nhìn khám phá riêng biệt độc đáo của từng tác giả trước hiện thực cuộc sống nên mỗi nhân vật cũng có nhiều biểu hiện khác nhau về số phận và vẻ đẹp tâm hồn thật đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
III. Phân tích số phận và vẻ đẹp tâm hồn nhân vật ở mỗi tác phẩm
1. Mị là một cô gái dân tộc Mèo (H’Mông) đã kết tinh được những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ miền núi. Nhưng dưới tầng áp bức khắc nghiệt tàn bạo của cường quyền, thần quyền, hủ tục phong kiến, Mị gần như tê liệt hết sức sống.
- Tô Hoài đã khám pha ra lòng ham sống, khát khao tình yêu, hạnh phúc, tự do tiềm ẩn mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Chình sức sống này là tiền đề quan trọng giúp Mị thoát khỏi nhà ngục thống lí tìm đến Phiền Sa được cán bộ A Châu dìu dắt để trở thành người tự do, người làm chủ cuộc đời mình, chiến đấu, giải phóng quê hương mình như một tất yếu.
- Qua nhân vật Mị, Tô Hoài đã đặt vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc chân chính của người phụ nữ miền núi và con đường giải phóng của họ phải đi từ tự phát đến tự giác, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người chưa hoàn toàn sang trang mới, nhưng ở đoạn cuối của tác phẩm đã hé mở cho họ một tươi lai tươi sáng, tốt đẹp.
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của Kim Lân ở truyện này là sáng tạo được một tình huống rất độc đáo: “Vợ nhặt”, nghĩa là nhặt được vợ giữa nạn đói khủng khiếp. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, Kim Lân đã có điều kiện làm rõ số phận cùng phẩm chất của nhân vật.
a. Vợ Tràng
- Đây là một người phụ nữ bị cái đói xo đẩy thành thân phận bơ vơ. Và cái đói cũng hủy hoại cả thể xác lẫn tâm hồn chị.
- Nhưng khi gặp được người chồng thực sự yêu thươg, gặp bà mẹ chồng đôn hậu, thị đã thành “một người phụ nữ hiền hậu đúng mực”.
b. Bà cụ Tứ
- Sống nghèo khổ dưới đáy cùng của xóm ngụ cư với dáng đi “long khong”, thân hình còm cõi, gương mặt u ám.
- Số phận bắt bà phải sống cuộc sống tối tăm nhưng không thể dập tắt được phầ người, rất người trong tâm hồn bà cụ già nua và nghèo khổ nhưng rất cần cù, chịu thương chịu khó, giàu lòng yêu con, rất mực nhân hật, vị tha và một lòng thương hướng về cái thiện, hướng về tương lai tươi sáng.
c. Viết về nạn đói, Kim Lân không nhằm miêu tả sự tha hóa, sụt giá ducar người phụ nữ, trái lại đã khẳng định khát vọng sóng và phẩm giá của chị.
Kết luận:
1. Đúng như M.Gor-ki đã viết “Văn học là nhân học”, văn học từ muôn đời nay đều nhằm phấn đấu cho con người được sống trong tự do, hạnh phúc và tình yêu gia đình.
2. Chính tấm lòng tin yêu về số phận, phẩm giá của người phụ nữ, cộng với tài năng, cá tính sáng tạo đã giúp cho các tác giả sáng tạo nên những nhân vật phụ nữ vừa có những nét chung phổ biến vừa có những nét riêng độc đáo, rất hấp dẫn như thế