văn 12

L

linhphoebe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi viết : " văn nghệ phụng sự kháng chiến, chưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sông mới. sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta "
hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên ? :confused:
 
C

congchualolem_b

Đề này thuộc lí luận văn học. Bạn thi học sinh giỏi àh?

Mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật, là 2 khối gắn liền trong một thể, bổ sung cho nhau và k thể tách rời.
 
L

linhphoebe

mình đang ôn để đi thi nà! .. câu này có trong sgk văn 12 ( vì thuộc dạng câu hỏi khó ) nên cô cho bọn mình về làm thử - mà đọc đi đọc lại cái đề rùi mà mình vẫn chưa hiểu hết... chán ghê !
 
C

congchualolem_b

"văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sông mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"
Bạn nên đọc lại bài Khái quát văn học Việt Nam trong sgk Văn 12 tập 1, nó sẽ giúp bạn nhiều. Mình nghĩ đề này cũng tương đối thôi, nhưng dạng này nếu thi tỉnh thì sẽ k ra, nếu chọn học sinh thi hsg quốc gia hoặc thi quốc gia thì mới ra vì nó ở cấp độ khó.

Mối quan hệ giữa "văn nghệ" với "kháng chiến" là mắt xích nhỏ trong sợi dây liên hệ giữa "nghệ thuật" và "cuộc đời".

"Văn nghệ phụng sự kháng chiến":

Trong những năm kháng chiến, văn nghệ là đối tượng cổ vũ, phản ánh cách mạng, và không những thế, văn nghệ còn là một vũ khí chiến đấu, cánh tay đắc lực cho kháng chiến. Có thể thấy rằng qua từng chặng đường phát triển của cách mạng luôn có dấu chân của văn nghệ, tiêu biểu là các chặng đường thơ của Tố Hữu hay quá trình sáng tác, những văn phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy một thực tế hiển nhiên, văn nghệ như chiếc bàn đạp để đưa cách mạng đi lên thêm tầm cao mới.

"nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sông mới":
Kháng chiến tạo ra cho văn nghệ một hoàn cảnh mới để bắt đầu thay da đổi thịt, cũng như thu về thì lá rụng, xuân sang thì đâm chồi nảy lộc, kháng chiến cũng thổi vào làng văn nghệ một hơi thở mới, nhịp sống mới từ đó bắt đầu xuất hiện những tên tuổi mới, thể loại mới, tiếng vang mới. Chính sự đòi hỏi và nhu cầu của thực tế mà văn nghệ cũng bắt đầu xoay mình biến đổi, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử văn học Việt Nam, dễ thấy rằng trong giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX, văn học nước ta phát triển một cách mạnh mẽ và nở rộ.

"Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta" :

Phải nhận thấy rằng kháng chiến k chỉ tạo cho văn nghệ sức sống mới mà còn như giúp văn nghệ "lột xác", phá bỏ chiếc áo cũ để thay vào một cái khác mới hơn, giàu sức sống hơn, đa dạng và đa màu sắc hơn. Điều này dễ thấy trong các tác phẩm văn học, từ thể loại, hình thức, nghệ thuật đến nội dung, tư tưởng, tất cả đều được đổi mới. Phân tích và so sánh 1 số tác phẩm tiêu biểu để minh chứng cho điều này.

 
Top Bottom