[văn 12] thơ mùa thu

C

congchualolem_b

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em có cái đề này hơi gay 1 tí, anh chị ai đã có kinh nghiệm xin cho em chút lời hướng dẫn với ạ :D em cám ơn nhiều lắm, em đã phần nào định hướng đc bài làm nhưng vẫn chưa chắc lắm, nếu đc thì có luôn cả bài làm càng tốt ạ :D em cám ơn nhiều :D

Đề: Mùa thu là đề tài thường đc nói đến trong thi ca, mỗi nhà thơ lại có 1 mùa thu riêng vs những cá tính riêng, tuy nhiên vẫn có những nét chung giữa các bài thơ về mùa thu. Hãy chứng minh nhận định trên qua các thi phẩm của các tác giả: Xuân Diệu, Nguyễn Khuyến và Nguyễn Đình Thi.

Đa tạ nhiều lắm ạ :D
 
C

clover9x

Mình có đề hay hơn, bà chị mình đố mình. Mình nghĩ mãi không được chữ nào. Bạn nào pro giúp mình nha. Đề là : Văn học - nhân học.
Thanks nhìu!!! :D:D:D
 
C

congchualolem_b

Đề đó có j đâu bn, văn học và nhân học là câu nói của Gorki :-? có thể đưa vào bài làm đc mà.

Đề này mình hơi gay vì cái dạng của nó hơi lạ vs mình, bn biết thì cho mình vài gợi ý nha :D thanks :X
 
T

thuha_148

Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân. Thu Việt Nam mơ màng quyến rũ với chùm thơ thu ba bài : « Thu vịnh », « Thu điếu », « Thu ẩm » của Nguyễn khuyến ; « Đây mùa thu tới » của Xuân Diệu; « Tiếng thu »Lưu Trọng Lư.... Thu Trung Hoa bát ngát, bâng khuâng với những bài thơ ngâm ngợi mùa thu của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Trương Kế.
mùa thu là mùa có lá vàng rơi lác đác, có trăng thu mờ ảo giữa đêm buồn, có những giọt mưa rơi thánh thót thật lâm ly. nhiều lúc ánh nắng chiều thu làm cho người lữ hành thêm cô độc bâng khuâng, luôn luôn cảm thấy như xa vắng lạc loài như biệt ly hiu quạnh. Vì thế mà nhiều người đã cho rằng, mùa thu là mùa của biệt ly, của xa cách nên tình thu thường nức nở nghẹn ngào. Mùa thu là mùa nhớ nhung từ đó và cũng là nhung nhớ từ đây. Thế nên nói đến mùa thu là nói đến biệt ly nhung nhớ, là nói đến ngăn cách xa nhau, là nói đến chia ly buồn bã và lắm lúc nói đến vĩnh biệt ngàn đời để rồi “nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, còn gì đâu nữa mà khóc với cười.”

- các thi nhân Việt nam nói về sự biệt ly, sự nhung nhớ cũng như những nỗi u buồn giữa mùa thu:

Mây vẫn từng không chim bay đi
Khí trời u uất, hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì

(Xuân Diệu)
Hình ảnh ghi đậm trong tâm trí của Tam nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến là nét chấm phá của bức tranh sơn thủy ,là nét vàng của lá mùa thu giữa những nét xanh của ngõ trúc của sóng của mây,vẻ đẹp thu của vùng quê bắc bộ trở nên đẹp thướt tha hơn qua nét vẻ đầy xúc cảm của Nguyễn Khuyến thật xứng danh nhà thơ.,..nhà thơ của thu. Qua những nét vẽ của nhà thơ lòng ai bỗng rất yêu phong cảnh trù phú đặc trưng của nông thôn bắc bộ ,và càng thấy yêu quê hương mình hơn.
Cảnh mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến không hề ước lệ một chút nào ,mà nó sao...không trang trọng, khuôn sáo như trong văn chương, sách vở mà chỉ là những cảnh gần gũi, quen thuộc như trời thu, gió thu, ao thu, trăng thu,và lá thu … được tác giả thi vị hoá hết sức là tài tình. Ba bài thơ Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh đã gợi được cái hồn, cái thần, cái tinh tế của cảnh vật màu thu, là ba bức tranh đặc sắc về cảnh nông thôn nước ta, nhất là cảnh đồng chiêm trũng miền Bắc.
Nguyễn Khuyến nhìn cảnh vật bằng cặp mắt của người thưởng ngoạn và bằng tâm hồn của một thi nhân ,nên trước vẻ đẹp của đất nước đã phóng bút vẽ lên một bức tranh nghệ thuật tuyệt đẹp. Cảnh sông, núi, trăng, sao, thời tiết, mùa màng qua cảm nhận của ông đều trở nên có hồn và tinh tế...



Tóm lại qua thi ca Việt nam, ta thấy hầu hết các thi nhân nước Việt đều nói đến mùa thu, ca ngợi mùa thu vì mùa thu có những đêm trăng mờ ảo, có những lá vàng rơi tuyệt đẹp, có những giọt mưa thu thánh thót rơi thật lâm ly, bi thảm vv... Và cũng vì mùa thu là mùa của ngăn cách, của ly biệt, là mùa của nức nở nghẹn ngào nên các thi nhân Việt nam không ai mà không xúc động khi thấy mùa thu đến. Vì vậy, qua thi ca Việt nam, ta thấy nhiều nhà thơ đã để lại cho đời những bài thơ trữ tình bất hủ về mùa thu.
 
C

congchualolem_b

haizz, còn có cả bài đất nước của Nguyễn Đình Thi nữa, nét chung và riêng thì tạm thời mình có thể hiểu đc, nhưng mà thấy nó cứ sao sao, bn nói rõ hơn ở bài Đất Nước cho mình tham khảo vs, cái đề này thi HSG mà mình chưa đc học thơ của XD vs NĐT nên cũng khó _._!
 
P

phamminhkhoi

Nguyễn khuyến nhớ đến mùa thu Bắc Bộ, mùa thu cổ điển, mùa thu có lá vàng rơi, có con thuyền, có cụ già buông cần trúc bên mặyt hồ sóng gợn lăn tăn... Ở nguyễn khuyến bao giờ ta cũng thấy thấp thoáng hình ảnh của một vùng quê nào xứ Bắc. Cái loạnh se se của một buổi sớm bát chợt nhận thấy thu về:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Đọc máy câu này, ai không thấy cái lạnh lùng, cô quạnh, cái trống trải, mênh mang. Thơ Nguyễn khuyến đẹp cái đẹp nửa bình dị, nửa điềm tĩnh, nửa dửng dưng, cái đẹp đơn sơ lạ lùng thường thấy trong thơ Lý Bạch, Đỗ phủ. Giữa cảnh trống trải đó, mình thi nhân một con thuyền ngồi buông cần ngẫm về nhân tình thế thái, thấp thoáng bóng hình của các triết gia ngày xưa.

Nói đến mùa thu mấy ai không buồn, không u ám, không lẻ loi, không khóc than, không nức nở, mà nói về mùa thu xưa nay mấy ai không nói đến cái biệt ly, cái đau xót, cái tang thương của "một khóm lá vàng rơi" ? Sang đến Thơ mới, Bích khê run lên:

Ô hay ! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông

Ta tháy lá rơi, hoa rơi, nắng rơi, hay còn là một thứ gì đó trong lòng ta cứ rơi, rơi hoài, mà trời thì mênh mông, mỗi lúc ta tháy một lạc lõng.

Xuân diệu cũng có những thoáng buồn "rờn rợn" (hoài Thanh)

Mây vẫn từng không chim bay đi
Khí trời u uất, hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì

Mùa thu trong Xuân diệu là một mùa thu mộng, một mùa thu mà ta không biết chắc là mùa thu nào, không phải năm nay mà cũng không phải năm sau. Mùa thu xuất phát từ chính những rung động tâm tư sâu kín. Nguyễn khuyến cảm nhận mùa thu từ một làn gió lạnh đầu mùa, Xuân diệu cũng nhận ra từ một

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Nguyễn đình thi- một người con Hà Nội- cũng nhận ra nỗi buồn man mác đó, trước khi hoà mình vào cái vui chung trong bài ca Đất nước

Gió thổi mùa thu vào hà nội
...
Sau lưng thềm, nắng lá rơi đầy

Cả ba mùa thi đều là ba mùa thu trong tâm tưởng: mùa thu sẽ buồn theo tâm trạng, sẽ vui theo nỗi lòng, mà mùa thu hay kéo đến nỗi buồn đau. Ta không hiểu bờ ao thu trong Nguyễn khuyến, mùa thu của xuân diệu hay là cái chớm lạnh trong lòng Hà nội kia, nếu dem cân đong đo đếm, nó có thiệt lạnh, thiệt buồn, thiệt trống vắng thế không. Có lẽ xuyên suốt ba bài thơ là nhiều thời thơ, nhưng hồn thơ duy nhất chắc chỉ có một !
 
Top Bottom