Văn 12! Phân tích "Vợ chồng A Phủ" để làm rõ nhận định.

N

nhokdangyeu01

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong truyện ngắn "Mùa lạc" của nhà văn Nguyễn Khải đã nêu ra 1 triết lí sống rất lạc quan:"Ở đời này không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là con người phải dũng cảm vượt qua những ranh giới ấy".
Phân tích tình cảnh của 2 nhân vật Mị và A Phủ trong đoạn trích "Vợ chồng A Phủ ở Hồng Ngài" để làm sáng tỏ nhận định trên

Chú ý tên tiêu đề nhé em.
 
Last edited by a moderator:
N

nhokdangyeu01

Trong truyện ngắn "Mùa lạc" của nhà văn Nguyễn Khải đã nêu ra 1 triết lí sống rất lạc quan:"Ở đời này không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là con người phải dũng cảm vượt qua những ranh giới ấy".
Phân tích tình cảnh của 2 nhân vật Mị và A Phủ trong đoạn trích "Vợ chồng A Phủ ở Hồng Ngài" để làm sáng tỏ nhận định trên
Sao không có ai giúp mình hết trơn vậy? Mấy bạn học giỏi văn ơi giúp mình cái! huhuhu...:(:(:(:(:(:(:(:(
 
D

datiniai

Trong truyện ngắn "Mùa lạc" của nhà văn Nguyễn Khải đã nêu ra 1 triết lí sống rất lạc quan:"Ở đời này không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là con người phải dũng cảm vượt qua những ranh giới ấy".
Phân tích tình cảnh của 2 nhân vật Mị và A Phủ trong đoạn trích "Vợ chồng A Phủ ở Hồng Ngài" để làm sáng tỏ nhận định trên

Mình chỉ có thể nêu 1 số ý trong thân bài như này, bạn phải tham khảo thêm vì chưa chắc nó đã đầy đủ ^^
Thứ nhất là bạn phải làm rõ nhận định trên "Ở đời này không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là con người phải dũng cảm vượt qua những ranh giới ấy". Rồi chúng ta mới bắt đầu phân tích.
Thứ nhất, đường cùng trong truyện là gì? Từ một cô gái xinh đẹp, thổi sáo hay nức tiếng khắp nơi, bị bắt về “cúng trình ma” nhà A Sử, sau khi muốn tự tử mà không được vì thương bố, Mị phải chấp nhận làm dâu - làm con trâu, con ngựa cho nhà thống lý Pá Tra. Bị hành hạ, đối xử tàn tệ, tưởng như Mị đã mất hết sức sống, mất hết ý chí mà trở thành cái xác vô hồn. Còn với A Phủ thì chính lúc làm mất con trâu ( hay con bò gì đó, ôi mình không nhớ nổi, xin lỗi) chính là lúc bi kịch của chàng bắt đầu.
Thứ hai, tại sao con người lại không đủ dũng khí để tiến bước? Ví dụ như ở nhân vật Mị, Mị đã phải vì cha mà muốn tự tự cũng không dám tự tử đành lầm lũi sống qua ngày trong nhà thống lí Pá Tra dẫu biết mình chẳng bằng con trâu, con ngựa
Thứ 3, ranh giới trong truyện ở đây là gì? . Đó là ngày xuân muộn ở Hồng Ngài, Mị đòi đi chơi xuân (dù sau đó bị A Sử bắt trói vào cột nhà) Đó là ngày tết Mị lén lấy rượu uống từng ngụm lớn. Và tiêu biểu nhất, đỉnh cao của tác phẩm là khi cô cắt dây trói cho A Phủ và xin đi theo. Còn với A Phủ thì đó chính là lúc Mị cởi trói cho mình.
Thứ 4, tại sao lại phải tiến bước? Đó chính là hành động giải thoát cho người khác và cho chính bản thân mình. Tưởng chừng như, sau biết bao hy sinh đau khổ, sư sống, khát khao hạnh phúc trong cô đã bị dập tắt. Nhưng không, nó vẫn cháy âm ỉ thành một sức mạnh giúp cô vượt qua cái ranh giới ấy mà tìm tới hạnh phúc, tìm lại sự sống (và quả thật, tới Phiềng Sa, tìm được ánh sáng của cách mạng Mị và A Phủ đã có cuộc sống đúng nghĩa)
Thừ đó suy ra kết luận: Một con người như Mị, tưởng như bị đẩy tới “bước đường cùng” nhưng vẫn đủ sức mạnh để vượt qua. Đó chính là minh chứng: trên đời này không có bước đường cùng mà đó chỉ là ranh giới mà chúng ta phải vượt qua mà thôi.

Trên đây là một số ý mà mình biết, còn bạn phải tìm hiểu thêm để có thể làm đc bài đúng và đầy đủ ^^
 
N

nhokdangyeu01

Cái nay khó mà gu gờ không có bạn ạ :( :-SS
Để mình tu luyện thêm một chút rồi sẽ làm sau nhé ^^

Rất cám ơn về gợi ý của bạn, đồng thời nhờ bạn viết hộ mình mở bài với kết bài với nha:p . thanks, yêu bạn nhiều:-*
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom