[VĂN 12] phân tích tác phẩm '' vợ nhặt''

L

ly_lovely_16111997

Truyện kể về Tràng một chàng trai nghèo dân ngụ cư đã nhặt được vợ trong nạn đói Ất Dậu (1945). Tràng là một người xấu xí thô kệch,ế vợ.Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Một lần xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với môt cô gái,vài ngày sau gặp lại cô gái ấy trông thât rách nát và đói. Tràng đã mời cô gái một bửa ăn cô gái liền ăn một chập bốn bát bánh đúc và với những câu nói đua đẩy thì thị đã nhận lời về làm vợ Tràng. Chỉ một vài câu bông đùa mà Tràng lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 Việc nhặt được vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên và cả bà Cụ Tứ ( mẹ Tràng ) củng không nổi bàng hoàng ngạc nhiên và sự lo lăng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong "bữa cơm" đón nàng dâu mới, họ chỉ nói toàn chuyện vui. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.
 
B

buimaihuong

Tóm tắt VỢ NHẶT (1955) – Kim Lân (in trong tập Con có xấu xí, 1962)

Giữa lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói đầu năm 1945, vào một buổi chiều tà, Tràng- một người nông dân nghèo, luống tuổi, thô kệch, lại dở hơi- dẫn một người phụ nữ về nhà.

Vì đang lâm cảnh ngộ đói rách cùng đường nên chỉ qua vài lần gặp gỡ với một vài câu nói đùa, rồi cắm đầu ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc do Tràng “chiêu đãi”, người phụ nữ này ưng thuận theo không anh về nhà

Mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình.

Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới

Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám.

Qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phất phới.
 
Top Bottom