Đây là đề hay, nhưng ít có trên mạng. Mời các cao nhân vào phân tích.
- Chất thơ trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành:
-
Hình tượng cây xà nu trong xúc cảm trữ tình mãnh liệt của nhà văn.
Nhà văn đã đem hết bút lực để tả một khu rừng xà nu:
“Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”
“Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở. Cạnh một câu xà nu ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”
“Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”
Đó là những câu văn đẹp, gợi cảm, tạo một cảnh tượng tuyệt vời, nên thơ, tráng lệ, có sức gây ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Những hình ảnh so sánh độc đáo, kì vĩ nhằm tái hiện một rừng xà nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng...Đọc những đoạn văn tả rừng xà nu, người đọc dễ nhận ra một giọng văn đằm thắm chất trữ tình, khi trầm hùng, khi trang nghiêm, xúc động, khi tha thiết tuôn chảy theo dòng hồi tưởng. Lời văn của “Rừng xà nu” giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, nhiều đoạn văn trau chuốt, mượt óng như ngôn ngữ một bài thơ.
Không phải ngẫu nhiên mà có một câu văn được lặp lại gần y nguyên đến hai lần ở phần mở đầu và kết thúc:
“Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Đó là điệp khúc trầm hùng làm nền cho toàn bộ câu chuyện, để nhà văn suy ngẫm về mạch sống của đất nước và sức sống của nhân dân.
Cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu là cảm hứng ngợi ca. Nguyễn Trung Thành ngợi ca phẩm chất phóng khoáng, hào hiệp, sức sống bất diệt, khao khát tự do của con người Tây Nguyên...
- Khát vọng tự do cháy bỏng của người dân Tây Nguyên:
Chất thơ là một đối cực của thực tại nhưng vút lên từ thực tại. Như vậy, chất thơ cần có một đối cực là thực tại khắc nghiệt. Ngay từ đầu tác phẩm, ta đã thấy làng Xô Man phải đối đầu với những thử thách ác liệt, dữ dội
“...không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng...Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng: Ai nuôi cộng sản thi coi đó!”
“Nó giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”
Tác giả đã xây dựng một hệ thống các nhân vật đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc: cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng. Trong cuộc đối đầu lịch sử đó, người dân Xô Man đã chiến đấu bằng niềm tin, bằng lí tưởng, bằng khát vọng và bằng cả những chân lí đúc kết được từ trong đau thương.