[văn 12] NLXH- "Hiện tượng giúp đỡ các em mô côi lang thang cơ nhỡ"

H

hoang_bao

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

help me các bạn ơi giúp mình lam đề văn này đi khó quá
ĐỀ Bài :hiện nay có rất nhiêu cá nhân tập thể nhận các trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa về tập trung trong các trương lớp hoặc gia đình mình để nuôi nấng dạy dỗ các em, em có suy nghĩ gì về việc làm đó ??
giúp mình đi khó quá!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
T

trang.linhngoc

1. Thực trạng trẻ em lang lang, cơ nhỡ
- Trẻ em lang thang, cơ nhỡ là những trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên bị mồ côi cả cha và mẹ, k nơi nượng tựa, bị bỏ rơi, do cha mẹ bất hoà, gia đình khó khăn hay 1 lí do nào đó mà k có người chăm sóc, nuôi dưỡng ,sớm phải sống lang thang, tự lập
- Cuộc sống của trẻ em lang thang, cơ nhớ phần lớn là đói rách, nghèo khổ k học hành đến nơi đến chốn, k đc bao bọc, che chở trong vòng tay yêu thuương của cha mẹ hay người thân. Nhìn chung, đó là những trẻ em chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh bởi là trẻ thơ mà k có tuổi thơ
- Trẻ em lang thang cơ nhỡ đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức: luôn bị đói nghèo, bệnh tật đe doạ, bị bóc lột sức lao động; dễ bị kẻ sấu lợi dụng làm việc phạm pháp, dễ bị tha hoá; cuộc sống k ổn định, tương lai mờ mịt, sống hnay mà k biết ngày mai sẽ sống ra sao
2. Hoạt động giúp trẻ em lang thang cơ nhớ
- Trên khắp cả nước có nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện chung tay giúp đỡ những trẻ em bất hạnh này
+ Sư thầy Đàm Thích Lan ở chùa Bồ Đề( quận Long Biên- HN) đón nhận nuôi dưỡng 50 trẻ em bị bỏ rơi, cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ nghiện ngập đem con gửi nhà chùa nuôi dưỡng k trở lại, người già neo đơn, hằng ngày sư thầy dạy các trẻ những điều thiện theo giáo lí Phật, cho học văn hoá, dạy các em làm những công việc nhà chùa theo sức của mình
+ Cô nhi việc Thánh An( Giáo phận Bùi Chu- Xuân Trường- Nam Định) sẵn sàng tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ bị khuyết tật như bại liệt thần kinh, bị di chứng chất độc màu da cam k phân biệt lương- giáo. Cô nhi việc đã giúp các em học văn hoá, dạy nghề để hoà nhập cộng đồng. Từ 1993 đến nay đã nhận 201 trẻ em mồ côi bị bỏ rơi, trong số đó đã có 23 em đc nhận làm con nuôi, 8 em đi học đại học, 9 em đang học THPT, 22 em đang học từ mẫu giáo đến THCS, 6 em đã trưởng thành đi làm ở hn, tphcm
+ Mái ấm Diệu Giác( phường Bình An, Q2- Tp HCM) có 17 bà mẹ ngày đêm túc trực chăm lo cho 120 đứa con từ 4 ngày đến 18t. Các bà mẹ làm việc tất bật như 1 doanh nhân chỉ khác ở chỗ các doanh nhân thì có phúc lợi, lương bổng còn với những ng mẹ hiền làm việc suốt 24h/ngày k lương bổng này thì niềm vui duy nhất là nhìn thấy các con khoẻ mạnh khôn lớn con nào cũng ngoan ngoãn lễ phép. Từ mái ấm tình thương này đã có 3 em học đại học GTVT Tp HCM,...
+ Nhiều các nhân tập thể hảo tâm tuy k trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em lang thang cơ nhỡ nhưng luôn sẵn lòng ủng hộ vận động quyên góp tiền, quần áo sách vở thuốc men cho những cá nhân và tập thể đang cưu mang những trẻ em bất hạnh. Đáng quan tâm là những cuộc vận động lớn như Nhịp cầu trái tim, Nối vòng tay lớn....đc tổ chức thường xuyên mỗi năm
- Có thể khẳng định đây là 1 hoạt động có ý nghĩa xã hội lớn lao mang tính nhân đạo sâu sắc. Nó góp phần giảm bớt những bất hạnh mà trẻ em lang thang cơ nhỡ đang phải gánh chịu: trả lại cho các em cuộc sống hạnh phúc, nụ cười hôn nhiên thơ trẻ, giúp các em có môi trường lành mạnh để phát triển nhân cách tạo cho các em cơ hội thuận lợi để sống tự lập khi bước vào cuộc sống; giảm bơt nguy cơ tội phạm và tệ nạn xã hội
3. Bình luận đáh giá
- Khâm phục cảm động trc tấm lòng nhân hậu và nghĩa cử cao đẹp của những cá nhân tập thể đang nuôi dưỡng, ủng hộ giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ
- Tình nguyện tự giác tham gia các hoạt động giúp đỡ trẻ em bất hạnh ở nơi cư trú, học tập hay công tác : quyên góp sách vơ đồ dùng sinh hoạt chăm sóc trẻ em bất hạnh trong các mái ấm, cơ sở tình thương dạy văn hoá trò chuyện tâm tình với trẻ em
- Tích cực tuyên truyền vận động cộng đồng chung tay giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhớ
- Mở rộng nâng cao: Bản chất và truyền thống nhân đạo của dân tộc ( "Nhiều điều phủ lấy giá gương/ Người trong 1 nước phải thương nhau cùng)
 
H

hongnhungqtam

bạn nào làm thử đề này xem:
nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu truyện tiếng vọng rừng sâu
"Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: "Tôi ghét người". Câu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con".
 
Top Bottom