Văn 12 [Văn 12] Nghị luận xã hội

tuyet tram

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tư 2017
28
4
31
24

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp
Dàn ý:
1. Dẫn dắt và giới thiệu: Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại. Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, một hành động tương thân tương ái "lá lành đùm lá rách", thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương con người, lòng nhân ái bao dung, biết sẻ chia những khó khăn giữa người với người trong cuộc sống.. Đó có lẽ không còn là một hành động xa lại đói với người Việt Nam.
2. Giải thích:
- Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chính vì thế, máu có một vai tròng quan trọng, là một phần không thể thiếu trong sự sống của mỗi con người. Đó là một món quá vô cùng quý giá mà chúng ta luôn nâng niu, trân trọng nó.
- Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong ngành y học, rất nhiều loại thuốc được chế tạo ra để điều trị bệnh nhưng ít có loại thuốc nào lại hiệu quả bằng việc điều trị trực tiếp bằng máu.
=> Bởi vậy, mỗi chúng ta đều có thể cho đi giọt máu hồng của mình để san sẻ sự sống với người khác. Những ánh mắt ước ao được về nhà đón Trung Thu cùng gia đình của các em thiếu nhi, những niềm khát khao được đoàn viên cùng gia đình để đón năm mới, Tết đến xuân về của biết bao nhiêu những người đang chật vật với căn bệnh của mình. Tất cả thôi thúc chúng ta phải hành động để cứu giúp người khác, để san sẻ yêu thương, giúp họ sớm được bình an trở về tổ ấm của mình
3. Ý nghĩa:
- Với thông điệp: “ Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại” đã bao trọn ý nghĩa và mục đích lớn lao trong các chiến dịch hiến máu nhân đạo. Mỗi giọt máu là biểu hiện của sự sống và tiếp sức cho sự sống. Khi dòng máu chảy trong cơ thể một người chỉ là để duy trì sự sống nhưng cũng dòng máu ấy chảy trong cơ thể nhiều người thì nó trở thành một làn sóng của yêu thương và chia sẻ phần đời quý giá nhất trong cuộc sống con người.
- Không dừng lại ở đó, việc hiến máu nhân đạo còn là thể hiện tấm lòng thương yêu nhau, "lá lành đùm lá rách" - một trong những nét đẹp, hành động nhân đạo mà cha ông ta đã gây dựng và đúc kết. Đồng thời, khi hiến máu, chúng ta duy trì được nét đẹp ấy, gánh vác được hết trọng trách, chuyền lại cho con cháu mai sau những truyền thống nhân đạo mà cha ông ta để lại .
- Hành động hiếm máu của chúng ta như một làn sóng lan tỏa đến người khác, đánh thức tình yêu thương con người trong biết bao nhiêu những con người chỉ chú tâm đến bản thân mình mà quên đi người khác.
- Cuộc sống của con người dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và xã hội. Những rủi ro, bất hạnh, khó khăn ngoài ý muốn làm cho nhiều người rơi vào tình cảnh nguy cấp, Chúng ta cũng thế. Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta dang rộng vòng tay giúp đỡ họ và khi ta lâm nguy, những người khác cũng sẽ giúp lại chúng ta.
- Ngoài việc cứu sống tính mạng con người, hiến máu còn mang lại sức khoẻ cho chính người hiến máu. Khoa học đã chứng minh việc hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe, nếu một người mất đi 10–15% lượng máu thì không ảnh hưởng gì đến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể vì ngay lúc đó máu dự trữ sẽ được đưa ra lưu thông trong tuần hoàn máu. Khi tham gia hiến máu, máu của chúng ta được đổi mới hằng ngày, sản sinh lượng máu mới, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8-10 lần so với bình thường. Hoạt động này nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3-4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường, khi đó các thành phần trong máu được trẻ hoá, nâng cao sức đề kháng chống bệnh tật. Hiến máu nhiều lần giảm nguy cơ ứ đọng sắt và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, rất có lợi đối với người có quá nhiều hồng cầu, sắt và lượng máu đặc. (Trích Internet)
4. Dẫn chứng:
- James Christopher Harrison, OAM, còn được gọi là Người đàn ông có cánh tay vànglà một người hiến huyết tươngÚc. Trong huyết tương của ông có một thành phần đặc biệt được sử dụng để chữa bệnh Rhesus. Ông đã hiến máu hơn 1000 lần trong suốt cuộc đời mình, và lượng máu này ước tính đã được sử dụng để cứu sống hơn hai triệu trẻ sơ sinh còn trong bụng mẹ khỏi căn bệnh trên.
- Ngày nay, tại các trường học, địa phương, có rất nhiều tổ chức vận đông hiến máu tình nguyện trong đó có sự tham gia của rất nhiều các học sinh, sinh viên - những con người trẻ tuổi đang hừng hực khí thế, ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê. Điển hình là chương trình Trung Thu Cho Em - của viện huyết học truyền máu trung ương, với sự tham gia của hơn 4000 tình nguyện viên từ khắp địa bàn trên Hà Nội. Chương trình qua đi và để lại con số ấn tượng với hơn 3000 đơn vị máu nhận về. Điều này tạo động lực lớn cho mọi người xung quanh và tạo nên niềm tin về sự sống, tương lai tươi sáng cho những người đang gặp khó khăn, nguy kịch
5. Bài học nhận thức và hành động:
- Việc hiến máu mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Hiến máu không có hại cho sức khỏe nếu được thực hiện đúng quy trình.
- Mỗi chúng ta hãy nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo, Khi có điều kiện, hãy tham gia hiến máu tình nguyện để san sẻ sự sống cho người khác.
- Hãy trở thành tình nguyện viên vận động hiến máu để nâng cao nhận thức của mọi người về hiến máu nhân đạo - một nghĩa cử cao đẹp. Từ đó, khơi gọi lòng đồng cảm, sự yêu thương trong sâu thẳm của mỗi con người để họ cùng giúp đỡ người khác.
 
  • Like
Reactions: Ye Ye
Top Bottom