[VĂN 12] Nghị luận xã hội.

P

pengoc_kute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai giúp em lập dàn ý đề bài này ná
''AI CHIẾN THẮNG MÀ KHÔNG HỀ CHIẾN BẠI
AI NÊN KHÔN MÀ CHẲNG DẠI ĐÔI LẦN''
mọi người làm chi tiêt giúp em nhá
thank mọi người nhiều nhé.
chú ý cách đặt tiêu đề + dùng ít icon thôi nhé.
Thân!
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Đề bài: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
(Tố Hữu, Dậy mà đi)
Viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống.
Bài làm:
Sự thắng và bại, dại và khôn là những yếu tố luôn tham gia vào sự tạo thanh cuộc sống của từng cá nhân. Trong sự đối lập giữa chiến thắng và chiến bại, giữa dại và khôn, con người vẫn thường tìm đến chiến thắng, sự khôn ngoan để xây dựng cuộc sống tốt đẹp như ý muốn. Nhưng ta có nên chỉ tôn trọng chiến thắng mà coi khinh thất bại, tìm sự khôn ngoan và tránh sự dại khờ trong cuộc sống? Nói về vấn đề này, nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ:
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Những dòng thơ ấy đã gợi ra nhiều cách nghĩ, cách nhìn mới rất đáng trân trọng về mối liên hệ giữa thắng và bại,dại và khôn trong cuộc sống
Theo cách nhìn nhận thông thường, sự chiến thắng, khôn ngoan được coi là những yếu tố tích cực mà con người có trách nhiệm phải tìm tới để có được cuộc sống nhiều niềm vui. Còn sự thất bại, dại khờ luôn được đánh giá là những yếu tố tiêu cực, chỉ khiến cuộc sống con người thêm nhiều nỗi buồn, trắc trở. Sự phân biệt giữa các yếu tố được xác lập rất rõ, một bên luôn nhận được nhiều sự trân trọng và một bên chỉ có sự ghẻ lạnh, hắt hủi. Nhưng tron câu thơ của Tố Hữu, sự phân định đó đã được thay thế băng một cách nhìn mới. Trong cách nhìn ấy,thành và bại, dại và khôn không chỉ đối lập mà còn tương giao, là sự chuyển tiếp lẫn nhau. Sự thất bại, dại khờ không là những điều đáng hổ thẹn mà là những thử thách cần phải vượt qua để tìm ánh sáng của sự thành công, sự khôn ngoan. Thắng và bại, dại và khôn chỉ là những quá trình, những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để làm nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người tìm được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng, và làm sự thành công đó thêm ý nghĩa. Sự dại khờ là điều ai cũng phải trải qua ở những chặng đường khác nhau của cuộc đời để thêm khôn ngoan, chín chắn. Qua đó, nhà thơ Tố Hữu cũng ngầm khẳng định giá trị của sự bền lòng, bền chí trong mối tương giao giữa thắng và bại,dại, khôn. Chính sự bền chí, kiên nhẫn là điều kiện không thể thiếu để mỗi người từ sự thất bại, dại khờ tìm được con đường đúng đắn để vươn tới sự thành công, sự khôn ngoan. Cũng chính sự bền chí là chìa khóa giúp từng người hiểu được vị thế, khả năng của mình giữa những nẻo đường chuyển giao giữa thắng-bại, dại- khôn.
Lịch sử đã từng ghi nhận rất nhiều cuộc đời mà thành quả lớn lao của họ gắn liền với nỗ lực họ phải bỏ ra để từ thất bại, dại khờ tìm đến khôn ngoan, thành công. Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, văn hào Ban- dắc đã gặp phải nhiều nỗi khổ hơn là niềm vui, nhiều sự chê cười hơn là sự ngợi khen. Nhưng Ban-dắc không vì thế mà đánh mất đi sự tự hào và niềm tin vào khả năng của mình. Càng gặp nhiều thử thách, ông càng rút ra nhiều kinh nghiệm và càng nỗ lực sáng tác hơn. Sự nỗ lực và kiên trì đã giúp Ban-dắc từ thất bại tìm đến thành công, từ một cây bút luôn bị coi thường trở thành một đại văn hào. Với A-ri-xtôt, ông là một trong những nhà triết học, khoa học vĩ đại nhất thời đại của ông. Nhưng để có được sự thành công và uyên bác ấy, bản thân ông đã trải qua rất nhiều khó khăn từ thời còn trẻ.Ngay chính thiên tài Anh-xtanh cũng gặp rất nhiều khó khăn thởi tuổi trẻ. Nhưng có ai biết ẩn sau sự dại khờ của đứa trẻ Anh-xtanh khi ấy là một sự khôn ngoan, uyên bác bậc thầy của nhà khoa học Anh-xtanh sau này. ở những bước chân đầu tiên vào thế giới của các nhà vật lí, Anh-xtanh đã phải rất vất vả để bảo vệ những nghiên cứu của mình. Nhưng khi ông đã vượt qua mọi sự thất bại và dại khờ, cuộc đời ông trở thành một tấm gương mà nhân loại sẽ mãi còn nhớ đến và trân trọng. Không chỉ Ban-dắc, A-ri-xtốt, Anh-xtanh….mà còn rất nhiều danh nhân khác mà nhân loại không thể nào quên sự cống hiến, những thành tựu của họ. Ai cũng phải trải qua một cuộc đời thắng và bại, dại và khôn luân chuyển tiếp lẫn nhau. Thất bại, dại khờ chỉ càng là động lực cho họ sửa sai. Sự thành công và uyên bác không làm họ quên đi khát khao học tập, cống hiến. Với họ, thắng và bại, dại và khôn đều không mang ý nghĩa quá tích cực hay tiêu cực mà là những chặng đường mỗi người đều phải vượt qua cho sự trưởng thành của mình.
Thắng và bại, dại và khôn luôn đến và đi không một lời báo trước. Đó đều là những bài học cuộc sống đem đến cho con người. Không có người luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ. Chỉ có những người có thể và không thể nhận ra những cơ hội và thử thách mình gặp phải, cả khi thành công hay thất bại, thông minh hay dại khờ.Điều đáng quý nhất mà lời thơ trên của Tố Hữu đem đến là thái độ tỉnh táo và kiên trì cần có để nhìn rõ quy luật những dòng chảy của thắng, bại, dại, khôn. Dù đang đứng giữa yếu tố nào, con người vẫn cần có thái độ sống đó. Bằng cách nhìn nhận cuộc sống như vậy, sự thắng bại, dại, khôn tạm thời góp phần tạo nên những gì vĩnh hằng mà cuộc đời để lại. Thắng, bại,dại, khôn chỉ là những yếu tố luôn đến và đi, điều còn ở lại là sự trưởng thành và chín chắn, sự kiên trì và tỉnh táo mà con người tìm ra được.
Nhưng dù thắng, bại, dại, khôn luôn chuyển tiếp lẫn nhau, yếu tố quyết định sự chuyển tiếp ấy vẫn là nhận thức của con người. Thất bại sẽ mãi còn đó nếu con người không rút ra những kinh nghiệm hợp lí để tìm tới thành công. Sự dại khờ sẽ ám ảnh một cuộc đời mãi mãi nếu cuộc đời đó không có ý thức tìm đến cơ hội để có sự khôn ngoan. Lúc đó, sự thất bại, dại khờ chỉ còn mang nghĩa tiêu cực như cách nhìn nhận thông thường. Bên cạnh đó, vẫn còn những cá nhân mang cách nhìn rất sai lâm về thành bại. Họ dựa vào sự chuyển tiếp của thành bại để biện hộ cho một chuỗi thất bại, dại khờ của mình. Không phải cuộc sống làm họ thất bại mà chính họ đã khiến mình như vậy ngay khi bước vào cuộc sống.
Trong cuộc sống vẫn đầy thay đổi của ngày hôm nay, sự đến và đi của thắng, bại, dại, khôn càng không thể báo trước. Điều làm nên bản lĩnh sống của từng cá nhân là thái độ, những bước đi của cá nhân đó trong sự luân chuyển giữa các yếu tố trên. Sự sợ hãi , lúng túng, bi quan những lúc vấp ngã vì thử thách chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn. Thái độ sống, sự nhìn nhậnđúng đắn các yếu tố thắng, bại, dại, khôn luôn cần cho mọi thế hệ vì sự tồn tại và phát triển của xã hội
Sự sống đem cho từng cuộc đời những chuỗi thử thách ngẫu nhiên và bất định. Sự thắng, bại, dại, khôn là những hình thái khác nhau của những chuỗi thử thách đó. Nhân cách, tâm hồn của từng người luôn được mài giũa, tôi luyện cho một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Trong sự mài luyện ấy, mọi cách nhìn quá coi trọng thành công hay quá khinh rẻ thất bại đều không phải là thái độ sống hợp lí. Mỗi người đều trải qua sự thắng, bại, dại, khôn của riêng mình. Cách nhìn hợp lí vị thế của bản thân ở từng giai đoạncũng là một cách tạo nên
sự trân trọng, niềm tin vào chính mình.
 
H

huck

Tham khảo nha^^~

Trong cuộc sống không thắng lợi nào mà không gặp những khó khăn, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua chông gai. Cái chính là mỗi chúng ta có kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vượt qua nó được hay không ?. Trong bài thơ “Dậy mà đi” của Tố Hữu có câu:

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”

Trước hết chúng ta cần hiểu được chiến thắng, chiến bại, khôn và dại trong hai câu thơ trên. Cũng giống như một cuộc chạy đua người có thể lực khỏe, kĩ thuật chạy tốt thì sẽ đến đích sớm hơn còn người về sau là người thua cuộc hay người về trước tiên gọi là người chiến thắng, còn lại là người chiến bại. Suy cho cùng, chiến thắng là đạt đến mốc quy định một cách nhanh nhất, tốt nhất đạt chỉ tiêu đặt ra và hài lòng với kết quả đó. Còn chiến bại là người có kết quả sau cùng, bị trượt và kết quả đókhông như mong muốn.Khái niệm “khôn” và “dại” nghĩa là không ai sinh ra mà có thẻ hiểu hết, có thẻ biết, có thể có kiến thức được mà phải qua một quá trình rèn luyện, tiếp thu mới có được. “Khôn” ở đây là sự thông minh, lanh lợi mà cái trái của nó là “dại’- hành động, suy nghĩ ngốc nghếch, lệch lạc. Với cách sử dụng hai cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ đã làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ muốn gửi đến người đọc, người nghe đồng thời ông cũng làm toát lên một chân lý sáng ngời, đó là “trên con đường thành công luôn có thất bại” hay tục ngữ cũng có câu: “thất bại là mẹ thành công”. Trước tiên chúng ta cần hiểu được câu thơ thứ nhất:


“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại”


Chiến thắng ở đây trước hết là phải chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng cái “con’ giữ lấy phần “người” trong “con người”. Việc ấy không mấy dễ dàng nhưng cũng không phải là không làm được. mỗi chúng ta rèn luyện tính kiên trì, cần cù, chịu khó có vậy mới dành chiến thắng trong cuộc chạy đua với sự phát triển của xã hội. Trên con đường đời cũng vậy,học tập rồi tìm việc làm và bắt đầu cuộc sống tự lập rất khó, nhất là con đường lập nghiệp.Không phải kiến thức học ở nhà trường luôn được áp dụng ngoài thực tế, nó phải qua sự suy nghĩ, tư duy mới thực hiện được.Nếu con đường lập nghiệp ấy trơn tru, bằng phẳng ắt sẽ không có kết quả như mong muốn, phải có thất bại đôi lần ta mới tìm được cái hay, cái phương pháp tối ưu để có hiệu quả cao trong công việc. Hơn hết là sẽ rèn luyện được đức tính chịu khó, kiên trì, biết cách đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt lên chính bản thân mình. Thất bại không phải là cái xấu, cái không tốt mà nó là một vật cản, một chướng ngại vật trên con đường thành công, chỉ cần biết cách vượt qua được nó là sẽ đến đích. Nhiều người khi gặp khó khăn lại chùn bước, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, tự ti và bỏ cuộc...Không phải đường đi khó mà lòng người xợ khó, xợ vượt suối lội đèo...Việc đó là không nên. Cũng như trong những năm tháng đấu tranh gian khổ chống ngoại xâm, đã có rất nhiều anh hùng đã hi sinh, đã từng thất bại dưới tay bọn ngoại xâm song càng khổ càng thôi thúc tinh thần chiến đấu của họ để rồi kết thúc thắng lợi, kéo cao lá cờ đỏ sao vàng.

Đối với câu:

“Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”


Cũng giống như câu thơ trên, ở đây “khôn” và “dại” là hai từ đối lập nhau muốn khôn thì đôi lúc phải dại. có dại mới nên khôn.cũng giống như em bé muốn biết đi thì phải tập đi, đi từng bước sẽ phải có nhiều lần té đau ấy vậy mới biết chập chững được.Là con người phải tiếp thu, học hỏi lẫn nhau.Không ai là hoàn hảo là tốt khi không từng vấp ngã, thất bại, dại khờ một lần và từ đó họ biết cách đứng dậy, sửa sai để có được cái tốt, cái khôn ngoan. Trên con đường đến sự thành công luôn có thất bại vậy ta chọn thất bại trước để đến thành công hay thành công đển đỉnh điểm rồi thất bại, sụp đổ. Là học sinh đôi khi gặp những bài toán khó, nhiều lúc muốn buông bút vì không làm được nhưng nếu có tinh thần tự giác, ham học hỏi chúng ta sẽ làm được, tìm được đáp án đúng có thể bằng nhiều phương pháp giải khác nhau. Tìm được những ẩn số kia bằng chính mình, bằng cái cách biết vượt lên khó khăn ấy bạn sẽ cảm thấy vui hơn. Nhưng cũng có lúc phải sai vì bài khó, lúc không tìm ra đáp án đúng, cũng đừng nên nản lòng “học thầy không tày học bạn”, thầy cô và bạn bè là quyển sách giả tối ưu cho mỗi chúng ta.


Tố Hữu đã dùng hai câu thơ, hai câu hỏi phủ định nhưng không cần trả lời người đọc, người nghe cũng đã hiểu được ý ngĩa sâu xa của nó. Như một quy luật cho sự thành công, chiến thắng luôn có thất bại, những lần vấp ngã. Song đừng vì thế mà nản lòng hãy tìm cách đứng dậy và bước tiếp đến phía trước, con đường thành công kia.


Qua hai câu thơ ngắn gọn trong bài “Dậy mà đi” của nhà thơ Tố Hữu đã gửi đến một thông điệp đối với chúng ta, những ai đang trượt ngã hãy đứng dậy và bước tiếp, những ai đang thành công thì hãy cố gắng phấn đấu để thành công hơn nữa.

 
Top Bottom