[[văn 12]Nghị luận văn học] Giá trị nhân đạo của "Vợ chồng A Phủ"

T

thuyduong1986

Qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Phân tích đề

- Nội dung: Giá trị nhân đạo qua một khía cạnh của tác phẩm (Số phận hai nhân vật Mị và A Phủ)
- Thao tác: Phân tích, bình luận, chứng minh....

Gợi ý

* Giới thuyết về Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học

+ Nhân đạo: yêu thương con người.

+ Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học
- Thông cảm với nỗi đau của những kiếp người bé nhỏ, bất hạnh.
- Phê phán các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
- Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của họ.

+ Vai trò của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học: giá trị căn cốt của mọi tác phẩm. Văn học là nhân học. Một tác phẩm chỉ có ý nghĩa khi nó hướng tới con người, biết trân trọng, yêu thương con người, làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn. "Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy" (Bielinxki)

* Giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ được thể hiện rõ nét qua Số phận 2 nhân vật Mị và A Phủ
Nhà văn đã mô tả và cảm nhận số phận 2 nhân vật này như thế nào? (Thái độ)

+ Mị và A Phủ đều là những con người bé nhỏ, khốn cùng trong xã hội miền núi trước cách mạng. (Mị- như con rùa nuôi nơi xó cửa, con dâu gạt nợ, A phủ- mồ côi, con trâu trả nợ cho thống lí) > Tô Hoài miêu tả rõ nét, chân thực số phận đau khổ của 2 nhân vật với một giọng văn xót xa, ngấm buồn.

+ Thông cảm với số phận của 2 nhân vật, nhà văn cũng thể hiện thái độ phê phán cường quyền và thần quyền- 2 thế lực gây ra đau khổ cho Mị và A Phủ.

+ Quan trọng nhất, nhà văn đã khám phá và miêu tả logíc quá trình thay đổi số phận của 2 nhân vật. Sức sống tiềm tàng trong con người gặp ngọn lửa cách mạng đã tạo thành bước ngoặt thay da đổi thịt số phận bất hạnh. Từ con người bị bóc lột, bị chèn ép, từ kiếp "trâu" kéo cày trả nợ. từ kiếp "rùa" lùi lũi nơi xó cửa, họ trở thành người" tự do, tự chủ. (Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị tron đêm tình mùa xuân và hành động cởi trói cho A Phủ)


Trên đây là một số gợi ý.
Chúc em có được kĩ năng phân tích tác phẩm thật tốt^
 
0

01667071723

Đề thj tốt nghiệp năm nay là đề này nè************************************************..............
 
K

kj3ntk

phí quá nhỉ. tui chưa kịp ôn câu Lỗ Tấn. Tiếc quá!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
 
T

trinhluan

chán quá
mình không học bài này nhưng vẫn chém gió được đầy đủ ý cơ bản
he he he may thế
 
M

mhitit

ke ke
tủ đè
nhưng k0 sao
vẫn sống nhăn
may mà đề k0 khó lắm
bem bừa chắc trên 5
 
H

hunganhqn

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phân tích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008).

Với câu hỏi này thí sinh cần tập trung phân tích:

Thứ nhất, truyện ngắn này miêu tả chân thực nỗi thống khổ, tủi nhục của người dân lao động nghèo Tây Bắc bị ách áp bức của thế lực phong kiến ở miền núi; thân phận của Mị và A Phủ.

Thứ 2, sự căm phẫn, tố cáo tội ác tham lam, tàn bạo đối với bọn thống trị, cường quyền qua nhân vật phản diện là bố con Thống lý Pá Tra, A Sử. Đặc biệt, phân tích yếu tố cường quyền thống trị và thần quyền tư tưởng phục tùng mê tín dị đoan của người Tây Bắc chưa được giác ngộ làm cho những người như Mị mê muộn đi trong kiếp sống tủi nhục.

Thứ 3, phát hiện và miêu tả đầy trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, khát vọng sống âm thầm và mãnh liệt của người lao động nghèo Tây Bắc như vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm mùa xuân, khát vọng của Mị khi đồng cảm với A Phủ....

(PGS.TS Văn học Lê Quang Hưng, ĐH Sư phạm Hà Nội )
 
M

mhitit

Hic! Bà trên năm chứ tôi thì ko biết có được trên 5 ko đây :( .

làm j mà tự ti thế
uầy, k0 được thì cũng phải tin là được chứ
địa tốt nhá mọi người
(liệu có vào ĐB SCL k0 nhỉ)
sáng nay k0 trúng đề sợ lắm rồi
thế nhưng vẫn phải tự tin vào tủ thì mới có cảm hứng mà ôn
 
M

meoluoi_9x

văn làm j có j để gọi là tủ, quan trọng là kiến thức của bản thân thôi ^^
em chả ôn j vào A Phủ, vào phòng ngồi nghĩ mất 5min rồi mới dám chấp bút,may mà đủ dàn ý
 
S

sirapollo

Ý 1: Thế nào là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo, và giá trị nhân đạo có tác dụng gì cho tác phẩm.
- Một tác phẩm mang giá trị nhân đạo là một tác phẩm mà trong đó nhà văn phải sống cùng nhân vât, hiểu và cảm thông dc nỗi thống khổ, bi ai của số phận họ, đồng thời nhìn thấy dc vẻ đẹp tiềm tàng trong con người họ cùng với những khát vong tươi sáng trong tâm hồn họ và nếu có thể, nhà văn sẽ chỉ ra cho họ con đường để giải thoát khỏi số phận này. Ngoài ra, nhà văn gián tiếp hoặc trực tiếp phê phán, tố cáo hiện thực xã hội. Trong một tác phẩm, nhà văn ko nhất thiết phải nêu đầy đủ các mặt này mà có thể chỉ cần chuyên sâu về một măt.
- Một tác phẩm chỉ có giá trị khi mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

Ý 2: Giá trị nhân đạo dc thể hiện cụ thể trong Vợ chồng A Phủ ntn?
- Giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ được thể hiện thông qua số phận 2 nhân vật Mi, A Phủ ntn, từ số phận đó nhà văn đã tố cáo xã hội phong kiến thực dân ntn > phân tích
- Giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ dc thể hiện qua vẻ đẹp tính cách, dung mạo của 2 nhân vật Mị, A Phủ ntn > phân tích
- Giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ dc thể hiện qua khát vọng tự do của họ ntn, đặc biệt là trong hành động Mị cứu A Phủ > phân tích

Ý 3: Nhận xét
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm giúp cho bạn đọc dc nhân đạo hoá tâm hồn.
- Để lại nhiều bài học quý báu cho các thế hệ nhà văn sau này.
 
Q

quylauca

gia tri nhan dao cua tp dua tren cac khia canh sau:
_su cam thong sau sac cua tac gia doi voi nhung canh ngo cua nguoi dan mien nui cao Tay Bac
_phat hien suc song tiem tang khat vong tu do va hanh phuc trong nhung con nguoi no le nhu Mi
_ca ngoi tinh cam dong loai tinh cam giai cap trong nhung con nguoi bi ap buc
_giup nhan vat tim duong den voi cach mang va khang chien
 
B

beteen17

mình góp ý phầm thân bài chút nha
1.Tác giả bày toả niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận những con người nghèo miền núi
- Dẫn chứng về Mị:
+ Cha mẹ Mị nghèo vay tiền để rồi hết đời vẫn chưa trả dc...
+Mị lớn lên làm dâu để trả nợ....
+Khi về nhà thống lý Mị phải làm từ sáng tới tối........
+Đối với chồng Mị ko có bất cứ quyền lợi gì...
- dan chứng về A Phủ
+ bi bán đi nhiều lần ...
+nghèo ko tìm được vợ..
+nghèo bị nhà giàu ức hiếp, bi xử kiện 1 cách vô lý, tàn nhẫn....
2.Phản ánh chế độ phong kiến miền núi bị đồng tiền chi phối
+ nhà thống lý cho vay nặng lãi, nắm moi quyến hành,"gả con gái thì tao xoá nợ cho"(đó la 1 câu nói của con người đầy quyền lực)," đời con cháu mày...trả hết đời thì thôi"
+ Sử dụng người như 1 công cụ lao động
3. Phê phán chế dô phong kiên thần quyên miền núi với những thủ tục lạc hậu( trình ma, xử kiện,trói đứng , cho vay nặng lãi)
4. Ca ngợi tình thương giữa những con người và sức sống ,sự đấu tranh thoát khỏi số phận ngưới nghèo khổ
- Sưc sống tiềm ẩn trong con người nhân vật Mị
+ dù Mị trở thành con người câm lang, chiu đựng trong lòng cô vẫn có 1 sư`c sống manh mẽ
+ trong đêm hội mùa xuân cô Mị khác hoàn toàn với cô Mị thường ngày ở nhà thống lý
- sự đấu tranh thoát khỏi số phận tiêu biểu là A Phủ
+lúc nhỏ A Phủ bị bán nhiều lần rồi trốn đi
+Lo71n lên khi bị bắt( nhửng giọt nước mắt cua Aphu...)
+ Mị cắt dây cởi trói
- ca ngợi tình thương của những con người
+ MỊ thươg cho người đàn bà trước trong nhà A Phủ..
+ cat dây cởi trói A phu.....
 
Top Bottom