Văn [VĂN 12] Đề văn nghị luận xã hội

minhtudh

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng mười một 2012
45
0
16
23
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

123335.jpg

2b5319.jpg

Làm xong và post lên đây mọi người cùng chữa và nhận xét nhé ^^!
 
Last edited by a moderator:

tuandat2k

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2013
185
160
71
24
TP Hồ Chí Minh
ĐHSG
1.
Trọng tâm cần bàn luận là quan niệm, thái độ đúng đắn đối với vấn đề du học của thanh niên hiện nay. Có thể tham khảo gợi ý sau:

- Giới thiệu chung về hiện tượng gia tăng số lượng HS Việt Nam đi du học nước ngoài trong những năm gần đây. Đây cũng là một hiện tượng cần được nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn và toàn diện.

- Khái quát tình hình và quan niệm chung của xã hội về vấn để du học:

+ Trong những năm gần đây, số lượng HS Việt Nam đi du học nước ngoài tăng nhanh ởtất cả các bậc - từ trung học đến cao đẳng, đại học, sau đại học và với nhiều hình thức phong phú (hoặc tự túc, hoặc bằng học bổng của nhà nước, của các trường...).

+ Nhìn chung, dư luận xã hội Việt Nam đề cao chuyện du học, coi đó là cơ hội tốt cho các bạn trẻ.

- Bàn luận, mở rộng vấn đề:

+ Sự gia tăng số lượng du học sinh trước hết là một "tín hiệu" đáng mừng cho tương lai của đất nước. Vì du học mang lại cơ hội cho các bạn trẻ tiếp xúc với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; các bạn có điều kiện giao lưu và học hỏi bạn bè quốc tế. Rất nhiều du học sinh đã đạt được thành tích cao trong các trườngtrung học, đại học nước ngoài, làm rạng danh cho đất nước. Nhiều du học sinh Việt Nam sau khi học xong đã trở về góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Họ là nguồn nhân lực vô cùng quý giá cho xã hội... Vì vậy, nếu có điều kiện, các bạn trẻ rất nên lựa chọn hướng đi này.

+ Nhưng du học không phải là con đường bằng phẳng mà ai đặt chân lên đó cũng đều tới đích. Trên thực tế, không ít bạn trẻ chưa được chuẩn bị tốt đã vội vã "lên đường", khiến bản thân phải gánh những áp lực quá lớn. Cũng có nhiều bạn chỉ dựa vào tiềm lực kinh tế, hoặc coi chuyện du học như một kì nghỉ dài để tự do "hưởng thụ cuộc sống"... Rốt cuộc, bản thân họ và gia đình có thể phải nhận những hậu quả đáng tiếc...

+ Sự gia tăng số lượng du học sinh, nhìn từ một góc độ khác, cũng có thể là một hiện tượng đánglo ngại cho nền giáo dục và kình tế Việt Nam. Nó có thể làm tăng tình trạng "chảy máu chất xám" và làm giảm thu nhập chung của xã hội. Vì sao nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng "đầu tư" một số kinh phí lớn để cho con du học? Vì sao nhiều bạn trẻ sẵn sàng chấp nhận vất vả hơn, gian khó hơn khi quyết định học tập trong môi trường quốc tế?

+ Chúng ta cần phải làm gì để cân bằng vấn đề này và biến nó thành điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội?

- Bản thân anh (chị) có ý định du học không? Vì sao? Theo anh (chị), cách nhìn nhận đúng đắn và toàn diện đối với vấn đề du học là gì?

- Từ hiện tượng trên, có thể rút ra những kết luận gì? (Du học nước ngoài vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thử thách lớn. Mỗi bạn trẻ cần xuất phát từ điều kiện cụ thể của bản thân và cần xác định cho mình mục đích đúng đắn để lựa chọn.)

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
 

tuandat2k

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2013
185
160
71
24
TP Hồ Chí Minh
ĐHSG
Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin trong đời sống. Từ khi có con người xuất hiện trên trái đất này là có hợp, có tan - có hanh phúc và khổ đau; có hòa bình và chiến tranh nhưng xã hội loài người vẫn không bao giờ ngừng phát triển, bởi tất cả trong chúng ta đều nuôi dưỡng trong tâm hồn, ý chí mình về một niềm tin bền bi với cuộc đời vì sợ sự lụi tàn. Vì vậy, có ý kiến rằng: "Một người đă đánh mát niềm tin vào bán thân thì chắc chẩn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những bién cố, bất hạnh bất ngờ. Cuộc sống vốn là như thế, gồm nhừng chuỗi buòn - vui, hạnh phúc - khổ đau, may mắn - rủi ro nối tiếp nhau Và có lẽ, mỗi chúng ta đểu đã từng một lần gặp thất bại, đổ vỡ. Đó chính là một trải nghiệm quý báu, giúp ta trưởng thành hơn. Nói về niềm tin, lại nhớ đến câu thơ cua Aragon: “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa khi người ta bước tới; Dù có con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có. Và tôi tin”. Một niềm tin bền chặt với cuộc đời như thế, nếu không phải là có một tình yêu đời đến đắm say, một dũng khí tuyệt vời sẽ không bao giờ làm được. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta ở thế kỉ XX, nêu không có một niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, vào khát vọng tự do của nhãn dân thì làm sao ta có thể đối chọi với hai cường quốc hàng đầu của thế giới lần lượt là Pháp và Mĩ. Để rồi chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới và mở ra một kỉ nguyên lừng lẫy chưa từng thấy trong lịch sử đấu tranh của dân tộc; Đại thắng mùa xuân nàm 1975 một lần nữa khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của cách mạng Việt Nam và sức mạnh quật khởi của khôi đại đoàn kết nhân dân. Dân tộc ta luôn có một bản sắc trong nếp sống, nếp nghĩ là tình yêu nước và tính tự cường, tự chủ. Suốt một ngàn năm bị Trung Hoa xâm chiếm và đô hộ, dân tộc ta phải vay mượn chữ Hán để thể hiện văn bản nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tiếng Việt. Đó là một chứng minh hùng hồn về niềm tin vào chính mình.

Ở phương diện cá nhân, khi có niềm tin, bạn sẽ thây cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn và là động lực để ta suy nghĩ đúng đắn và ham mê lao động. Có niềm tin, bạn sẽ có thêm nhiều thứ. Bởi niềm tin của bạn không phải thượng đế ban cho mà do chính những tháng ngày lao động, học tập tạo cho bạn những năng lực tri thức, kĩ nàng sống và bạn sẽ làm được nhiều điều, trong đó có việc nhân cách bạn càng lúc càng hoàn thiện hơn. Và lúc ây, bạn sẽ biến gia đình mình thành một tổ ấm bền vững; bạn sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội và trở thành công dân có trách nhiệm với đất nước. Có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Và có niềm tin, khi không may bị vấp ngã, bạn cũng có thế từng bước khôi phục những gì đẹp đẽ không may đã mất.

Cũng có một số người rơi vào ảo tưởng mà nhầm lẫn rằng đó là niềm tin. Cha ông chúng ta thường nói “Gieo gió thì gặt bão” là đã trải nghiệm từ đời này sang đời khác mới đúc kết được như vậy. Người nông dân gieo lúa, mà có khi không có gạo để ăn nếu gặp phải giông tố, bão lũ. Vậy thử hỏi gieo ảo tưởng thì gặt được gì? Vâng, ảo tưởng là hoang đường, là khóng dựa trên một cơ sở biện chứng nào cả. Mới đây, báo chí vào tháng 12/2009 đưa tin những chị em “bất hạnh” hay nói là quá khao khát sinh con vì hiếm muộn. Rất nhiều người đạt niềm tin vào đâu đấy ở sức mạnh “nhiệm mầu” của thần thánh. Thế rồi, bụng họ to lên, họ tin ở sức mạnh “nhiệm mầu” của thần thánh, họ mang áo bầu, họ mang thai trái quy luật: bụng to nhưng không có thai nhi. Câu chuyện vừa thương tâm vừa hài hước và đáng trách vì họ đã ảo tưởng và niềm tin của họ không có cơ sở khoa học nào. Có người rơi vào bi kịch gia đình, bởi chồng đi công tác xa tại sao vợ vẫn có thai! May mà đó là cái thai kì lạ chứ không có thật! Họ sẽ mất rất nhiều thứ vì họ không có niềm tin đích thực vào cuộc đời. Thế rồi, họ trớ thành trò cười, thậm chí làm xáo trộn trật tự xã hội, tiếp tay cho trò dị đoan, mê tín làm phương hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc.

Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin bằng cách học tập cho có hiểu biết; hãy biết cảm ơn cha mẹ đã cho ta một hình hài trọn vẹn; cuộc đời và xã hội đã cho ta quê hương xứ sở Tổ quốc và hãy tin rằng cuộc đời này vốn không bao giờ là bằng phẳng một cách vĩnh cửu. Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những khó khăn chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một cách có phương pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: nếu không có niềm tin cháy bỏng trong trái tim mình, thì người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành sẽ không thể nào một mình bôn ba khắp nơi trên thế giới, tìm ra con đường cứu dân tộc ra khỏi bóng tối nô lệ của chủ nghĩa thực dân.


Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều gì. Nhưng bạn nuôi niềm tin bằng ảo mộng, thì bạn sẽ rơi vào lạc lõng, cô độc vì tất cả việc làm của bạn sẽ trở nên lạ với mọi người và cuộc đời. Sống có niềm tin vào chính mình, tức là tin vào công sức, lao động học tập, lối sống nghiêm túc của mình sẽ cho ra những thành quả đích cuộc. Quà tặng của cuộc sống là của chính bạn có niềm tin vững vàng.

Trích: loigiaihay.com



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-viet-mot-bai-van-ngan-c37a1289.html#ixzz4dxdk9PRQ
 

tuandat2k

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2013
185
160
71
24
TP Hồ Chí Minh
ĐHSG
Sức hẫp dẫn của tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) trước hết là sự hấp dẫn của lí tưởng cách mạng. Lí tưởng vẫy gọi thanh niên Tố Hữu lên đường đấu tranh và anh đã hướng theo lí tưởng như hoa hướng dương hướng về phía mặt trời. Nhà thơ nguyện suốt đời phấn đấu cho lí tưởng.

Tôi vẫn hằng tự nghĩ: Miễn quên thân Dăng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa.

(Trăng trối)

Nhớ lại buổi đầu được giác ngộ Tố Hữu bồi hồi xúc động viết bài thơ Từ ấy (1938).



Bài thơ nói lên lí tưởng, nói đến những chuyến biến trong tâm hồn nhà thơ khi được ánh sáng lí tưởng chiếu rọi. Những vấn đề lí tưởng cách mạng được nhà thơ diễn đạt tự nhiên nhuần nhuyễn, bằng tiếng nói của nghệ thuật, bằng hình ảnh âm thanh, bằng tình cảm chân thành nồng thắm.

Nhan đề Từ ấy có ý nghĩa thông báo thời gian. Từ ấy gợi nhớ về thời điểm may mắn thiêng liêng, xúc động khi tâm tư đang Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời thì bắt gặp ánh sáng của Đảng nên tâm hồn nhà thơ bừng lên niềm vui sướng ngất ngây:

Từ ẩy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Nhà thơ dùng hàng loạt biện pháp tu từ để nói lên những cảm xúc động mãnh liệt khi đón nhận ánh sáng chân lí. Lí tưởng cách mạng là nguồn sáng dịu kí chói chang như ánh nắng mặt trời giữa những ngày hè rực rỡ đã tràn ngập tâm hồn, khơi dậy những tình cảm mới mẻ, những rung động thiết tha, tạo bước ngoặt mới trong đời. Ánh sáng soi đường đi tới tương lai rò ràng, rộng mở. Từ bừng vừa diễn tả sức mạnh của lí tương xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản vừa diễn tả sự bừng tỉnh của nhận thức, giác ngộ về chân lí, lẽ sống lớn. Từ chói cũng góp phần thể hiện sức mạnh chinh phục của li tưởng, nhanh chóng chiếm lĩnh mọi trái tim, tâm hồn. Tố Hữu đã ví tâm hồn xao động của mình đang chói chang nắng hạ khác nào như một vườn hoa lá đang đậm hương và rộn tiếng chim. Từ đậm và rộn diễn tả mật độ, mức độ dồi dào của sự sống, thể hiện niềm ngất ngây trong men say hạnh phúc. Tâm hồn thật tắm xanh vì tiếp nhận chân lí là tiếp nhận nguồn sống, nguồn năng lượng mới.Một lí tưởng đẹp nổi bật qua hệ thống hình ảnh đẹp.

Lí tưởng đến với nhà thơ, nhà thơ thắp sáng mình trong lí tưởng tạo nên những chuyển biến về tư tưởng tình cảm mở đầu cho những hoạt động đầy ý nghĩa: Tôi buộc lòng tôi với mọi người /Để tình trang trải với trăm nơi /Để hồn tôi với bao hồn khổ /Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời...

Bước chuyển biến đầu tiên của nhà thơ là hòa mình vào quần chúng lao khổ, thông cảm và chia sẻ với những nỗi khổ đau của họ. Nhà thơ đến với họ không phải từ lòng trắc ẩn mà với tình cảm chan chứa yêu thương. Tình cảm được diễn đạt bằng từ ngừ cô đọng hàm súc. Từ buộc diễn đạt một cách sinh động sự gắn bó khắng khít của nhà thơ quần chúng. Từ trang trải gợi lên tình cảm thương mến bao la. Từ khối cho ta hình dung về sức mạnh đoàn kết. Những từ này vừa có tính hình tượng vừa có giá trị biểu cảm. Lí tưởng dẫn (lắt nhà thơ về với cuộc đời, tìm thấy vị trí chỗ đứng trong đời đứng trên lập trường của nhân






Nhịp điệu câu thơ tạo âm hưởng vang vọng, góp phần biểu đạt trạng thái tâm hồn nhà thơ. Lúc này lí tưởng đã mở đôi cánh của tâm hồn. Tâm hồn anh đang lộng gió bốn phương, hướng về trăm ngả. Tâm hồn ấy đang cố gắng vượt ra khỏi cái tói tầm thường nhỏ bé để thực hiện tâm nguyện cao đẹp nơi cuộc đời rộng lớn:

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ...

Điệp từ là cái gạch nối bền chặt, một bên là cái tôi, bên kia là cuộc đời vạn kiếp thương đau. Cán cân bị lệch nên cái tôi nghiêng về chan hòa với cái ta rộng lớn. Lời thơ trang trọng như lời khẳng định tự nguyện đến với quần chúng lao khổ. Khổ thơ đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong tư tường tinh cảm cùa nhà thơ. Gắn bó với quần chúng, nhà thơ nguyện làm một thành viên trong đại gia đình của những người ở bậc thang cuối cùng trong xã hội cũ để thức tỉnh họ cùng đấu tranh và tranh đấu vì họ. Nếu khổ thứ hai chủ yếu hướng nội với cái tôi xuất xứ, thì ở khố thơ này, cái tôi chủ yếu hướng ngoại nhưng cái láng sâu trong tâm hồn người chiến sĩ là tình thương vô hạn dối với thản phận lạc loài, bé nhỏ, bơ vơ: Hai đứa bé, Đi đi em, Một tiếng rao đêm...Hai khổ thơ sau biểu hiện nhân sinh quan cách mạng, tinh thẩn nhân đạo cộng sản cao đẹp của nhà thơ


Nếu tập thơ Từ ấy là chặng đường thơ của tâm hồn người thanh niên tư sản được giác ngộ và trở thành người chiến sì cách mạng thì bài thơ Từ ẩy tóm tắt quá trình chuyến biến ấy. Quá trình chuyển biến tình cảm nhận thức diễn tả cô đọng hàm súc trong một bài thơ ngắn gọn đầy hình ảnh và giàu cảm xúc. Nhà thơ vui sướng ngất ngây khi bắt gặp ánh sáng diệu kì, ánh sáng chân lí của Đảng và nhà thơ nguyện sẽ là chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho quvền lợi cùa quần chúng công nông.Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn về quan điểm nhân sinh với những nhận thức, tình cảm mới của nhà thơ, trên cơ sở đó là quan điểm nghệ thuật của nhà thơ: Văn chương phục vụ sự nghiệp cách mạng.Thanh niên phải biết lựa chọn và xây dựng lí tường sống cao đẹp thì mới có cuộc sông giàu ý nghĩa.

Trích: loigaihay.com
 
Last edited by a moderator:

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
các bài văn sưu tầm hay lắm, nếu được thì bạn post thêm để tất cả cùng xem và học hỏi nhé ^^
 
Top Bottom