(VĂN 12) Đề NLXH"Mọi Phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động" Giúp em với

N

nampro22

( copy từ yahoo)
Bạn hiểu có lẽ không sai, nhưng có thể nên cân nhắc cách dùng từ. Nếu bạn viết câu trên là "mọi phẩm chất của đức hạnh thể hiện thông qua hành động" thì có lẽ hợp lý hơn, tôi biết ý bạn là như vậy. Nhưng hợp lý hơn cả nên nói là: "mọi phẩm chất của đức hạnh thể hiện thông qua nhận thức, quan điểm và hành vi của người đó trong thực tiễn".

Bây giờ bàn thêm chữ nghĩa tý cho vui nha bạn. Tại sao nói phẩm chất của đức hạnh là ở hành động thì chưa chuẩn? Bởi vì nếu vậy tức là ta đã làm một phép gán:

phẩm chất đức hạnh = hành động

Đứng trên phạm trù Nhân - Quả để phân tích mọi quá trình sống của một cá nhân, ta thấy gán như vậy cũng đồng nghĩa với việc xem xét đức hạnh chỉ cần nhìn vào Quả (kết quả đạt được) mà không cần chú ý gì đến Nhân (nhận thức và tu dưỡng đức hạnh). Như vậy chỉ được một nửa vế, và dễ dẫn tới nhận định nhầm. Nếu quên mất cái vế đầu (Nhân), ta có thể nhầm lẫn về đức hạnh của người đó trong tương lai. Nếu dựa trên việc đánh giá đức hạnh chỉ trên kết quả đã có, bạn dễ bị những kẻ đạo đức giả qua mặt. Kẻ đạo đức giả, và ngay cả những người không đạo đức giả nhưng không có sự tỉnh thức để tự tu dưỡng một cách liên tục bằng cách luôn chú ý giữ gìn mọi Nhân tốt, thì kết cục có thể có một hành động tốt hôm nay nhưng sẽ gây một việc xấu trong tương lai.

Như vậy, một người có đức hạnh tốt là một người có tu dưỡng Nhân - Quả tốt. Tức là người ấy đã làm, đang làm những việc tốt và đồng thời không chỉ hành động, người ấy còn là tấm gương của đức hạnh trong suy nghĩ, tư tưởng, nhận thức, lời ăn tiếng nói... Đương nhiên, sẽ là một người đáng tin cậy cho mọi người trong tương lai.

Riêng tôi, thì Nhân cần chú trọng hơn quả. Một người chưa có hành động tốt ở hiện tại (thậm chí có lỗi ở hiện tại) nhưng đã xác định tư tưởng, nhận thức đúng đắn và chú ý để làm được như mình nghĩ thì hẳn là một người có đức hạnh rất đáng quý.

Thân mến.




đề bài là thế nếu bạn bảo phải cân nhắc cách dùng từ thỳ là nói cái người đã phát biểu ý kiến trên đó là nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-xê-rông chứ
 
Top Bottom