[Văn 12] Câu hỏi vì sao trong tác phẩm "Vợ nhặt" và "Vợ chồng A Phủ".

K

kuybeekakyo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

-Trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân, tại sao tác giả gọi cô gái đi theo Tràng là "thị"?
-Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", tại sao Mị bị bắt vào mùa xuân và Mị lại cứu A Phủ vào mùa đông?

Lần sau bạn chú ý trong việc đặt tiêu đề nhé!
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhanhnt2012

hì

1)Nhân vật người vợ nhặt không có đến cả cái tên riêng,không phải KL không đủ tài để dặt tên cho nhân vật của mình.Nhà văn cố tình gọi như thế là bởi vì năm đói Ất Dậu có vô vàn cô gái như thị bị cái đói dứt ra khỏi gia đình,quê hương bản quán,bị cái đói xua đi trên những nẻo đường,lang thang,đói khát.Nhiều cô đã gục ngã,đã thành những cái xác nằm còng queo bên đường,nhiều cô đã nằm xuống cái hố chôn chung để thành ma đói,có mấy cô may mắn như thị gặp đc anh trai ế vợ như Tràng để đc sống sót mà thành cô vợ nhặt.Thì ra đc sống,đc yêu thương đùm bọc dù chỉ là ng vợ nhặt cũng là một hạnh phúc quá lớn.
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

-Trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân, tại sao tác giả gọi cô gái đi theo Tràng là "thị"?
-Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", tại sao Mị bị bắt vào mùa xuân và Mị lại cứu A Phủ vào mùa đông?

1. Để nhấn mạnh đến thân phận người phụ nữ bấp bênh giữa cuộc đời.
Thị không được Kim Lân nhắc đến với tên, tuổi, xuất thân gì cả. Số kiếp của con người không nơi đi chốn về. => Giá trị hiện thực.

Con ngưòi ko tên, ko tuổi, chỉ được gọi với cái tên "Thị" bình thường như những người phụ nữ khác cũng giống như số phận lênh đênh của cô.
Nhưng người phụ nữ ấy vô danh nhưng ko hề vô nghĩa. Chính con người ấy đã mang lại niềm tin, niềm vui, sự hy vọng cho Tràng, cho bà cụ Tứ, và có lẽ là nhiều người khác nữa (người dân trong xóm ngụ cư) càng nhấn mạnh hơn giá trị của con người ko ở cái tên mà ở phẩm chất, tính cách bên trong con người họ.
Sự cảm thương của Kim Lân với người phụ nữ ấy => Giá trị nhân đạo.

2. Tớ nghĩ là có thể nó nói lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Tuổi xuân của bị bị vùi dập ngay chính thời điểm quan trọng nhất, thời điểm mà Mị cảm nhận được sâu sắc giá trị của bản thân.
- Còn việc Mị cứu A Phủ vào đêm mùa đông lạnh giá như vậy như một nút mở cho tác phẩm.
(...).
 
Top Bottom