[văn 11] Trao đổi-nhận xét bài viết ở lớp

D

doigiaythuytinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hoạt động tương tự ở box văn 12 :)

Trong cả lớp học đông đúc với vài chục người,

giáo viên không thể nhận xét từng bài


Vì vậy...


Sao các bạn không post bài viết của mình lên đây
để mọi người nhận xét


Dù hay hay không còn nhiều điểm cần sửa chữa
thì chắc chắn các bạn cũng sẽ rút ra được
nhiều kinh nghiệm đắt giá :D

___Thân :x____

doigiaythuytinh
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

bài viết số 2 của mình

Đề: Em hiểu gì về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn ĐÌnh Chỉểu qua đoạn trích "lẽ ghét thương"

Đây là bài làm của mình, khá là ngắn :)


Là vùng đất đi đầu diệt Mĩ, Nam bộ còn được biết đến như cái nôi sản sinh ra nhiều nhà văn hoá nghệ thuật tiêu biểu cho dân tộc. Và Nguyễn ĐÌnh Chiểu chính là một trong số đó. Điều chúng ta ngưỡng mộ ở ông là một ý chí kiên định, biết vượt qua số phận trớ trêu, cuộc đời bất hạnh. Nguyễn Đình Chiểu không thể nhìn đời bằng đôi mắt mù loà nhưng nhà thơ vẫn còn trái tim giàu cảm xúc để cảm nhận cuộc sống, con người một cách tài hoa, tinh tế nhất; để giận, căm hờn những đièu bát công rồi lại gửi gắm bao ước vọng về một lẽ công bằng xã hội vào trong tác phẩm của mình: LỤC VÂN TIÊN. Nhân vật ong Quán trong đoạn trích “lẽ ghét thương” là mẫu nhân vật tiêu biểu cho các nhà nho mai danh ẩn tích đương thời. Qua những điều ông Quán ghét và thương, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ tư tưởng, đạo lí làm người của mình.

Cả đoạn trích là nhữung lẽ ghét, lẽ thương của ông Quán đựoc thể hiện một cách phân minh, rạch ròi: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Ghét-thương là hai trạng thái đối lập của tình cảm con người nhưng luôn đi đôi, bổ sung cho nhau như một sự tất yếu. Một trái tim biết yêu thương, đồng cảm chính là chủ thể của những “lẽ ghét thương” ấy. Thật tài tình khi Nguyễn Đình Chiểu giúp cho hai thái cực ấy xịchs lại gần nhau như vậy. “Hay ghét” đâu phải là cay cú, mất niềm tin trước cuộc đời, đâu phải đời chẳng còn gì để “thương”; mà chỉ bởi quá thương mà thôi. Thấm vào từng câu chữ, đằng sau lời nói của ông Quán là những tư tưởng đạo lí rõ ràng, sáng suốt của Nguyễn Đình Chiểu. Cái sự rạch ròi trong tâm lí nhân vật dường như chính là nguyên nhân khiến truyện Lục Vân Tiên nói riêng và các tác phẩm của Nguỹen Đình Chiểu nói chung được nhân dân Nam Bộ yêu mến như vậy.

Nguyễn Đình Chiểu đã dành 10 câu để nói về “lẽ ghét”. Ông Quán ghét những vịêc vu vơ, tầm phàp, không co lợi cho dân: “ghét việc tầm phào”, “ghét đời Kiệt Trụ”, “ ghét đời U Lệ”, “ghét đời Ngũ Bá”, “ghét đời thúc quí”, ghét các triều đại pk bạo tàn đẩy nhân dân vào cảnh khốn khổ. Chỉ là khái niệm trừu tường nhưng với Nguyễn Đình Chiểu, cái “ghét” ấy dường như hình thành rõ rànghơn, từ vị “cay”, chuyển sang vị đằng rồi “đâm thẳng vào tim”. Đến đây, cái ghét đã trở thành lòng căm thù mãnh liệt với những thể lực làm ảnh hưởng đến hạn phúc của nhân dân.

Căm thù cái xấu xa, ông Quán lại càng yêu hơn những con người tài năng nhưng không đạt được sở nguyệ. Từ “thương” được lặp lại một cách đều đănj diễn tả sự xót thương, ngưỡng mộ của ông Quán hay cũng là chính tác giả với những người có đức, có tài nhưng không có đất dụng võ. Lời thơ như đọng lại chút oán trách bởi số phận cay đắng của con người trước những qui luật khắc nghịêt của xã hội và tạo hoá.Nguyễn ĐÌnh Chiểu cũng đã từng ôm ấp hoài bão kinh bang tế chế, trị nước cứu đời nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh và sự chuyên quyền của chế độ phong kiến đã khiến ông không thể thực hiện ứoc mơ của mình. “Thương” những bậc hiền tài, ông cũng tự thưong chính mình.

Xuyên suố đoạn trích là lời bộc bạch chân thành của tác giả về “ghét” và “thương”. Ghét là ghét những điều hại dân, thương là thương nhữung bậc hiền tài có thể giúp dân giúp nước . Suy cho cùng, quyền lợi của nhân dân chính là căn nugyên cho mọi ghét- thương của ông Quán- nhân vật mà Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công. Bởi tấm lòng quá nằn trĩu với dân , với đời nên mỗi nỗi đau khổ của nhân dân lại làm cho nhà thơ trào lên những căm ghét mãnh liệt. Và cái ghét ấy cũng chính là một biểu hiện khác của tình yêu thương mà thôi. “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” đã thắp sáng lên nhân cách cao đẹp của Nguỹen ĐÌnh Chiểu! Ấy là tư tưởng nhân nghĩa của một nhà văn Nam bộ tài hoa, mọt thầy thuóc giỏi và hơn hết là của một người dân yêu nước.
Đoạn thơ tuy có tính chất triết lí đạo đứa nhưng khong hề khô khan mà dạt dào cảm xúc với ngôn ngữ nghệ thụât mang đậm phongcách Nam Bộ mộc mạc thẳng thắn là một nét đặc trưng cho phong cách thơ trữ tình của Nguyễn Đình Chiểu.

Nếu nói truyện Lục Vân Tiên là mọt tác phẩm mang tư tưởng nhân đạo cao đẹp thì đoạn trích “Lẽ ghét thương” đã góp phần khong nhỏ làm nên tiếng vang ấy. Qua những điều ông Quán ghét và thương, Nguỹen Đình Chiểu đã thể hiện tấm lòng vì dân sâu sắc: đứng trên lập trường của dân mà ghét, mà thương. Nhà thơ Nam Bộ với suy nghĩ: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” đã thành công khi thể hiện được tư tưởng nhan văn cao đẹp trong tác phẩm của mình

Nhận xét của cô: Nắm rõ đề, không sa vào phân tích. Đặc biệt, em đã biết dùng lối văn phù hợp với tác phẩm này

Đề này có rất nhiều bạn đã sa vào phân tích, may mà mềnh không
Nhưng mình nghia bài này của mình vãn còn nhiều VẤN ĐỀ TO ĐÙNG
Các bạn nhận xét hộ
 
Last edited by a moderator:
P

pntnt

Đề: Em hiểu gì về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn ĐÌnh Chỉểu qua đoạn trích "lẽ ghét thương"

Đề này có rất nhiều bạn đã sa vào phân tích, may mà mềnh không
Nhưng mình nghi bài này của mình vãn còn nhiều VẤN ĐỀ TO ĐÙNG
Các bạn nhận xét hộ

nhận xét:
- sai chính tả nhiều :D
- để yêu cầu "tư tưởng nhân nghĩa" nhưng cả bài chỉ tìm đc 1 từ nhân nghĩa. Có thể là viết theo kiểu quy nạp nhưng nếu ko có đề bài ở trên thì ng` đọc phải đến đoạn thứ 5 mới thấy đc cái nội dung chủ yếu là "tư tưởng nhân nghĩa"
--> chưa làm nổi bật đc yêu cầu nhất là trong MB và KB
- Liên kết chưa chặt

doigiaythuytinh said:
[...] Cái sự rạch ròi trong tâm lí nhân vật dường như chính là nguyên nhân khiến truyện Lục Vân Tiên nói riêng và các tác phẩm của Nguỹen Đình Chiểu nói chung được nhân dân Nam Bộ yêu mến như vậy.

Nguyễn Đình Chiểu đã dành 10 câu để nói về “lẽ ghét”. [...]
 
T

tomcangxanh

Bài viết số 3 ( tại lớp)

Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ) bàn về cách sử dụng thời gian của tuổi trẻ.

Câu 3: Phân tích hình ảnh Ông Tú trong bài thơ Thương vợ

Bài làm:

Câu 2:

Trong cuộc sống có những thứ ko thể mua đc bằng tiền, đó là thời gian, sức khoẻ và hạnh phúc. Ko ai có thể ngăn cản được quy luật của tạo hóa, quay thời gian trở lại. Tuổi già dường như là một điều gì đó đáng sợ mà con người luôn mong được trường sinh bất lão. Vậy còn những con người đang nắm giữ thời gian-những người trẻ tuổi-có nhận thức được giá trị của điều mình đang có, THỜI GIAN?

Thời gian là gì? "Thời gian là vàng", có một câu danh ngôn như thế. Nhưng dường như điều đó là chưa đủ. Vàng không thể mua được thời gian, thời gian là một khái niệm trừu tượng chứ không hữu hình như vàng như bạc. Qua thời gian, mọi vật thay đổi. Con người lớn lên và già đi, cây trái sinh sôi, nảy nở rồi héo tàn...Nó mang đến và cướp đi mọi thứ. Khi không còn điều gì chúng ta mới thường nhận ra gia trị đích thực của nó. Thời gian cũng vậy, khi còn trẻ ta thường phung phí nó vô ích, và khi về già chúng ta mới bắt đầu nuối tiếc vì còn bao kế hoạch dang dở. Giới trẻ ngày nay, cùng một quãng thời gian phát triển, nhưng có ngưòi đã ghi tên mình vào lịch sử, cũng có người vẫn miệt mài đánh mất tuổi trẻ của mình vào tệ nạn xã hôik, Đó là do cách sử dụng thời gian của mỗi nguời.

Có một câu chuyện nhỏ về hai người sống trong một khu chung cư 80 tầng. Một lần thanh máy hỏng và họ phải đi cầu thang bộ lên tầng 80. họ đều mang hành lí rất nặng. Đến tầng 20, một người gửi lại hành lí cho lễ tân. Về đến phòng họ đều mệt mỏi, và người gửi đồ phát hiện ra mình đã để lại chìa khóa trong hành lí dưới tầng 20!

Câu chuyện đơn giản như vậy, nhưng nó là tượng trưng cho việc con ngưòi đánh mất giấc mơ tuổi trẻ của mình, phung phí thời gian cho những việc vô bổ, và khi quay đầu lại, họ ko thể trở về tầng 20 để lấy lại được nữa.

Một bộ phận giới trẻ hiện nay sa đà vào những điều phù phiếm, 24h một ngày dường như quá ngắn để họ chia đều cho việc yêu, việc ăn uống, tụ tập, đi bar, đi shopping, và xếp cuối cùng là việc học hành. Có những người suốt ngày vùi đầu vào làm việc, học hành, ko bao h biết hưởng thụ cuộc sống xung quanh. Nhìn những người trẻ, khoác trên mình chiếc áo đồng phục mải chơi game ngày này qua ngày khác, tự cảm thấy xót xa cho ko chỉ tiền bạc, sức khỏe mà còn cho cả thời gian đang bị đốt đi một cách tàn nhẫn và lãng phí.

"Để hiểu giá trị của một ngày, hãy hỏi người vừa gặp tai nạn suýt chết.

Để hiểu giá trị của một phú, hãy hỏi người vừa lỡ một chuyến bay

Để hiểu giá trị của một năm, hãy hỏi một sĩ tử vừa thi trượt

Cuộc sống ban cho ta một món quà, đó là hiện tại, hãy nắm giữ và sống hướng về tương lai để không bao giờ phải nhìn về quá khứ và hối hận"​

Người thông minh và thành công là người làm chủ đc quỹ thời gian của mình. Theo tôi, sống là phải hòa hợp giữa làm việc và giải trí. Tại sao tuổi trẻ lại được gọi là tuổi mộng mơ? Tuổi nào mà chẳng được quyền ước mơ? Nhưng chỉ có tuổi trẻ mới có khả năng biến ước mơ ấy thành sự thực, vì học có sức trẻ, có thời gian. Một công dân thế kỉ 21, một "teen" đích thực, họ sống năng động nhưng hài hòa. Với 24 h, họ có thể học, có thể làm thêm, có thể nấu một bữa ăn cho gia đình, chỉ bài cho em út, online và gặp gỡ bạn bè...Họ thành công vì họ ko để một giây nào trôi đi vô nghĩa. Tôi và các ban, những người trẻ tuổi, cần nắm giữ lấy chiếc chìa khóa ấy, xin đừng "kí gửi" và đóng sập cách cửa cuộc đời mình ở ngưỡng cửa của tầng thứ 20!

Để thời gian trôi đi là đáng tiếc, nhưng đáng tiếc hơn cả là phải nhìn lại và nói "giá như...". Nhà văn Alexadrer Dumas, ông nói: " Hãy đợi đến khi bạn chết thì hãy ngủ". Mỗi phút giây trong đời đều vô cùng quý giá, không thể đong đếm bằng vàng hay bạc cho sòng phẳng. Và khi đang còn giữ nó thì hãy biếtn từng phút giây ấy trở nên có ý nghĩa!

Bài văn nghị luận này mình viết tại lớp, hoàn toàn ko sử dụng tài liệu đc search, vì thế sự chính xác là ko tuyệt đối. Lại thêm câu 3 quá hóc làm cho cô nói "nói được nhưng chưa làm được, thật đáng tiếc", vì chưa làm xong câu cuối :|

Nhìn có vẻ ngắn nhưng viết ra cũng đc gần 2 mặt giấy thi (vs cái chữ mỏng dính của tớ >"<)

Đọc lại cảm thấy còn rất nhiều "sạn", nhưng dù sao khi viết, đó là tâm huyết của bản thân. Vì thế tớ type nguyên văn, ko chỉnh sửa (một vài chỗ gõ tắt là để tiết kiệm^^).
Mọi người cho thêm ý kiến :)
 
Last edited by a moderator:
P

pntnt


Nhìn có vẻ ngắn nhưng viết ra cũng đc gần 2 mặt giấy thi (vs cái chữ mỏng dính của tớ >"<)

khoảng cỡ 850 từ !

nhận xét:
- Đọc mỏi con mắt :)|
- chuyển đoạn chưa được tự nhiên, một số từ ngữ lặp không cần thiết, sử dụng khá nhiều từ ngữ hiện đại
- Chỉ mới đề cập mặt xấu, chưa đi vào mặt tốt. Mặt xấu chỉ đề cập đến những vấn đề lan man chứ chưa nên ra giải pháp cụ thể
- Quan điểm của bản thân về "Thời gian" chưa rõ ràng:

Người thông minh và thành công là người làm chủ đc quỹ thời gian của mình. Theo tôi, sống là phải hòa hợp giữa làm việc và giải trí. Tại sao tuổi trẻ lại được gọi là tuổi mộng mơ? Tuổi nào mà chẳng được quyền ước mơ? Nhưng chỉ có tuổi trẻ mới có khả năng biến ước mơ ấy thành sự thực, vì học có sức trẻ, có thời gian. Một công dân thế kỉ 21, một "teen" đích thực, họ sống năng động nhưng hài hòa. Với 24 h, họ có thể học, có thể làm thêm, có thể nấu một bữa ăn cho gia đình, chỉ bài cho em út, online và gặp gỡ bạn bè...Họ thành công vì họ ko để một giây nào trôi đi vô nghĩa. Tôi và các ban, những người trẻ tuổi, cần nắm giữ lấy chiếc chìa khóa ấy, xin đừng "kí gửi" và đóng sập cách cửa cuộc đời mình ở ngưỡng cửa của tầng thứ 20!

[...] Mỗi phút giây trong đời đều vô cùng quý giá, không thể đong đếm bằng vàng hay bạc cho sòng phẳng. Và khi đang còn giữ nó thì hãy biếtn từng phút giây ấy trở nên có ý nghĩa!
 
M

mit_rung298

BÀI VIẾT SỐ 3: Phân tích nv CHí Phèo để nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Lời phê của cô: Phân tích chưa sâu :(
Góp ý hộ nhé:)


Nam Cao (1917-1951) quê ở tỉnh Hà nam. Bút danh NC là ghép 2 chữ đầu của 2 địa danh quên ông: huyện Nam sang và tổng Cao ĐÀ. Ông là một nhà văn lớn trong nền vh hiện thực VN cùng các tp lớn như đời thừa, nước mắt, sống mòn và với tác phẩm CP, ông đã thực sự chứng tỏ tài năng độc đáo và xác định chắc chắn con đường nghệ thuật của mình. Cp là tp phản ánh lên hiện thực tàn khốc, số phận đau đớn của ng nông dân bị xã hội cũ vùi dập đến biến nhân, biến tính, nhưng cuối cùng vẫn khao khát, ước mơ đc hoàn lương, đc sống thiện, bi đát thay, điều mơ ước đó lại k thể thực hiện đc

Nam cao mang một vẻ ngoài ít nói và lạnh lung tuy nhưng đời sống nội tâm luôn chật vật với những suy nghĩ về lý tưởng, nhân cách cao đẹp của con người. ông đề cao giá trị của văn chương và luôn tự thấy xấu hổ trước những suy nghĩ hèn hạ và thấp kém của mình. Căm ghét cái xã hội thực dân phong kiến xấu xa, phản ánh mạnh mẽ sự bất lương của bọn giai cấp thống trị bấy giờ. Qua tp Chí Phèo, NC đã phản ánh đc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo bằng cái nhìn rất riêng của ông. Giọng văn miêu tả có phần lạnh lung, khinh miệt ở những đoạn tả CP, BK, thị Nở,… nhưng ta vẫn thấy được đâu đó là tấm long nhân đạo sâu sắc của ông, qua cách ông miêu tả tâm lý nv, phân tích hiện thực hết sức thực tế, sự thấu hiểu và đồng cảm của ông dành cho từng nv của mình. Ông luôn tin tưởng vào những phẩm chất cao đẹp của ng nông dân, rằng cho dù họ có bị vùi dập, bị mất đi nhân hình nhân tính, nhưng tận trong đáy long họ vẫn là một mơ ước đc sống lượng thiện, sống bằng trái tim cao cả, nhân ái.

Chí phèo là một đứa con hoang, đc dân làng nhặt đc ở lò gạch cũ và chuyền tay nhau nuôi. Cuộc đời Chí như gắn liền với con số không, không gia đình, không ng thân, không tình yêu, không tài sản, Chí lớn lên lay lất như cành cây ngọn cỏ, bị ng ta coi là món hàng thương lượng bán mua rẻ mạt. Năm 20t, CP làm canh điền cho LK, anh là một người nông dân hiền lành, chat phát, có long tự trọng cao, “không thích cái gì ng ta khinh”. Cp bị LK ghen do CP thường xuyên “được” bà ba đưa đẩy, mời gọi, LK đã đẩy CP vào tù. Sau 7-8 năm ở tù, CP trở về với hình dạng, tính khí khác hẳn. Từ một người hiền lành, hắn trở thành một con quỉ dữ chuyên gây họa cho dân làng.

“cái đầu thì trọc lốc, cái rắng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen đen mà rất cowng cowng, hai mắt gườm gườm…”

“Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, cái ngực phanh, đầy những nét chạm trỗ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả 2 cánh tay cũng thế.”

Nhà văn đã đặc tả ngoại hình đáng sợ, đạm chất lưu manh, côn đồ, “trông gớm chết” của CP. Không chỉ biến chất về hình dạng mà tính cách cũng đã đổi thay, hắn mang nhiều tật xấu, thích chửi và thích rạch mặt ăn vạ khi uống rượu say.

“Cứ rượu xong là hắn chửi… Hắn chửi trời… hắn chửi đời… chửi tất cả làng Vũ dại… chửi cha đứa nào không chửi nha với hắn… chửi đứa chết mẹ nào lại đẻ ra than hắn…”

Cp cứ chửi mãi nhưng cũng chả có ai đáp lại tiếng chửi của hắn, hắn bị dân làng hờ hửng, xa lánh, không them để ý, quan tâm đến, “chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu”. Thế hóa ra, CP lại là một kẻ cô đơn trong cái lốt quỉ dữ ấy. hắn đã mượn tiếng chửi chói tai ấy để thể hiện tâm trạng phẫn nộ, cùng cực và có chút gì đó đơn độc của mình. Cuộc sống mưu sinh của CP còn gắn liền với rượu, dọa nạt, cướp giật, rạch mặt ăn vạ,…thế rồi, cả làng VĐ chẳng còn ai coi Chí là ng nữa.

Đoạn văn chất chứa bao nhiêu nỗi thống khổ của một thân phận đã ko còn đc sống cuộc sống của 1 con ng. một thân phận từ khi sinh ra, lớn lên chẳng một lần đc yêu thương, hạnh phúc, chỉ “đc” đối xử bằng rẻ khinh, thô bạo và tàn nhẫn. Thủ phạm trực tiếp ở đây chẳng ai khác ngoài BK- một tên cai trị độc ác, mưu mô. BK đã đẩy một Cp lương thiện vào tù, cướp đi cuộc sống, ước mơ của CP. Rồi đến khi CP ra tù, hắn cũng thu phục CP làm tay sai đắc lực với những mánh khóe tinh ranh, lời ngon mật ngọt, khiến Cp nghĩ rằng BK sợ mình mà tự đắc, gây thêm bao khổ đau, họa nạn, máu và nc mắt cho dân làng.

Chí phèo tuy đã mất đi nhân hình nhân tính nhưng lại không mất đi trái tim. Khi hắn gặp thị Nở, Hắn vẫn yêu, vẫn say đắm thị- một con ng xấu đến “ma chê quỉ hờn” nhưng lại mang một trái tim, tấm long nhân hậu. Con người ta dù tốt xấu thế nào vẫn trở nên đáng yêu và mềm mỏng trước tình yêu. Nhờ có thị, lần đầu tiên hắn đc nếm mùi vị của tô cháo hành, đc nếm mùi vị của hạnh phúc, cảm giác yên bình bởi bàn tay chăm sóc của đàn bà, lần đầu tiến, hắn nghe tim mình khẽ thổn thức và ấm lại sao những ngày cay đắng. Chính thị đã mở đường cho CP, đánh thức những ngõ ngách sâu và tăm tối trong tâm hồn CP, gợi dậy bản tính hiền lương của hắn.

“Hắn vừa vui vừa buồn. và một cái gì nữa giống như là ăn năn.”

Nhờ thị Nở, Cp mới có thể nghe đc những âm thanh bình dị của cuộc sống. Đã lâu lắm rồi, hắn mới nghe tiếng chim hót, tiếng cười nói của những ng đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá,… bởi vì đây là lần đầu tiên hắn tỉnh rượu, lần đầu tiên hắn bước ra khỏi cái địa ngục để nhìn ngắm những điều bình dị xung quanh, những âm thanh như nốt nhạc trong trẻo. Tất cả là nhờ thị, nhờ thị cả.

Và rồi hắn nhớ lại mơ ước một thời: một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Hắn cũng mau chóng nhận ra sự cô độc bao chùm quanh hắn, hắn đã tới cái dốc bên kia của đời, hắn đã già và hắn chẳng có gì. Rồi thì sau này ai sẽ bên cạnh hắn, những cơn ốm đau, bệnh tận, đói nghèo rồi sẽ ra sao. Khi thị Nở mang bát cháo hành tới, hắn thấy long chợt xao xuyến, bang khuâng mà xúc động. “Hắn thấy long thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền…”. Hắn đã tin tưởng vào thị, hắn vui khôn xiết khi tin rằng thị sẽ mở đường cho hắn, hắn muốn quay về làm ng lương thiện, sống một cuộc sống hiền hòa bên thị, yên vui với mọi người.

Nói cho cùng thì mơ ước của hắn cũng có gì là to tát đâu, ấy thế mà cũng ko thể thực hiện được. cuối cùng thì thị cũng k thể gắn bó với hắn đc, hắn ko thể trở lại làm ng lương thiện đc. Xã hội đã ko còn ai chấp nhận hắn, hắn đã là một con quỉ dữ thì mãi mãi cũng chỉ là 1 con quỉ dữ chỉ biết hại dân. Thị Nở đã mở đường cho hắn và chính thị cũng đã đóng sập cánh cửa giúp hắn trở về cuộc sống thiện lươg. Đây quả thật là một số phận bi đát của ng nông dân trong xã hội cũ. Cái chết của CP là lời kết tội, lên án mạnh mẽ cái xã hội xấu xa, vô nhân đạo, đã đẩy ng nông dân đến bc đường cùng, ko lối thoát.
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

BÀI VIẾT SỐ 3: Phân tích nv CHí Phèo để nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Lời phê của cô: Phân tích chưa sâu :(
Góp ý hộ nhé:)


Nam Cao (1917-1951) quê ở tỉnh Hà nam. Bút danh NC là ghép 2 chữ đầu của 2 địa danh quên ông: huyện Nam sang và tổng Cao ĐÀ. Ông là một nhà văn lớn trong nền vh hiện thực VN cùng các tp lớn như đời thừa, nước mắt, sống mòn và với tác phẩm CP, ông đã thực sự chứng tỏ tài năng độc đáo và xác định chắc chắn con đường nghệ thuật của mình. Cp là tp phản ánh lên hiện thực tàn khốc, số phận đau đớn của ng nông dân bị xã hội cũ vùi dập đến biến nhân, biến tính, nhưng cuối cùng vẫn khao khát, ước mơ đc hoàn lương, đc sống thiện, bi đát thay, điều mơ ước đó lại k thể thực hiện đc
.....

- Phần đầu nói quá nhiều đến Nam Cao. Có những ý cần cho việc triển khai về hình tượng nhân vật chí Phèo nhưng nhiều hơn là thừa những ý ko phù hợp cho lắm với đề :D

- Bạn nêu dẫn chứng nhiều mà chưa đi sâu phân tích những điều sâu xa, gốc tích trong những dẫn chứng đó.

- Thiếu đoạn Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, đó là một chi tiết tiêu biểu cho sự "trở về" và mong muốn đòi lương thiện của chí.
Đó cũng là 1 chi tiết lột tả cái giá trị nhân đọa về 1 con người mong được sống lương thiện. Và hiện thực về một xã hội: cần phải giải quyết những cái xấu bằng vũ lực, bằng kiên quyết.

- Còn bát cháo hành nữa ;)) Đi sâu 1 tí ^^

Nhớ mà đau lòng cái bài thi của mềnh :((
 
D

doigiaythuytinh

Nam Cao (1917-1951) quê ở tỉnh Hà nam. Bút danh NC là ghép 2 chữ đầu của 2 địa danh quên ông: huyện Nam sang và tổng Cao ĐÀ. Ông là một nhà văn lớn trong nền vh hiện thực VN cùng các tp lớn như đời thừa, nước mắt, sống mòn và với tác phẩm CP, ông đã thực sự chứng tỏ tài năng độc đáo và xác định chắc chắn con đường nghệ thuật của mình. Cp là tp phản ánh lên hiện thực tàn khốc, số phận đau đớn của ng nông dân bị xã hội cũ vùi dập đến biến nhân, biến tính, nhưng cuối cùng vẫn khao khát, ước mơ đc hoàn lương, đc sống thiện, bi đát thay, điều mơ ước đó lại k thể thực hiện đc

Nam cao mang một vẻ ngoài ít nói và lạnh lung tuy nhưng đời sống nội tâm luôn chật vật với những suy nghĩ về lý tưởng, nhân cách cao đẹp của con người. ông đề cao giá trị của văn chương và luôn tự thấy xấu hổ trước những suy nghĩ hèn hạ và thấp kém của mình. Căm ghét cái xã hội thực dân phong kiến xấu xa, phản ánh mạnh mẽ sự bất lương của bọn giai cấp thống trị bấy giờ. Qua tp Chí Phèo, NC đã phản ánh đc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo bằng cái nhìn rất riêng của ông. Giọng văn miêu tả có phần lạnh lung, khinh miệt ở những đoạn tả CP, BK, thị Nở,… nhưng ta vẫn thấy được đâu đó là tấm long nhân đạo sâu sắc của ông, qua cách ông miêu tả tâm lý nv, phân tích hiện thực hết sức thực tế, sự thấu hiểu và đồng cảm của ông dành cho từng nv của mình. Ông luôn tin tưởng vào những phẩm chất cao đẹp của ng nông dân, rằng cho dù họ có bị vùi dập, bị mất đi nhân hình nhân tính, nhưng tận trong đáy long họ vẫn là một mơ ước đc sống lượng thiện, sống bằng trái tim cao cả, nhân ái.

Quá dài dòng :|

Mình cũng lưu ý luôn với nhiều bạn vê phần mở bài: bạn nên viết đơn giản, ngắn gọn, dùng cách mở trực tiếp để đi vào đúng yêu cầu của đề bài

Qua tp Chí Phèo, NC đã phản ánh đc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo bằng cái nhìn rất riêng của ông. Giọng văn miêu tả có phần lạnh lung, khinh miệt ở những đoạn tả CP, BK, thị Nở,… nhưng ta vẫn thấy được đâu đó là tấm long nhân đạo sâu sắc của ông, qua cách ông miêu tả tâm lý nv, phân tích hiện thực hết sức thực tế, sự thấu hiểu và đồng cảm của ông dành cho từng nv của mình. Ông luôn tin tưởng vào những phẩm chất cao đẹp của ng nông dân, rằng cho dù họ có bị vùi dập, bị mất đi nhân hình nhân tính, nhưng tận trong đáy long họ vẫn là một mơ ước đc sống lượng thiện, sống bằng trái tim cao cả, nhân ái.
---> Đoạn này bạn cũng nên rút ngắn lại, cho xuóng phần cuối của thân bài thì hay hơn

Đoạn văn chất chứa bao nhiêu nỗi thống khổ của một thân phận đã ko còn đc sống cuộc sống của 1 con ng. một thân phận từ khi sinh ra, lớn lên chẳng một lần đc yêu thương, hạnh phúc, chỉ “đc” đối xử bằng rẻ khinh, thô bạo và tàn nhẫn. Thủ phạm trực tiếp ở đây chẳng ai khác ngoài BK- một tên cai trị độc ác, mưu mô. BK đã đẩy một Cp lương thiện vào tù, cướp đi cuộc sống, ước mơ của CP. Rồi đến khi CP ra tù, hắn cũng thu phục CP làm tay sai đắc lực với những mánh khóe tinh ranh, lời ngon mật ngọt, khiến Cp nghĩ rằng BK sợ mình mà tự đắc, gây thêm bao khổ đau, họa nạn, máu và nc mắt cho dân làng.

-Không phải "đoạn văn" bạn ạ
- Trước phần này, bạn cũng nên phân tích kĩ hơn chi tiết "tiếng chửi" để cho thấy sự cô độc tuyệt đối của Chí Phèo

Chí phèo tuy đã mất đi nhân hình nhân tính nhưng lại không mất đi trái tim
-->Mình cảm thấy (chỉ là chủ quan thôi:D) câu chuyển đoạn này hơn nhạt =.=


Khi hắn gặp thị Nở, Hắn vẫn yêu, vẫn say đắm thị- một con ng xấu đến “ma chê quỉ hờn” nhưng lại mang một trái tim, tấm long nhân hậu
--> Câu này ko rõ nghĩa

Chí phèo tuy đã mất đi nhân hình nhân tính nhưng lại không mất đi trái tim. Khi hắn gặp thị Nở, Hắn vẫn yêu, vẫn say đắm thị- một con ng xấu đến “ma chê quỉ hờn” nhưng lại mang một trái tim, tấm long nhân hậu. Con người ta dù tốt xấu thế nào vẫn trở nên đáng yêu và mềm mỏng trước tình yêu. Nhờ có thị, lần đầu tiên hắn đc nếm mùi vị của tô cháo hành, đc nếm mùi vị của hạnh phúc, cảm giác yên bình bởi bàn tay chăm sóc của đàn bà, lần đầu tiến, hắn nghe tim mình khẽ thổn thức và ấm lại sao những ngày cay đắng. Chính thị đã mở đường cho CP, đánh thức những ngõ ngách sâu và tăm tối trong tâm hồn CP, gợi dậy bản tính hiền lương của hắn.
--> Bạn nên phân biệt rõ, tình cảm của CP với TN không chỉ là tình yêu trai gái đơn thuần mà là TÌNH NGƯỜI

Nói cho cùng thì mơ ước của hắn cũng có gì là to tát đâu, ấy thế mà cũng ko thể thực hiện được. cuối cùng thì thị cũng k thể gắn bó với hắn đc, hắn ko thể trở lại làm ng lương thiện đc. Xã hội đã ko còn ai chấp nhận hắn, hắn đã là một con quỉ dữ thì mãi mãi cũng chỉ là 1 con quỉ dữ chỉ biết hại dân. Thị Nở đã mở đường cho hắn và chính thị cũng đã đóng sập cánh cửa giúp hắn trở về cuộc sống thiện lươg. Đây quả thật là một số phận bi đát của ng nông dân trong xã hội cũ. Cái chết của CP là lời kết tội, lên án mạnh mẽ cái xã hội xấu xa, vô nhân đạo, đã đẩy ng nông dân đến bc đường cùng, ko lối thoát.
Đoạn này nên phân tích rõ hơn:
-VÌ sao Thị ko thể gắn bó với CP: nguyên nhân là bà cô của Thị (đại diện cho những định kiến của xã hội, của làng VĐ)
-Chứng minh rõ hơn cho nhận định "Đây quả thật là một số phận bi đát của ng nông dân trong xã hội cũ"
-"Cái chết của CP là lời kết tội, lên án mạnh mẽ cái xã hội xấu xa, vô nhân đạo, đã đẩy ng nông dân đến bc đường cùng, ko lối thoát" --> Phần này hơn lạc lõng vì đoạn trước bạn chưa nói đến cái chết của CP

-----------------------------------

Bài làm của bạn đảm bảo được những yêu cầu cơ bản về nội dung + hình thức, có nhiều nhận định khá hay :x :x
Nhưng bạn cũng nên bám sát nhân vật của mình hơn
Nên phân đoạn với luận điểm rõ ràng, chú ý hơn ở các câu chuyển đoạn :)


____Thân _____ :)
 
Top Bottom