[Văn 11] Tính chất giao thời trong hai bài thơ...

L

loan_sut92

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Những nội dung cơ bản và đặc điểm chủ yếu của hai bài thơ:
+ Lưu biệt khi xuất dương.
+ Hầu trời.
2. Chứng minh tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và văn học hiện đại) về nghệ thuật qua hai bài thơ trên.
 
Last edited by a moderator:
S

seagirl_41119

nhung noi dung co ban va dac diem chu yeu cua cac bai tho"luu biet khi xuat duong"cua phan boi chau,"hau troi"cua tan da ?lam ro tinh chat giao thoi (giua van hoc trung dai va van hoc hien dai) ve nghe thuat noi tren:(

hjchjc, bn chú ý nha, trong diễn đàn phải viết có dấu, nhờ mấy anh mod box này nhắc nhở dùm, e ko có quyền hạn tỏng khối 11 và 12 nên ko sửa đc bài
 
D

duongthuydo.hocmai.vn

1. Những nội dung cơ bản và đặc điểm chủ yếu của hai bài thơ:
+ Lưu biệt khi xuất dương.
+ Hầu trời.
2. Chứng minh tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và văn học hiện đại) về nghệ thuật qua hai bài thơ trên.

Chào em.
Chị có một vài gợi ý cho em như sau:


1. Về nội dung cơ bản của hai bài thơ:
Điều này khi học chắc chắn các thầy cô đã phân tích rất kĩ cho các em, chị chỉ lưu ý một số điểm như sau:
  • Xuất dương lưu biệt
Vẻ đẹp của người chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX:
- Khí phách ngang tàng, sẵn sàng đối đầu với mọi thử thách.
- Nhận thức tỉnh táo, tư tưởng cách tân táo bạo, mới mẻ (Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài)...
- Khát vọng cháy bỏng.​
  • Hầu trời:
Vẻ đẹp của "cái tôi":
- Ngông, phóng túng.
- Tự ý thức về tài năng, nhân cách, giá trị đích thực của mình.
- Khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
2. Tính chất giao thời về mặt nghệ thuật thể hiện qua hai bài thơ

Đây là câu hỏi khá hay, đòi hỏi ở các em nhiều kĩ năng: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát.
+ Tính chất giao thời là gì: Sự chuyển giao giữa cũ (văn học trung đại) và mới (văn học hiện đại) trên các mặt nội dung và nghệ thuật.
+ Tại sao lại xuất hiện văn học giao thời: do bối cảnh thời đại, văn hóa, văn học...
Xét riêng trên lĩnh vực văn học, văn học trung đại với mĩ học và hệ thống thi pháp của nó đã tỏ ra không còn phù hợp với những nhu cầu biểu hiện mới => đòi hỏi phải thay đổi, mà dễ thấy trước hết là những thay đổi về hình thức.
+ Tính chất giao thời về mặt nghệ thuật trong hai bài thơ
- Ở hai bài thơ, dấu vết của văn học trung đại vẫn còn, đặc biệt là trong "Xuất dương lưu biệt" (thể thơ cổ điển: thất ngôn bát cú; kết cấu cổ điển: khai, thừa, chuyển, hợp; nội dung vẫn mang hơi hướng tỏ chí tỏ lòng - đặc trưng quan niệm mĩ học về con người trong văn học trung đại...)
- Dấu hiệu của văn học hiện đại:
  • Xuất dương lưu biệt: giọng thơ sôi trào, đầy nhiệt hứng => âm vang của thời đại dội vào thơ mãnh liệt

  • Hầu trời:
Thể thơ: thất ngôn trường thiên => không bị ràng buộc bởi kết cấu qui phạm
=> mạch cảm xúc được bộc lộ phóng túng, tự nhiên.
Ngôn ngữ: gần gũi với ngôn ngữ đời thường, không cách điệu mà gợi cảm, tinh tế
Sự kết hợp tính chất tự sự và trữ tình độc đáo: Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện đồng thời là nhân vật chính => cảm xúc tự do, linh hoạt, tạo điều kiện cho "cái tôi được bày tỏ.

+ Cơ sở của tính chất giao thời trong hai bài thơ (vì sao hai bài thơ lại có tính chất giao thời về mặt nghệ thuật)
- Bối cảnh thời đại
- Đặc điểm con người, cá tính của hai nhà thơ.​
+ Đánh giá:
Tính chất giao thời về mặt nghệ thuật làm nên vị trí văn học sử của hai nhà thơ (đặc biệt là Tản Đà)

Hi vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp ích cho em.
Chúc em làm bài thật tốt nhé^
 
Top Bottom