Văn [VĂN 11] Thảo luận

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Bạn nào có tư liệu giai thoại về Tố Hữu thì cho mk xin với :) Thứ 7 này mk nộp rồi...hic :(
Chào cậu ^^
Tư liệu về giai thoại cậu nói có phải là những câu chuyện liên quan đến sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu hay là tóm tắt sự nghiệp cách mạng và làm văn??
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Những câu chuyện liên quan đến sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu nhé :)
Ok, mk hiểu rồi ^^
Cái giai thoại này là mk đc học trên lớp. Mk ko nhớ chính xác hết đâu. Bài thơ là hoàn cảnh mà Tố Hữu sáng tác bài "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" á. Bạn có thể tham khảo :)

Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Trong một chiến dịch mở vào mùa mưa. Đó là một thử thách không nhỏ đối với người lính Điện Biên Phủ. Tất cả những tư liệu lịch sử có tính thông tấn báo chí ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên". Vào thời gian đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà phê bình Hồng Diệu, còn có thêm Khánh Chi, Trường Giang - hai phóng viên trẻ của báo Đại đoàn kết tập kích vào nhà ông, đúng theo cách tiếp cận của lính Điện Biên Phủ. Lúc ấy, ông trầm tĩnh như một ngọn tháp cổ kính. Hay nói đúng hơn ông như một vị nguyên soái đã giã từ vũ khí, giã từ mọi thứ xiêm áo lỉnh kỉnh mà tạo hoá đã bỡn cợt khoác lên ông, nhiều khi che khuất cả chính ông, để ông chỉ còn lại là một già làng, có phần cô đơn, bé nhỏ, da mồi, mái tóc bạc trắng sương gió, dường như đã quá quen với trận mạc, với mọi biến cố, thăng trầm của cõi đời dâu bể. Và rồi, ông đưa mắt nhìn đám nhà thơ mới nổi bằng cách bắt đầu câu chuyện nơi chiến tuyến Điện Biên.
- Chuyện Điện Biên ấy mà, nói thực là mình biết không nhiều lắm đâu. Cái này các cậu phải đến gặp Hồ Phương, Hữu Mai, hay Từ Bích Hoàng. Các anh ấy đi chiến dịch Điện Biên, các anh ấy biết nhiều chuyện đấy.
- Chuyện Điện Biên thì bạn đọc cũng đã biết rồi, vừa qua mấy anh em làm báo đã sục vào hầm De Castries, còn lặn lội vượt đèo leo suối vào tận sở chỉ huy ta ở Mường Phăng. Anh Lê Lựu đã đến gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Hồng Diệu đã gặp ba thiếu tướng Hồ Phương, Chu Phác và Dũng Hà. Mấy anh em còn tham khảo cả tài liệu của Pháp nói về Điện Biên. Nghĩa là nhìn Điện Biên ở mọi góc độ khác nhau. Bây giờ, mấy anh em muốn hỏi anh về bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu cười:
- Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên thì cũng chẳng có gì phải nói thêm nữa. Mình đã viết cả ra rồi. Có gì cũng nói tuột ra hết. Thơ mình là thế, là cứ nói thẳng tuồn tuột, chẳng có gì khuất khúc cả.
- Vâng, bài thơ nói được nhiều điều lắm. Đầy ắp tư liệu thông tin. Nhưng có thông tin mà bạn đọc bây giờ tò mò muốn biết thì bài thơ lại không nói đến. ấy là thông tin về tác giả. Khi viết bài thơ này, anh đang ở đâu?
Tố Hữu ngồi im lặng. ánh mắt bỗng xa vợi. Hình như ông đang lục trong trí nhớ, cố tìm một hình ảnh nào đó, một bóng dáng nào đó của kỷ niệm xa mờ.
- Chịu, không thể nhớ được. - Tố Hữu quay về phía một trong những người thanh niên ập đến nhà mình và nói.
- Mình già rồi, u mê rồi. Có lẽ các anh ở cục tác chiến, quân bưu, các anh ấy nhớ, chứ mình thì quên mất rồi. Cái bản ấy, nó có cái tên là khau khau gì đấy. Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân uỷ trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền. Mà viết xong cũng chẳng biết đưa cho ai nữa. Hồi ấy, phương tiện tuyên truyền của ta còn nghèo lắm, sơ sài lắm, đâu có được phong phú như hồi chống Mỹ. Công cụ tuyên truyền chỉ có mỗi tờ báo Nhân Dân với cái đài 500 oát. Còn thì phần lớn là tuyên truyền mồm quan cánh dân công. Mỗi trận đánh thắng, tự thân nó đã có sức tuyên truyền rồi. Nó lan xa lắm, lan nhanh lắm. Còn chuyện Điện Biên thì sau này mới rầm rộ. Hò kéo pháo. Điện Biên bấy giờ im ắng lắm. Ta âm thầm chuẩn bị lực lượng. Không ai có thể nghĩ được rằng, ta lại có thể đưa được quân, đưa được pháo vào Điện Biên. Thực tế khách quan thì không thể làm được. Đường sá hiểm trở lắm, toàn những đèo dốc, vực thẳm. Gay go nhất là việc vận chuyển lương thực, thực phẩm. Cái này, phải nói là dân mình ghê gớm thật. Chỉ có đôi vai, đôi bồ, khá hơn cái xe đạp tồng tộc, mà rồi từ Thanh Hoá, từ đồng bằng Bắc Bộ mò mò đưa gạo lên. Hạt gạo nặng bằng hạt máu. Phải nói ý chí của dân mình rất ghê gớm. Họ nhịn đói, nhịn khát, ăn lá lảu dọc đường. Dừng nghỉ thì nói chuyện thịt bò, nói chuyện nướng chả, làm thịt cầy, cứ như mình đang liên hoan, đang ăn thịt, mà toàn ăn thịt... mồm.
- Vậy tin toàn thắng đến với anh lúc nào?
- Lúc ấy khoảng 5h30 hay 6h chiều ngày 7-5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện Hoả tốc, hoả tốc - Ngựa bay lên dốc ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ có mỗi con ngựa với chú liên lạc, chứ làm gì có Đuốc cháy sáng rừng, với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: Đuốc chạy sáng rừng - Loa kêu từng cửa. Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa. ở gần dân e bị lộ. Nguyên tắc là bí mật tuyệt đối. Cơ quan trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn, và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thuỷ hữu tình. Cơ quan trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí mật là một nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ - Rồi Tố Hữu quay lại mấy anh em, nheo nheo một bên mắt, vẻ trẻ trung, tinh nghịch - Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho.
Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có vẻ của một ông Phật, Hồng Diệu hỏi:
- Thế từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch anh có lên Điện Biên bao giờ không?
- Không! Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi cơ chứ.
- Tưởng anh là trưởng ban tuyên truyền, anh có thể đi khắp nơi chứ.
- Đâu có. Ông nói thế là nói cái anh tuyên truyền sau này, tuyên truyền bây giờ. Chứ lúc ấy, đi sao được. Mình cứ ngồi im chờ lệnh cụ Trường Chinh.
- Tưởng anh viết Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...
- à, cái đấy mình hỏi. Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng vườn cam lạ vàng. Đấy, đơn giản thế đấy.
Rồi Tố Hữu lại cười. Ông nói mà cứ như nói đùa, và tôi nghĩ, phải là người uyên thâm lắm, thông minh và lịch lãm lắm mới có thể nhìn mọi sự đơn giản như thế, mới có thể đùa được như thế. Đùa là một phẩm chất của trí tuệ. Thực tình, hai câu thơ mà Tố Hữu vừa nhắc đến, như nhắc đến một giai thoại vui kia, là hai câu thơ hay, nếu không nói là hay nhất trong bài. Đặt trong cái không khí của toàn bài, nó mới đắc địa, như người ta đang nghe một bản giao hưởng chát chúa toàn những kèn đồng, lại thấy vút lên mảnh mướt một tiếng sáo trúc đồng quê mát mẻ. Câu thơ ghép toàn những địa danh. Đưa địa danh vào thơ đâu có dễ dàng gì. Nhưng Tố Hữu có biệt tài trong cái kỹ nghệ ngày. Địa danh vào thơ ông thường rất nhuần nhuyễn. ở đây, dường như nó không còn là địa danh nữa, nó là kỹ nghệ chơi chữ cao, chơi chữ mà không thấy dấu vết của việc chơi chữ, chỉ có hai câu thơ với tên rừng, tên núi cụ thể mà Tố Hữu đã kết được thành một vòng hoa rực rỡ sáu màu. Đấy là vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Điện Biên lịch sử. Xuân Diệu là người đã có công trong việc phát hiện ra cái vòng hoa thầm lặng đó.
Ngừng một lát, Tố Hữu tiếp:
- Bài thơ Điện Biên được viết nhanh lắm. Sau chiến thắng, tôi lên Bác ngay. Lên xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến, quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù ta bây giờ không phải là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện ấy ngay trong ngày chiến thắng Điện Biên.

..... Mk chỉ nhớ đến đây thôi :D Bạn thông cảm... :D
 
  • Like
Reactions: minhtuanhs2206

minhtuanhs2206

Học sinh tiến bộ
Thành viên
18 Tháng một 2015
58
52
164
24
Ok, mk hiểu rồi ^^
Cái giai thoại này là mk đc học trên lớp. Mk ko nhớ chính xác hết đâu. Bài thơ là hoàn cảnh mà Tố Hữu sáng tác bài "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" á. Bạn có thể tham khảo :)

Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Trong một chiến dịch mở vào mùa mưa. Đó là một thử thách không nhỏ đối với người lính Điện Biên Phủ. Tất cả những tư liệu lịch sử có tính thông tấn báo chí ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên". Vào thời gian đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà phê bình Hồng Diệu, còn có thêm Khánh Chi, Trường Giang - hai phóng viên trẻ của báo Đại đoàn kết tập kích vào nhà ông, đúng theo cách tiếp cận của lính Điện Biên Phủ. Lúc ấy, ông trầm tĩnh như một ngọn tháp cổ kính. Hay nói đúng hơn ông như một vị nguyên soái đã giã từ vũ khí, giã từ mọi thứ xiêm áo lỉnh kỉnh mà tạo hoá đã bỡn cợt khoác lên ông, nhiều khi che khuất cả chính ông, để ông chỉ còn lại là một già làng, có phần cô đơn, bé nhỏ, da mồi, mái tóc bạc trắng sương gió, dường như đã quá quen với trận mạc, với mọi biến cố, thăng trầm của cõi đời dâu bể. Và rồi, ông đưa mắt nhìn đám nhà thơ mới nổi bằng cách bắt đầu câu chuyện nơi chiến tuyến Điện Biên.
- Chuyện Điện Biên ấy mà, nói thực là mình biết không nhiều lắm đâu. Cái này các cậu phải đến gặp Hồ Phương, Hữu Mai, hay Từ Bích Hoàng. Các anh ấy đi chiến dịch Điện Biên, các anh ấy biết nhiều chuyện đấy.
- Chuyện Điện Biên thì bạn đọc cũng đã biết rồi, vừa qua mấy anh em làm báo đã sục vào hầm De Castries, còn lặn lội vượt đèo leo suối vào tận sở chỉ huy ta ở Mường Phăng. Anh Lê Lựu đã đến gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Hồng Diệu đã gặp ba thiếu tướng Hồ Phương, Chu Phác và Dũng Hà. Mấy anh em còn tham khảo cả tài liệu của Pháp nói về Điện Biên. Nghĩa là nhìn Điện Biên ở mọi góc độ khác nhau. Bây giờ, mấy anh em muốn hỏi anh về bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu cười:
- Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên thì cũng chẳng có gì phải nói thêm nữa. Mình đã viết cả ra rồi. Có gì cũng nói tuột ra hết. Thơ mình là thế, là cứ nói thẳng tuồn tuột, chẳng có gì khuất khúc cả.
- Vâng, bài thơ nói được nhiều điều lắm. Đầy ắp tư liệu thông tin. Nhưng có thông tin mà bạn đọc bây giờ tò mò muốn biết thì bài thơ lại không nói đến. ấy là thông tin về tác giả. Khi viết bài thơ này, anh đang ở đâu?
Tố Hữu ngồi im lặng. ánh mắt bỗng xa vợi. Hình như ông đang lục trong trí nhớ, cố tìm một hình ảnh nào đó, một bóng dáng nào đó của kỷ niệm xa mờ.
- Chịu, không thể nhớ được. - Tố Hữu quay về phía một trong những người thanh niên ập đến nhà mình và nói.
- Mình già rồi, u mê rồi. Có lẽ các anh ở cục tác chiến, quân bưu, các anh ấy nhớ, chứ mình thì quên mất rồi. Cái bản ấy, nó có cái tên là khau khau gì đấy. Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân uỷ trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền. Mà viết xong cũng chẳng biết đưa cho ai nữa. Hồi ấy, phương tiện tuyên truyền của ta còn nghèo lắm, sơ sài lắm, đâu có được phong phú như hồi chống Mỹ. Công cụ tuyên truyền chỉ có mỗi tờ báo Nhân Dân với cái đài 500 oát. Còn thì phần lớn là tuyên truyền mồm quan cánh dân công. Mỗi trận đánh thắng, tự thân nó đã có sức tuyên truyền rồi. Nó lan xa lắm, lan nhanh lắm. Còn chuyện Điện Biên thì sau này mới rầm rộ. Hò kéo pháo. Điện Biên bấy giờ im ắng lắm. Ta âm thầm chuẩn bị lực lượng. Không ai có thể nghĩ được rằng, ta lại có thể đưa được quân, đưa được pháo vào Điện Biên. Thực tế khách quan thì không thể làm được. Đường sá hiểm trở lắm, toàn những đèo dốc, vực thẳm. Gay go nhất là việc vận chuyển lương thực, thực phẩm. Cái này, phải nói là dân mình ghê gớm thật. Chỉ có đôi vai, đôi bồ, khá hơn cái xe đạp tồng tộc, mà rồi từ Thanh Hoá, từ đồng bằng Bắc Bộ mò mò đưa gạo lên. Hạt gạo nặng bằng hạt máu. Phải nói ý chí của dân mình rất ghê gớm. Họ nhịn đói, nhịn khát, ăn lá lảu dọc đường. Dừng nghỉ thì nói chuyện thịt bò, nói chuyện nướng chả, làm thịt cầy, cứ như mình đang liên hoan, đang ăn thịt, mà toàn ăn thịt... mồm.
- Vậy tin toàn thắng đến với anh lúc nào?
- Lúc ấy khoảng 5h30 hay 6h chiều ngày 7-5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện Hoả tốc, hoả tốc - Ngựa bay lên dốc ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ có mỗi con ngựa với chú liên lạc, chứ làm gì có Đuốc cháy sáng rừng, với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: Đuốc chạy sáng rừng - Loa kêu từng cửa. Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa. ở gần dân e bị lộ. Nguyên tắc là bí mật tuyệt đối. Cơ quan trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn, và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thuỷ hữu tình. Cơ quan trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí mật là một nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ - Rồi Tố Hữu quay lại mấy anh em, nheo nheo một bên mắt, vẻ trẻ trung, tinh nghịch - Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho.
Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có vẻ của một ông Phật, Hồng Diệu hỏi:
- Thế từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch anh có lên Điện Biên bao giờ không?
- Không! Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi cơ chứ.
- Tưởng anh là trưởng ban tuyên truyền, anh có thể đi khắp nơi chứ.
- Đâu có. Ông nói thế là nói cái anh tuyên truyền sau này, tuyên truyền bây giờ. Chứ lúc ấy, đi sao được. Mình cứ ngồi im chờ lệnh cụ Trường Chinh.
- Tưởng anh viết Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...
- à, cái đấy mình hỏi. Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng vườn cam lạ vàng. Đấy, đơn giản thế đấy.
Rồi Tố Hữu lại cười. Ông nói mà cứ như nói đùa, và tôi nghĩ, phải là người uyên thâm lắm, thông minh và lịch lãm lắm mới có thể nhìn mọi sự đơn giản như thế, mới có thể đùa được như thế. Đùa là một phẩm chất của trí tuệ. Thực tình, hai câu thơ mà Tố Hữu vừa nhắc đến, như nhắc đến một giai thoại vui kia, là hai câu thơ hay, nếu không nói là hay nhất trong bài. Đặt trong cái không khí của toàn bài, nó mới đắc địa, như người ta đang nghe một bản giao hưởng chát chúa toàn những kèn đồng, lại thấy vút lên mảnh mướt một tiếng sáo trúc đồng quê mát mẻ. Câu thơ ghép toàn những địa danh. Đưa địa danh vào thơ đâu có dễ dàng gì. Nhưng Tố Hữu có biệt tài trong cái kỹ nghệ ngày. Địa danh vào thơ ông thường rất nhuần nhuyễn. ở đây, dường như nó không còn là địa danh nữa, nó là kỹ nghệ chơi chữ cao, chơi chữ mà không thấy dấu vết của việc chơi chữ, chỉ có hai câu thơ với tên rừng, tên núi cụ thể mà Tố Hữu đã kết được thành một vòng hoa rực rỡ sáu màu. Đấy là vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Điện Biên lịch sử. Xuân Diệu là người đã có công trong việc phát hiện ra cái vòng hoa thầm lặng đó.
Ngừng một lát, Tố Hữu tiếp:
- Bài thơ Điện Biên được viết nhanh lắm. Sau chiến thắng, tôi lên Bác ngay. Lên xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến, quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù ta bây giờ không phải là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện ấy ngay trong ngày chiến thắng Điện Biên.

..... Mk chỉ nhớ đến đây thôi :D Bạn thông cảm... :D
Sẵn giúp mk cái này luôn đc ko?
 
  • Like
Reactions: baochau1112

minhtuanhs2206

Học sinh tiến bộ
Thành viên
18 Tháng một 2015
58
52
164
24
Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, giai thoại về HCM, mk search google nhưng nhiều quá, mk ko thể lọc ra đc, giúp mk với nhé
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, giai thoại về HCM, mk search google nhưng nhiều quá, mk ko thể lọc ra đc, giúp mk với nhé

Cuộc đời và sự nghiệp thì mạng nói nhiều lắm á. Nhưng mk thấy cái này khá đầy đủ. Bạn có thể chọn nó làm nền nhé ^^

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .

Về giai thoại:
Tại xứ Nghệ, từ xưa đã lưu truyền câu sấm của Trạng Trình như sau:
“Đụn Sơn phân giới
Bò Đái thất thanh
Thuỷ đáo Lam Thành
Song Ngư thuỷ thiển"

Sau này, có ai đó đã sửa câu cuối thành "Nam Đàn sinh thánh "(Nghĩa là: Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân)

Những năm 1930 - 1931, câu sấm này lại được đem ra bàn tán. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa. Vào thời Tự Đức (1848-1883) nước lũ sông Lam đã cuốn mất làng Triều Khẩu thuộc huyện Hưng Nguyên và nước sông Lam đã chảy đến chân núi Lam Thành, còn hai đảo Song Ngư (Hòn Ngư) ở (Cửa Lò) là hòn Son và hòn Mực ở ngoài cửa Hội nối liền nhau bởi nước biển đã cạn, do đó người dân càng tin và chờ đợi. Trong một cuộc gặp giữa Phan Bội Châu với Đào Duy Anh và nhà nho Trần Lê Hữu, ông Hữu có hỏi:

- "Thưa cụ Phan, "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh" chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp:

- "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ta thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác".
 
  • Like
Reactions: minhtuanhs2206

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Cậu xem cmt của mk ở trên nha, mk quên nhấn Trả lời
Hì, mk thấy mà... chủ yếu là mk thay đổi chế độ cài đặt ở nick này thôi :)
Câu hỏi của cậu mk đã hỗ trợ rồi nhé ^^ ... nếu cậu còn vấn đề gì nữa thì cứ hỏi :)
P/s: Chúc cậu học tốt ^^
 
  • Like
Reactions: minhtuanhs2206

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Giúp mk thêm 1 giai thoại về HCM nữa nhé, ngắn ngắn thôi nhé
Đây là giai thoại về tính tiết kiệm của Bác Hồ cậu nhé ^^

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.
 
  • Like
Reactions: minhtuanhs2206

minhtuanhs2206

Học sinh tiến bộ
Thành viên
18 Tháng một 2015
58
52
164
24
Đây là giai thoại về tính tiết kiệm của Bác Hồ cậu nhé ^^

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.
Giai thoại lúc đầu tên là gì vậy Châu?
 
Top Bottom