HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNGVÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỪNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CUỘC SỐNG Ở NƯỚC TA
Vốn được mệnh danh là "lá phổi " của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,...Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng nhiệt đới ẩm. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là môt yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, có vai trò cực kì quan trọng trong việc taọ cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế- xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường.
Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước.
1. Rừng ở Việt Nam:
a.Theo luật bảo vệ và phát triển rừng của việt nam:
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng có thể được phân thành các loại sau đây:
• Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu dể bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xối mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn, Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
• Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng,nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích kịch sử, văn hoá và danh la, thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng được chia thành các loại: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá- xã hội, nghiên cứu thí nghiệm.
• Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh dpanh gỗ, các lâm san khác, dặc sản rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng sản xuất được nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định dể sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh, nông- lâm- nghiệp kết hợp.
b. Hiện trạng:
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng,tỉ lệ che phủ thục vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta(so với diện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái.Đất có rừng phải được duy trì tối thiểu 50-60%, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu nguồn sông suối phải là 100%.
Rừng ngập mặn với diện tích 450 nghìn ha có tác dụng cung cấp gỗ và than. ĐỒng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của các loài thuỷ sinh.
Đát lâm nghiệp chiếm 30% diện tích đất tự nhiên(rừng tự nhiên 26%, rừng trồng 4%). Tỉ lệ che phủ còn dứơi tiêu chuẩn cho phép do uỷ ban Môi trường quốc tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33%. Tỉ lệ che phủ ở tây bắc chỉ còn 13,5%, đông bắc còn 16,8%.Theo điều tra của năm 1993 , nước ta còn khoản 8,631 triệu ha rừng (trong đó có 5.169 ngàn ha rừng sản xuất kinh doanh , 2.800 ngàn ha rừng phòng hộ , 663.000 ha rừng đặc dụng) . rừng phân bố không đồng đều , tập trung cao nhất ở khu vực tây nguyên (dăk lăk 1.253 ngàn ha , gia lai 838.6000 ha ), kế là miền trung du phía bắc ( lai châu 229.000 ha) và thấp nhất ở đồng bằng sông cửu long ( an giang 100 ha)
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.
Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và cuối năm 1999 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 33,2%, trong đó:
1- Kon Tum 63,7%
2- Lâm Đồng 63,3%
3- Đắk Lắk 52,0%
4- Tuyên Quang 50,6%
5- Bắc Kạn 48,4%
6- Gia Lai 48,0%
7- Thái Nguyên 39,4%
8- Yên Bái 37,6%
9- Quảng Ninh 37,6%
10- Hà Giang 36,0%
11- Hoà Bình 35,8%
12- Phú Thọ 32,7%
13- Cao Bằng 31,2%
14- Lào Cai 29,8%
15- Lạng Sơn 29,3%
16- Lai Châu 28,7%
17- Bắc Giang 25,6%
18- Bình Phước 24,0%
19- Sơn La 22,0%.
Theo thống kê mới năm 2003 (Bảng IV. 2), diện tích rừng đến năm cuối 2002 đã đạt 35,8% diện tích tự nhiên, một kết quả hết sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại (Hình IV.1)
Những con số thống kê về tăng diện tích rừng tự nhiên trong bảng IV.2 đã phần nào nói lên điều đó. Diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm dần từ 14,3 triệu ha năm 1945 đến 8,2525 triệu ha năm 1995, bỗng nhiên tăng lên 9,470737 triệu ha năm 1999 và đến năm 2002 là 9,865020 triệu ha, như vậy là trong 7 năm mỗi năm trung bình tăng hơn 230.000ha. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. Tất nhiên với thời gian ngắn, các loại rừng đó chưa có thể thành rừng tự nhiên tốt được.
c. Khai thác rừng quá mức:
Theo thống kê, năm 1991 có 20.257ha rừng bị phá, năm 1995 giảm xuống còn 18.914ha và năm 2000 là 3.542ha. Tuy nhiên, theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000 thì có thể ước định rằng tỷ lệ mất rừng hiện nay là khoảng 120.000 đến 150.000ha/năm và rừng trồng hàng năm khoảng 200.000ha và mục tiêu là trồng càng nhanh càng tốt để đạt 300.000ha/năm.
Từ năm 1996 đến năm 2000, ở các tỉnh Tây Nguyên, trung bình mỗi năm mất 10.000ha rừng tự nhiên (hơn cả diện tích rừng mất đi trung bình hàng năm trong thời kỳ kế hoạch 5 năm trước đó). Số liệu này có lẽ còn thấp hơn thực tế nhiều vì có nhiều nơi rừng bị phá mà không được thống kê. Các lâm trường thường khai thác gỗ vượt quá chỉ tiêu cho phép và không theo đúng thiết kế được duyệt. Những năm 1996 - 1999 các tỉnh Tây Nguyên đã khai thác vượt kế hoạch 31%. Trong lúc đó chỉ tiêu trồng rừng vốn đã thấp nhưng triển khai thực tế vẫn không đạt diện tích và chất lượng yêu cầu. Cho đến hết năm 1999, việc trồng rừng sau 4 năm chỉ mới đạt được 36% diện tích của kế hoạch 5 năm. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này cũng một phần do dân số tăng nhanh, nhất là dân di cư tự do đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành vùng đất hoang cằn cỗi. Theo kết quả của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (1995), thì trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha. Đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng, như Tây Nguyên mất 440.000ha, vùng Đông Nam Bộ mất 308.000ha, vùng Bắc Khu IV cũ mất 243.000ha, vùng Bắc Bộ mất 242.500ha. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, chiều hướng biến động rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và mức cần thiết để bảo vệ môi trường. Tuy một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục đã bị xâm hại, đốn chặt, "khai hoang".
Từ năm 1999 đến nay, cháy rừng đã được hạn chế mạnh mẽ và việc khai thác gỗ trái phép đã kiểm soát được một phần, nhưng tình trạng mất rừng vẫn ở mức độ nghiêm trọng. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta vẫn đang bị phá hoại. Tuy diện tích rừng trồng có tăng lên hàng năm, nhưng với số lượng rất khiêm tốn và phần lớn rừng được trồng lại với mục đích kinh tế, sản xuất cây lấy gỗ ngắn ngày, cây mọc nhanh mà chưa ưu tiên trồng rừng tại các khu vực đầu nguồn. Rừng phòng hộ ở vùng hồ Hoà Bình đang ở mức báo động và đang suy giảm nghiêm trọng. Rừng phòng hộ các hồ chứa quy mô lớn như Trị An, Thác Mơ, Đa Nhim, Đa Mi và Yaly cũng trong tình trạng tương tự như rừng phòng hộ lưu vực hồ Hoà Bình trước kia mà vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời. Rừng trên các vùng núi đá vôi, rừng ngập mặn ven biển vẫn tiếp tục bị xâm hại chưa kiểm soát được. Những nơi cần được bảo vệ nhất cũng là những nơi bị tàn phá mạnh. Năm 1980, miền núi trung du bắc bộ có 3.609.800 ha( 35% diệ tích tự nhiên) thì đến năm 1990 chỉ còn 1.709.300 ha( 17% diện tích tự nhiên). Ở miền đông nam bộ diện tích rừng bị giảm mạnh nhất từ 1.138.700 ha năm 1980( chiếm 47% diện tích tự nhiên) xuống còn 572.780 ha năm 1990 (chiếm 24% diện tích tự nhiên). Vùng đông bằng sông Cửu Long cũng nằm trong tình trạng tương tự 253.800 ha năm 1980( 6,35% diện tích tự nhiên) xuống còn 179.300 ha.
Bảng III. Diện tích rừng bị cháy và chặt phá
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995
Cả nước(ha) 37.775 20.257 40.209 21.688 14.436 25.898
Miền núi và trung du bắc bộ 6,06% 16,22% 14,79% 13,66% 21,73% 11,21%
Đồng bằng sông Hồng 0,01% 0,12% 0,00% 0,06% 0,12% 0,01%
Khu bốn cũ 7,69% 3,97% 4,23% 21,89% 1,29% 0,54%
Duyên hải miền Trung 5,88% 15,61% 20,90% 12,10% 6,21% 14,97%
Tây Nguyyên 11,41% 8,84% 32,38% 25,49% 44,97% 48,18%
Đông nam bộ 15,79% 21,23% 14,62% 8,86% 0,19% 7,39%
Đồng bằng sông Cửu Long 53,16% 34,00% 13,18% 17,94% 25,49% 17,70%
d. Nạn cháy rừng:
Cũng như những nước khác trên thế giới, cùng với việc khai thác quá mức thì nạn cháy rừng trong mấy thập niên qua cũng là vấn đề đáng lo ngại. Trong vòng 23 năm (1965- 1988) đã có gần 1 triệu ha rừng cây gỗ và tráng bị cháy. Từ năm 1992- 1993 có 13 tỉnh ven biển đã xảy ra 300 vụ cháy rừng. cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác rừng quá mức không chỉ làm cạn kiệt tài nguyên rừng mà còn là nguyên nhân lầm cạn kiệt nguồn nước, làm đất bị suy thoái, giảm vùng sinh vật quý hiếm, gây nhiều tác hại nghiêm trọng đối với môi trường, khí hậu, đất đai và đời sống con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.
2. Tác động của rừng lên môi trường:
Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh tháicho môi trường. Rừng còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hoá cacbon và cung cấp oxi. Rừng phòng hộ ngăn chặn tình trạng cát bay, sự xâm lấn của biển. Rừng hạn chế xói mòn và lũ lụt,…
Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu. Rừng là vật cản trên đường di chuyển của gió và có ảnh hưởng đến tốc độ cũng như sự thay đổi hướng gió. Rừng không chỉ chắn gió mà còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn trong tự nhiên. Bên cạnh đó, rừng cong làm giảm tiếng ồn. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm caan bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển. Rừng làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí.
Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngân cản một phần nước muă rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của n]ớc muă đối với lớp đất bề mặt.
Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Đay cũng là nơi cư trú và cugn cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loại côn trùng và động vật đất.Rừng còn có khả năng giữ nước ngầm.
3. Tác động của rừng lên cuộc sống:
Rừng cung cấp một lượng lớn gỗ không lồ, phục vụ nhu cầu xây dụng nhà cửa và các công trình phục vụ cuộc sống. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: sản xuất giấy, sản xuất gỗ gia dụng, đồ mĩ nghệ thủ công để xuất khẩu. Rừng có mối quan hệ mật thiết đối với thế giới, là nơi cư trú cho khoảng 70% các loại động vật và thực vật. Đây là nơi cung cấp nhiều đặc sản quý hiếm, là kkho thuốc khổng lồ giúp con người chữa bệnh, cung cấp lương thực và tạo việc làm cho con người, phát triển du lịch sinh thái,….
Giải pháp:
Nhà nước chủ trương quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng, có chiến lược cụ thể trong chiến lược phủ xanh đồi trọc và triển khai luật bảo vệ rừng.
Thực hiện giao rừng cho người dân quản lí và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm đáp ứng phủ xanh được 43% diện tích và phục hồi sự can bằng sinh thái.
Tăng cường quản kí kiểm soát rừng ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi. Nghiêm khắc xử phạt những cá nhân, tổ chức có hành vi khai thác và sử dụng rừng sai mục đích.
Tuyên truyền rộng rãi về vai trò của rừng cho người dân đặc biệt là các dân tộc miền núi.
Thường xuyên cải tạo những vùng đất nhiễm phền nhiễm mặn để đẩy mạnh việc trồng thêm rừng.
Tìm ra nhiều giống mới để trồng rừng ở những vùng đất mới. Phục hồi các rùng nguyên sinh trong thời gian sơm nhất.
5. Lời kết:
Rừng không phải là tài nguyên vĩnh cửu nhưng cũng không phải là tài nguyên không tái tạo được. Ngoài vai trò lớn lao đối với môi trường tự nhiên thì rừng còn giữ một vai trò quan trọng đôi với cuộc sống của mỗi chúng ta. Như vậy rừng là nguồn sống của mỗi người, là lá phổi xanh của toàn nhân loại. Mỗi chúng ta hãy biết chung tay, góp sức để bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng ấy. Hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ tự hào khi được bạn bè thế giới biết đến với tên “ quốc gia xanh”.