[Văn 11] Tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam

T

trang_b1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp tớ phân tích tác phẩm và 1 số chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm . Phân tích chi tiết và hay vào nha, vì tác phẩm này tớ thấy nghiêng về cảm thụ nhiều hơn? :)>- Có thêm nhiều cảm xúc vào thì tốt nhá !
 
B

bupbexulanxang

Bài làm

“ Văn học là nhân học” ( M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con ngườI luôn luôn là một phương tiện thẩm mĩ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hoà quyện vớI nhau. Để làm rõ điều vừa nói, “hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ là một dẫn chứng.
“ Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng ngườI đọc một nỗI buồn bâng khuângday dứt về đờI sống con người.
Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác và lạI càng xơ xác, tiêu điều hơn từ cái nhìn của nhà văn. Đó là lúc hoàng hôn của một ngày tàn nơi miền quê “mặt trờI đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trờI phớt hồng” dàn nhạc của ếch nhái bắt đầu văng vẳng kêu ngòi đồng, thế cũng đủ làm thành cái buổI chiều êm như ru như bao chiều khác.
Như một mô típ nghệ thuật, cái phố huyện hẻo lánh lạI hiện ra trong khung cảnh chợ vãn của buổI chiều chỉ còn lèo tèo vài ba ngườI bán hàng đang thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi thu lượm các thứ lặt vặt… Cái bức tranh ấy đã một lần hiện lên trong “gió lạnh đầu mùa” nhưng sao nó vẫn nhuốm một nỗI buồn khó tả vào cái giờ khắc của ngày tàn trong “Hai đứa trẻ”.
Song bức trang phố huyện ấy không chỉ là cảnh vật mà là bức tranh cuộc sống của con người. Một hiện thực nơi miền quê hẻo lánh, một chút của chốn kinh thành được mang tớI từ con tàu đêm đêm. Cuộc sống phố huyện có gì? Đó là hoạt động kiếm sống của những ngườI mang trong mắt Liên dường như quá quen thuộc, mỗI ngườI đã có một thói quen. Như bác phở Siêu. chị Tí, bố con nhà hát sẩm, cụ Thi điên và ngay cả Liên. Việc chủ yếu cũng chỉ là nghe tiếng trống thu không thì đóng cửa quán mà đợI chờ. Hiện thực không làmta ngỡ ngàng đó là một phố huyện nghèo vớI những ngườI cần cù lao động một cách lầm lũi đáng thương.
Nhưng tất cả những hiện thực như thế đều đặt trong con mắt quan sát chất chứa trong chấ văn lãng mạn.ThờI gian đi vào cuộc sống của phố huyện “ rõ ràng” không vụt nhanh hoặc tan vào đêm tối. ThờI gian cứ chậm rãi đi từng bước phát triển của nộI tâm. Từ “tiếng trống thu không” đến một câu văn nhẹ nhàng : “Chiều, chiều rồI” cất lên trong lòng, rồI trờI nhá nhem tốI đến không gian đã khuya không còn những “tạp âm”, của ban ngày chỉ còn “vòm trờI vớI ngàn ngôi sao xanh ganh nhau lấp lánh”. MỗI thờI điểm lạI có một cái nhìn cảnh vật khác nhau nhưng đều có phần thi vị hoá nhờ những câu văn tươi mát, uyển chuyển.
Có buổI chiều nào êm như ru trong cách nhìn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng? Chỉ cón tâm hồn lãng mạn Thạch Lam mớI có cái mượt mà đượm chất thơ như thế.
Sự tài tình chính là ở chổ nhà văn vừa hoà nhập hai tâm hồn quan sát là một. HIểu là nhà văn quan sát cũng đúng mà hiểu cảnh vật diễn ra trong mắt của nhân vật Liên cũng chẳng sai. Ta thấy rõ điều đó qua cái giật mình của nhân vật. “Liên mãi ngồI quên mất! Bây giờ Liên vộI vàng vào thắp đèn xếp những quả sơn đen lạI”.
“TrờI bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát”. Nhưng câu văn như vậy có rất nhiều và được dùng một cách chính xác đạt đến mẫu mực. PhảI chăng cảm nhận ấy xuất phát từ tâm hồn nhà văn hay chính là từ tâm hồn của Liên khi phố huyện đã chìm trong im lìm của vắng lặng. Trong con mắt “Dõi theo những bóng ngườI về muộn từ từ trong đêm”.
Nếu như đầu tốI phố huyện còn được “trang hoàng” bằng những ánh đèn hắt ra từ những quán bên đường thì bây giờ chỉ còn là bóng đêm. Một vài tia sáng le lói từ kẻ cửa thành từng vệt. Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thực mà tìm đến cái mong manh của thứ đom đóm lập loè trong kẽ lá bàng lạI càng gợI buồn khó tả. Ánh sáng hiếm hoi của thiên nhiên được nhà văn “ chớp” nhanh trong cái nhìn lãng mạn. Chất thơ chính là ở đó. Vừa có vài hiện thực vừa có sự bay bổng của ngườI bút phác lên và đằm lạI trên trang văn. Nhưng tất cả vẫn là cái thường nhật diễn ra trong cảnh sống vốn quẩn quanh lầm lũi.
Ánh đèn của chị Tí đủsoi một khoảnh nhỏ. Nếu quan sát từ xa, ta sẽ thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật vớI hai “gam màu” sáng tối. Khuônmặt ngườI phụ nữ chân quê chất phát đã trảI qua một ngày bươn bảI vớI cuộc sống để kiếm cái ăn, manh áo. Cuộc sống gia đình bận rộn tốI tăm. Nhưng tốI nào chị cũng góp một ánh đèn như thế. Tuy để làm thêm thu nhập, nhưng hình như họ chỉ bán cho lấy lệ.
Vậy thì cái gì đã làm cho họ ra đây? PhảI chăng đó là nếp sống. Và phố huyện ban đêm là nơi để họ sống…Âm thanh của cuộc sống phát ra từ những lờI đốI thoạI, những hoạt động của con ngườI nơi đây. MỗI ngườI đều góp một thứ ánh sáng, một chút hương vị, âm thanh. Tất cả tạo nên một bức tranh phố nghèo.
Chẳng có một nét chấm phá nào trong bức tranh nhưng tất cả những con ngườI có mặt đã làm nên tổng thể củacảnh vật cuộc sống.
Nếu như ở Nam Cao là những cảnh sống hiện thực khốn khổ vớI nước mắt của đói, miếng ăn và áp bức thì cuộc sống hiện thực trong văn Thạch Lam được “đo bằng” một đơn vị “lãng mạn” nhất định. Nét bút của ông đã phát hoạ một cách rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Phố huyện nghèo và cũng có rất nhiều lý do để ngườI dân phảI lao vào cuộc bon chen giành dật sự sinh tồn. Nhưng ở đây là một không khí chan hoà thực sự, ấm áp tình ngườI và mỗI ngườI khi ra về chắc chắn vẫn giữ được sự ấm áp quen thân dù rất buồn.
Sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đã giúp Thạch Lam có được chất văn nhẹ nhàng thanh thoát, ẩn hiện nhân cách tyệt vờI của ông.
Trở lạI vớI cảnh sinh hoạt ban đêm nơi phố huyện, chất lãng mạn không dừng lạI ở cảnh bao quát mà đắm lạI ở những trang viết về chị em Liên. Đây chính lả điểm nhà văn đã tập trung khắc hoạ. Liên gây ấn tượng bởI nộI tâm sâu sắc, xuất phát từ một con ngườI đa cảm. Khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống cũng chính là lúc Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Cảm giác buồn ấy gợI lên từ cảnh phố huyện xơ xác buồn trong tiếng trống thu không vang vọng như hút hồn người. Bất giác, một cảnh tượng làm chị không khỏI chạnh niềm thương: đó là những chú bé nheo nhóc nhớn nhác giữa chợ đã vãng từ lâu để nhặt những mẫu que kem và những gì còn có ích cho chúng. Ấn tượng đầu tiên là Liên có một tấm lòng chẳng trẻ con chút nào. Tư thế của một ngườI chị còn bé hơn thế nữa, nỗI lòng buồn báo hiệu một sự “trưởng thành” về tâm sinh lí.
Bức tranh phồ huyện nghèo hẻo lánh, ẩn khuất trong bóng tốI hư vô của phố huyện. Cuộc sống phố huyện đã ăn sâu trong tâm trí Liên. Tưởng như nếu có thiếu một thứ gì của cảnh ngoài kìa, Liên đã thốt lên rồi. Nhưng tất cả vẫn thế, ngay cả tiếng cụ Thi đôi lúc làm cho Liên sợ. Nhưng cảm giác thân thuộc vẫn thấy cụ đáng yêu và đáng thương. Từng cảnh đờI, cảnh sống của mỗI ngườI lần lượt đi qua tâm hồn tưởng như non nớt của Liên.
Cuộc sống của từng ngườI đã góp nên thành cuộc sống của cả một quần thể ngườI dân quê nghèo khó. Từ những mảnh đờI cũng giống như Liên cùng chung môi trường sống , ta thấy một điểm chung rất rõ, đó là sự quanh quẩn chật hẹp của môi trường xã hội. Ngày lạI ngày vẫn chỉ là cái chợ tiêu điều, vài dãy hàng quán vớI những khoảnh đất trống “Lá đa lác đác trước lều” và những “con ngườI ấy” mà thôi.
Nhưng ở Liên lạI có một sự khác lạ mà trong số trên chẳng có ai. Một hành động tưởng như quái gở và vô nghĩa, đó là “đợI tàu”. Nếu mẹ Liên ở đó chắc không cho cô thức. Nhưng đó mớI chính là chiều sâu của tác phẩm khi tác giả khắc hoạ hình ảnh Liên cùng em đợI tàu vớI một niềm háo hức rất trẻ con.
Và con tàu đã đến đúng như sự mong mỏI, đợI chờ, như một thoáng niềm vui cũng chợt tắt. Tàu hôm nay không đông khách, ánh sáng của toa tàu cũng kém đi. Điều đó càng làm lòng Liên có một mỗI buồn vô hình xâm lấn. Con tàu vô cảm lầm lũi mang đến niềm vui duy nhất nhưng lạI chợt gợI thêm nỗI buồn khó tả. Tiếng rầm rầm của tàu đã lẩn khuất sau màn đêm dáy đặc, không gian của phố huyện thoáng giao động rồI lạI trở về như xưa. Tâm trạng của Liên bây giờ chẳng biết nên vui hay nên buồn. Vui có lẽ đúng hơn vì hàng ngày chuýên tàu vẫn là niềm mong mỏI của chị. Có ngườI nói “chờ đợI là một điều khủng khiếp”; song, không có gì để chờ đợI lạI càngkhủng khiếp hơn. VớI Liên điều khủng khiếp chính là niềm vui mà chị có thể tự tạo cho mình. Chất lãng mạn ngay trong cảnh đợI tàu. Cảnh đợI tàu ở đây tuy có khác vớI cảnh đợI tàu trên sân ga nhưng lạI vẫn chung một nỗI niềm mong mỏi. Điều đáng nói hơn là duy chỉ một cô bé Liên đợi. Cuộc sống bon chen đã không làm chị chìm trong cảnh đờI lầm lũi, thầm lặng. Vượt xa hơn là một tâm hồn khát khao niềm vui của cuộc sống. Tuy cuộc sống buồn nhưng vẫn tạo được nhiềm vui để mình sống có ý nghĩa hơn trong cõi đờI. quả thực, tâm hồn Liên là một bài thơ có cấu tứ khá hoàn chỉnh; nhưng đó là một sự thật hiển nhiên mà Thạch Lam đem lại. Cho đến nay, chị vẫn sống vớI một niềm vui của chuyến tàu đem lại. “Liên” là mảng màu chủ đạo tạo nên chất hiện thực và chất lãng mạn trong thiên truyện. tạo nên bằng một cuộc đời. tạo nên như là ngườI dẫn chuyện.
Thành công của thạch Lam chính là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn vớI xu hướng hiện thực, nhân đạo. Tạo cho mỗI tác phẩm của ông một sức sống trường tồn cùng lòng người. Tình ngườI của nhà văn vớI nhân vật đã đưa ý nghĩa truyện lên một tầng cao mới. Ai đó đã định nghĩa về thơ : “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đờI còn là thơ nữa” thì truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhiều thiên truyện khác nữa của thạch lam có đầy đủ những yếu tố mang phong vị của một bài thơ trữ tình đặc sắc mà lạI “cuộc đờI” thật nhiều sâu sắc.





===========
p/s: tham khảo nhé.
 
T

thuha193

Phân tích bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong tác phẩm "Hai đứa trẻ"

Bức tranh đời sống phố huyện nghèo được Thạch Lam dựng tả theo trình tự thời gian, với những chi tiết giàu sức gợi.
- Sự biến chuyển trong không gian phố huyện lúc cuối chiều được Thạch Lam miêu tả qua hai phương diện âm thanh và màu sắc. Nhà văn không miêu tả nhiều mà chọn lọc khá tinh tế: "Tiếng trống thu không trên cái chòi nhỏ của huyện nhỏ" thong thả vang xa như tan vào trong không gian. "Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo guó nhẹ đưa vào". Tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng hơi tối của chj em Liên, An. Về màu sắc, đó là chân trời "phương Tây đỏ rực như lửa cháy, và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn", là màu đen của dãy tre làng "cắt hình rõ rệt trên nền trời". Những âm thanh và màu sắc này đều gợi cảm giác tàn lụi, nỗi buồn thấm thía.
- Trong không gian phố huyện đang chuyển biến như trên đã lần lượt xuất hiện hình ảnh những con người. Đó là những thân phận nhỏ bé đang quẩn quanh trong nếp sống tẻ nhạt, môi trường tù đọng:
+ Hình ảnh của chj em Liên, An với cửa hàng tạp hóa sơ sài (Một gian hàng bé thuê lại của à lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình). Ngay cả cái chõng tre để ngồi hóng mát của cửa hàng cũng cũ nát, sắp gãy.
+ Hình ảnh chợ huyện lúc vãn,...Trên nền chợ đầy "rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và hạt mía; mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom nhặt nhạnh, tìm tòi"
+ Hình ảnh mẹ con chị Tí từ trong ngõ đi ra dọn chõng hàng nước (dc)
+ Hình ảnh cụ Thi, "một bà già hơi điên" và nghiện rượu. Bà cụ "ngửa cổ" tu một hơi cạn sạch cút rượu đầy Liên rót cho. "lảo đảo bước ra ngoài"....Bóng cụ Thi đi "lần vào bóng tối", nhỏ dần về phía làng, gợi trong người đọc niềm thương cảm một kiếm người tàn tạ trong cái đên đen xã hội.
+ Dần về đên, bức tranh phố huyện xuất hiện thêm bác Siêu với gánh phở rong, gia đình bác xẩm.
~~> Như thế càng về sau, bức tranh phố huyện càng xuất hiện thêm những con người. Lẽ ra nhờ thế mà ko khí đỡ buồn tẻ, khung cảnh them đông vui. Nhưng cứ mỗi hình ảnh con người lại một lần gieo vào lòng người đọc cảm giác buồn thương, day dứt...Tất cả đều vắng khách. Tất cả đều âm thàm lặng lẽ. "Chưng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống gnheof khổ hằng ngày của họ"

Chúc bạn làm bài tốt:)
 
T

trang_b1

Nhân tiện cá bạn giúp tớ làm 2 cái đề này ( ngắn gọn xúc tích nha ) ; 1.Phân tích nhân vật chị tý
2.Hình ảnh ngọn đèn dầu của chị Tý :) thanks nhiều
 
S

silvery21

Mỗi lần đọc Thạch Lam trong trí tôi lại hiện lên hình ảnh cánh cổng gỗ của khu vườn êm ả được miêu tả trong truyện Dưới bóng hoàng lan. Phía ngoài cánh cổng là một thế giới ồn ào, phồn tạp, nắng nôi, nhưng bên trong là bầu không khí mát rười rượi thoảng mùi hương thật thích hợp cho tâm trạng suy tư và cảm nhận, lắng nghe những điều tế nhị của sự sống. Văn Thạch Lam cũng như khu vườn bên trong cánh cổng ấy, ít sự kiện, hành động nhưng đầy ắp những bâng khuâng. Nó cho ta cơ hội hiểu thấu sâu xa những cuộc đời giản dị, qua sự chiêm nghiệm lặng lẽ.

"Hai đứa trẻ" là truyện ngắn rất Thạch Lam. Chất liệu của nó vẫn là cuộc sống tù đọng, mòn mỏi nơi những phố huyện nghèo nàn xơ xác. Nhưng từ thứ chất liệu rất "văn xuôi" đó, nhà văn đã đưa lại cho chúng ta những trang viết hết sức thi vị, không có gì chung với sự thi vị hoá cuộc sống một cách tầm thường. Thi vị ( hay chất thơ) của tác phẩm gắn liền với dụng công của nhà văn muốn khêu gợi trí tưởng tượng nơi người đọc và đánh động khả năng cảm nhận của các giác quan bằng lối hành văn hoặc cách tổ chức lời văn khá riêng biệt. Đây chính là chiều sâu của một nghịch lý tưởng chừng khó giải thích : viết về các sự vật, sự việc tầm thường, đơn điệu mà văn vẫn lôi cuốn đến thế. Điều này phá vỡ một ngộ nhận (chí ít là của người đọc) về tính quyết định của vật liệu. Thực ra nghệ thuật chính là một sự chế ngự vật liệu, vật liệu thông qua những phương thức, phương tiện diễn tả đặc thù.

Câu văn của Thạch Lam tả rất sát sự thật, sự việc. Nhưng điều đó không có nghĩa ở đây chỉ có sự khớp đúng đến nghẹt thở. Tiết điệu buông chùng của câu mở đầu thiên truyện chứng tỏ điều đó : " Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều". Cái lõi ngữ pháp của câu chỉ được nhận ra ở vế sau, nhưng sự cảm nhận của người đọc đã thực sự được khởi hành từ trước cùng cụm danh từ được đảo lên trên. Trong câu này cái đáng chú ý còn có từ "gọi". Nó xác lập một tương quan mới (dù vô hình) giữa các sự vật mà từ báo hiệu chẳng hạn không nói lên được. Dĩ nhiên câu văn vừa nêu không chỉ Thạch Lam mới viết nổi. Nhưng điều quan trọng là nó xuất hiện có quy luật chứ không ngẫu nhiên, nhằm nhấn mạnh một điều gì khác hơn những sự kiện nổi trên bề mặt. Xin chú ý thêm hai câu văn khác đứng kề nhau: " Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào". Trong câu đầu dường như thừa một chữ "chiều", xét theo góc độ thông tin bình thường. Nhưng thực ra ở đây còn có thông tin về tâm trạng mà riêng hai chữ "chiều rồi" chưa truyền tải được (do thiếu vắng nhịp điệu). Mặt khác, nếu không có chữ chiều " thừa ra" ấy, sự buông lơi êm đềm của câu sau sẽ ít có hiệu quả. Tính chất thừa tiếp hô ứng của mạch văn cũng thiếu trọn vẹn. Rõ ràng đọc giả đang bị dẫn dắt bởi văn chứ không phải cái gì khác.

Suốt truyện ngắn , nhà văn nhiều lần nhấn mạnh sự "ngây thơ" của hai nhân vật chị em qua các nhận xét như: "Liên không hiểu sao...", "Liên tưởng là...", "tâm hồn Liên... có những cảm giác mơ hồ không hiểu", "vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ...","Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết...". Rất có thể nhân vật của truyện "không biết", không hiểu thật, nhưng điều đáng nói là tác giả đã mượn chính tâm trạng nhân vật để ám thị người đọc. Các phủ định từ "không" đã "bẫy" họ sa vào một không khí bất định, mông lung. Độc giả cứ ngỡ mình đang cùng nhà văn theo dõi nhân vật, nhưng thật sự họ đã bị lây nhiễm chính cảm giác của nhân vật và không thôi thao thức. Càng cố gắng hiểu những điều nhân vật "không hiểu" để phân biệt với nó, anh ta càng rơi sâu vào không khí của truyện đến nỗi mất cả đường ra, trong khi tác giả vẫn không ngừng tả, kể để trói anh ta chặt hơn vào câu chuyện mà ông "bịa" ra.

Truyện tuy rất ít hành động nhưng vẫn thấp thoáng những lời đối thoại. Chúng được phân bố rất đều trong tác phẩm và xuất hiện giữa những đoạn miêu tả cảnh vật - một khung cảnh lặng lẽ, êm đềm, có phần hiu hắt, buồn bã. Chính không khí ấy quy định sắc điệu của lời đối thoại, trong khi bản thân lời đối thoại cũng mang tính chất lơ lửng, không gây nên sự đột biến nào của mạch truyện. Những câu hỏi nêu ra có thể trả lời cũng được mà không cũng được. Nó không nhằm mục đích tìm biết mà chỉ chờ đợi một sự phụ hoạ, xác nhận điều người nói nghĩ và thậm chí cả sự hiện tồn mờ nhạt của họ nữa :

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé !

- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ?

- Còn cô chưa dọn hàng à?

- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không ?

- A, cô bé làm gì thế ?

- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ?

- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ ?

Trước những câu hỏi ấy người đối thoại thường là "mãi rồi mới chép miệng trả lời", ngẫm nghĩ rồi đáp hoặc có đáp cũng "đáp vẩn vơ", thậm chí "không đáp", "không cần ngoảnh mặt ra". Một số người khi muốn chứng minh luận điểm nói rằng cảnh đời được miêu tả trong truyện thật nghèo nàn buồn tẻ, đã viện đến các chi tiết như đám trẻ con nhặt nhạnh những thứ rơi vãi trên nền chợ, chị Tý dọn hàng đến khuya mà không bán được bao nhiêu, hai chị em Liên xem phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ, một người mua hàng đến nửa bánh xà phòng cũng phải mua chịu... Thật ra cần chú ý hơn đến những mấu đối thoại rời rạc đã nói ở trên. Dụng công của Thạch Lam cũng như hồn văn của truyện chính toát lên từ đấy. Nó đưa tới cho người đọc không phải chuyện này chuyện nọ mà là một ấn tuợng buồn nản, xót thương, thậm chí bực bội trước các câu hỏi tủn mủn , bâng quơ, không cần thiết phải trả lời và những lời đáp quá chừng nhạt nhẽo, phẳng lặng. Những ấn tưọng đó khó gây dựng hơn nhiều so với các nhận xét kết luận "đóng bao"sẵn thường thấy ở nhiều truyện thừa giọng giáo huấn mà thiếu tính nghệ thuật.

Trong truyện cũng vài lần nổi lên tiếng reo chứa đựng niềm hân hoan mong đợi :

- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi.

- Đèn ghi đã ra kia rồi.

Nhưng những tiếng reo đó đã nhanh chóng phô ra tính chất tội nghiệp của chúng, niềm vui mới nhóm lên đã bị triệt tiêu bởi lời kể nhẩn nha vô tình mà thật "ác nghiệt" : " An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền , hai chị em không bao giờ mua được " và "chuyến tàu hôm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn". Đúng là mong đợi chỉ để mà mong đợi, reo lên chỉ để rồi buồn tiếc và thất vọng hơn. Cảm giác thất vọng của nhân vật chắc chắn là sâu sắc. Nhưng đâu chỉ nhân vật, độc giả cũng thất vọng không kém. Bị trói chặt bởi nhịp cầu lê thê của câu chuyện, họ đã chờ đợi bao nhiêu ở những tiếng reo kia. Thật ra, niềm thất vọng này chính là hiệu quả nghệ thuật của truyện. Sau sự hụt hẫng này, độc giả sẽ vỡ ra những ý nghĩa của đời sống mà truyện muốn hướng tới. Nghệ thuật không phải là nói thẳng mà nói vòng, còn độc giả thì có được cảm giác thật như người trong truyện. Cùng với nhân vật, họ tự nghiệm sinh các giá trị của đời.

Hình ảnh thiên nhiên trong truyện đã gây cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Sự êm ả đượm buồn mà ta nhận thấy một phần là của thiên nhiên với tư cách là chất liệu, vật liệu, một phần là của văn. Những bức tranh nho nhỏ được gài xen kẽ với nhũng mẫu đối thoại rời rạc, không hoàn chỉnh. Chúng lấp đầy những khoảng trống của lời nói và cầm giữ nhịp điệu của thiên truyện. Giả sử tác giả viết khác đi, dồn hẳn những đoạn miêu tả thiên nhiên về một phía, và phía kia là hình ảnh sinh hoạt của con người, hẳn giọng điệu điều hoà của truyện sẽ biến mất và chủ đề của truyện sẽ khác đi. Ở đây thiên nhiên không thu hút toàn bộ thần trí con người để họ mê man trong đó. Nó gần gũi, vỗ về, khơi gợi những cảm xúc dịu dàng và bâng khuâng. Nó trổi lên đánh lạc hướng tâm trạng buồn chán của nhân vật ( và của độc giả) thông qua mùi âm ẩm của đất bụi, vẻ lung lay của bóng đèn, bóng người, ánh nhấp nháy của ngàn sao và đom đóm, tiếng động mơ hồ, khe khẽ của loạt hoa bàng rụng xuống vai...Tuy nhiên, việc đánh lạc hướng kia chỉ diễn ra từng lúc một, và nhân vật của truyện lại trở về với thực tại túng thiếu, lam lũ, để tiếp đó rơi vào trạng thái chập chờn nửa mơ , nửa thức, khắc khoải chờ mong, hi vọng ( dẫu chẳng biết hi vọng ở cái gì). Truyện sở dĩ không rơi vào nhàm tẻ dù đối tượng hàm chứa sự tẻ nhàm, chính một phần nhờ lối tả, kể xen kẽ, chắp nối đó.

Hai đứa trẻ là truyện ngắn giàu tính nghệ thuật. Tác giả đã rất ung dung, thoải mái khi xử lí chất liệu hiện thực. Tất cả chất liệu đã được tổ chức lại nhằm khơi dậy ở người đọc những cảm xúc nghệ thuật thuần khiết . Nhà văn đưa họ vào thế giới của ông, thôi miên họ, sau đó tự để họ ngẫm nghiệm và rút ra những bài học cần thiết. Ở trên có nhắc tới "khu vườn Thạch Lam". Thực ra "khu vườn"ấy không chỉ có nghĩa là đề tài. Đó là "khu vườn" của nghệ thuật - một nghệ thuật biết vượt thoát khỏi sự trói buộc của đề tài để làm vang dậy tiếng nói riêng của nhà văn.
 
D

dinhhieu93

bai cua silvery nay minh thay o tren may trang khac roi 0bit day la suu tam day la tu lam.du sao minh cung phai lam bai nay nen cang nhiu bai cang tot
 
P

phuonga3_93

nhưng bạn cứ tìm những chi tiết thầt độc đáo ở tất cả các bài. như vậy bài văn sẽ phong phú và hay hơn rát nhieu nhưng mà bạn nhớ là đừng viết lan man nhé. chúc bạn làm bài tốt.hjhjh
 
H

hangoanh

các bạn làm văn hay thật đấy tui học văn kém lăm các bạn có cách học văn nào tốt không chỉ cho tôi với
 
B

buiquangloi

Đọc nhiều bài văn mẫu vào thì biết cách làm ngay ấy mà. Đấy là cách tốt nhất cho những người học kém văn.
 
T

thuha_148

Để học Văn tốt thì bạn cứ siêng năng đọc sách là đc. Mỗi bài chỉ cần nhớ những ý tóm lược thôi. Như mình, ko cần học nhiều, siêng đọc sách, nghe cô giảng rồi tìm các chi tiết đặc sắc nhất về nội dung , nghệ thuật ... mình ko phải học từng chữ như thầy cô cho ghi trên lớp. Mình chỉ học cùng lắm là các đoạn vb để thi còn có dẫn chứng và các nhận định và lời phê bình của các tác giả trước thôi!
 
L

lazy13195

cách học môn văn

Haizz, em học ban Tự nhiên, hầu như phần xã hội mún bỏ (học lệch), mà gia đình thì cứ trông vào thành tích mỗi học kỳ nên phải kím điểm 6.5....!! mới đc nửa học kỳ điểm thấy ham, hột vịt 15 phút+ 2 bài 1 tiết , 1 bài 5, 1 bài 6.5, điểm thế này sao đỡ đc....

Bạn nào có cách học dễ dàng tiếp thu hay cho môn này chia sẻ mình với nhé.... tks..!
 
Top Bottom