[Văn 11]-Phân tích bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương"

Q

quansuquatmo

chúc bạn làm bài thật tốt!

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ này là những năm đầu thế kỷ XX, đất nước ta đã mất chủ quyền, hoàn toàn lọt vào tay thực dân Pháp. Tiếng trống, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Phan Bội Châu lúc này mới ba mươi tám tuổi, là hình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vượt mình, bỏ qua mớ giáo lý đã quá lỗi thời của đạo Khổng để đón nhận tư tưởng tiên phong trong giai đoạn, mong tìm ra bước đi mới cho dân tộc, nhằm tự giải phóng mình. Phong trào Đông du được nhóm lên cùng với bao nhiêu hy vọng...

Bài thơ đã thể hiện rất sinh động tư thế, ý nghĩ của Phan Bội Châu trong buổi xuất dương tìm đường cứu nước. Hai câu đề nói rõ nhận thức của nhà thơ về chí làm trai - một nhận thức làm cơ sở cho mọi hành động:

Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời.

Thực ra chí làm trai chẳng phải đến bây giờ mới được Phan Bội Châu khẳng định. Trước đó, trong thơ trung đại, ta vẫn thấy Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ nhắc đến (ở các bài Thuật hoài, Chí nam nhi). Nhưng điều đó không có nghĩa là ở bài thơ của Phan Bội Châu, lý tưởng nhân sinh kia đã mất đi sự mới lạ, thôi thúc. Nó chính là điều nung nấu bao năm của tác giả bây giờ được nói ra, trước hết như lời tự vấn, tự nhủ, tự mình nâng cao tinh thần mình: đã làm trai là phải làm nên chuyện lạ, đó là trời đất không để "tự chuyển dời". Đây là một tư tưởng táo bạo, cách mạng đối với người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình trong thời điểm ấy. Với hai câu thực, nhà thơ tiếp tục khẳng định tư thế của kẻ làm trai giữa vũ trụ và trong cuộc đời:

Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai ?

Ý thức về cái "tôi" đã hiện lên rõ ràng, không rụt rè, dè dặt. Đó là nhân vật trữ tình đang tự đứng giữa cuộc đời một cách can đảm, do ý thức được sứ mệnh của mình trong lịch sử và cũng do sự thôi thúc của khát vọng lập công danh. Hai câu luận nói về sự thực nhức nhối:

Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.

Đến hai câu này, ta cũng thấy nổi lên ý chí làm trai với khát vọng lưu danh theo một nội dung mới, đó là ý thức về non sông đã mất chủ quyền, "hiền thánh" thần tượng một thuở giờ còn đâu nữa. Hai câu thơ nhận định thực trạng lịch sử bằng một cái nhìn dứt khoát. "Hiền thánh còn đâu học cũng hoài" - đây quả là một câu thơ thể hiện khí thế sục sôi của Phan Bội Châu, cho thấy cái nhìn tỉnh táo của ông về thời cuộc.

Hai câu kết của bài thơ có cái khí thế gân guốc và ý thức được sự ra đi một cách sôi trào, đầy dũng khí:

Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

"Vượt biển Đông" là cách nói có vẻ khoa trương nhưng đó là hành động sắp diễn ra. Người ra đi trong niềm hứng khởi vô biên "muôn trùng sóng bạc" tiễn chân như một yếu tố kích thích. Đó chính là bạn đồng hành trong cuộc ra đi hùng tráng này.

Xuất dương lưu biệt là một khúc hát lên đường. Đề tài có tính chất truyền thống, nhưng tư tưởng lại rất mới mẻ. Bài thơ mang âm hưởng lạc quan nên đã khiến cho cảm xúc thể hiện trong bài thơ có chiều sâu, có sức gợi cảm mạnh mẽ. Đây là tráng ca của một vị anh hùng mà suốt đời không hề biết mệt mỏi trong hành động cứu nước thương dân.
 
L

linh030294

Trước cách mạng tháng Tám, Tế Hanh là một nhà thơ của phong trào " Thơ mới", nhưng khác với giọng điệu sầu não, bi ai, thơ Tế Hanh là một hồn thơ chân chất , trẻ trung, khỏe khoắn. Quê hương là một đề tài in đậm nét trong thơ ông suốt cả hành trình thơ, bài " Quê hương" một sáng tác tiêu biểu của Tế Hanh.
Bài thơ ghi lại tình cảm của tác giả với quê hương mình, một làng chài ven biển Quảng Ngãi, tình cảm ấy như được nhân lên gấp bội phần khi tác giả xa quê, xa những con người " dân chài lưới làn da ngăm rám nắng", xa cái nơi " chim bay dọc biển đem tin cá".
Về nghệ thuật : bút pháp tả thực tinh xảo của nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phong cảnh quê hương sống động, nhịp thơ sôi nổi thiết tha thể hiện tình cảm gắn bó và niềm tự hào về quê hương.

Trong bài thơ "Quê hương" nổi tiếng của Tế Hanh viết về cuộc sống của làng quê ông, một làng chài lưới ven con sông Trà Bồng "cách biển nửa ngày sông", mở đầu nhà thơ dùng một câu thơ của thân phụ ông: "Chim bay dọc biển đem tin cá" - một câu thơ mà bất cứ người dân miệt biển nào của Quảng Ngãi cũng đều cảm nhận được, một câu thơ thật thà như quê hương biển giã nơi chúng tôi sinh ra và lớn lên, thật thà như suốt một đời thơ Tế Hanh -

Quảng Ngãi vốn là đất nghèo, dù là đất núi, đất ruộng hay đất biển. Nhưng có phải khi quê mình, càng nghèo, như mẹ mình nghèo, thì mình càng yêu quê mình yêu mẹ mình với một tình yêu pha lẫn xót xa: "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông/" (Quê hương).
Trong văn học Việt Nam hiện đại có được bao nhiêu bài thơ viết về một dòng sông quê hương Việt Nam mà hay như bài thơ này của Tế Hanh ?
" Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."

Cứ đọc từng câu thơ là thấy quê hương chúng tôi hiện lên không lẫn vào đâu được! Chúng tôi hạnh phúc quá vì được sinh ra bên những dòng sông như thế, và hạnh phúc hơn là dòng sông bình dị của quê hương chúng tôi đã được một nhà thơ đồng hương bằng ngôn từ bình dị đến thế đểcho " lai láng chảy" trong trí nhớ, trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.

Khi đọc đến đoạn thơ:
" Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả/
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông/
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng/
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến/
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển/
Vẫn trở về lưu luyến bên sông/"

tôi cứ ngỡ như nhà thơ đang viết về chúng ta, những người không biết làm thơ nhưng yêu nước và cũng lớn lên bên một dòng sông, cũng "cầm súng xa nhà đi kháng chiến" từ khi tuổi còn rất trẻ.

Chúng ta biết ơn Tế Hanh chính từ những bài thơ như thế của ông, những bài thơ đã nói giùm tấm lòng những người dân quê, những bà con mình:
"...tụm năm tụm bảy/
Bầy chim non bơi lội trên sông/
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng/
Sông mở nước ôm tôi vào dạ/..."

Tôi cứ nghĩ, một nhà thơ đã có những bài thơ đi sâu vào kỷ niệm của những người bình thường như thế, là nhà thơ bất tử. Tế Hanh là nhà thơ bất tử.
 
I

ihaveadream20374

cái này cần phân tích cái mới mẻ là so sánh giữa trung đại và hiện đại .về chí làm trai ví dụ trong thơ trung đại là chỉ iu cầu lập công danh như Nam nhi Vị liễu công danh trái (thuật hoài ).cái thứ 2 là cái ngông là xem việc học đã là qua rồi .2 cái mới mẻ trong bài đó
 
Top Bottom