[Văn 11] Ôn thi hk 2

D

doigiaythuytinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những thắc mắc ôn thi học kì 2 , các bạn post tập trung ở đây nhá :D

Có nhũng vấn đề:

1. Mộ

2. Tôi yêu em

3. Tràng giang

4. Vội vàng

5. Từ ấy

6. Người trong bao

7. Đoạn trích "Người cần quyền khôi phục uy quyền"

8. Hầu trời

9. Đây thôn Vĩ Dạ


(Ko mang sách về nhà nên chỉ nhớ đc chừng ấy , có gì sẽ bổ sung thêm :D)


Hy vọng topic sẽ giúp chúng ta ôn bài tốt :x


KHÔNG SPAM !!

 
Last edited by a moderator:
C

chinhphuc_math

tớ nghĩ hky 2 là thi phần Mộ,Từ ấy,Vội vàng các bạn cho tớ dàn ý 3 bài này trước nhé.thank all
 
T

thuyhoa17

Còn bài "Đây thôn Vĩ Dạ" với "Chiều tối" nữa ^^

Bài "người cầm quyền khôi phục uy quyền":

Tại sao Phăng-tin mất đi rồi nhưng vẫn hiện lên hình ảnh "một nụ cười trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng - tin" (chính bà xơ trông thấy). Liệu đó có phải là một điều gì đó mà Huy-gô muốn gửi gắm? Và nếu là thế thật thì tác giả muốn gửi gắm điều gì?
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Trong tác phẩm "Người trong bao", tại sao mọi người lại sợ Bê-li-cốp trong khi ông ta không có 1 chút quyền lực gì ?

Ở cuối tác phẩm người trong bao, tác giả có nói hiện còn nhiều người trong bao? Nếu như vậy thì Bê-li-cốp chết không khí vẫn không thay đổi chứ, tại sao lại thay đổi trong 1 tuần rồi lại trở lại như cũ :-?? Nhiều người trong bao thì tại sao Bê-li-côp lại nổi tiếng ?

Trong tác phẩm "Người cầm quyền khôi phục uy quyền", tại sao Giăng Van-Giăng ra tù rồi mà sau lại bị Gia-ve đến bắt. Tại sao sau khi Phăng-tin chết Giăng Van-giăng lại để Gia-ve bắt ?

Giúp tớ giải đáp thắc mắc!! Thanks.
 
T

thuyhoa17

Trong tác phẩm "Người trong bao", tại sao mọi người lại sợ Bê-li-cốp trong khi ông ta không có 1 chút quyền lực gì ?

\Rightarrow Đâu có nhất thiết phải có quyền lực thì mọi người mới sợ.
Chỉ là người ta sợ rắc rối và phiền phức thôi.

Ở cuối tác phẩm người trong bao, tác giả có nói hiện còn nhiều người trong bao?
(1)

\Rightarrow Đầu tiên, định nghĩa người trong bao (xét theo tác phẩm), mà đại diện là nv Bê-li-cốp: luôn sống với cái bao, mà nó là hình ảnh biểu tượng cho sự trốn tránh, cố gắng tạo cho mình cái vỏ bọc để tách biệt với những điều (tưởng chừng như) là bình thường với bên ngoài.

Và, Bê-li-cốp với chiếc bao hữu hình đồng thời là vô hình đó chính là nạn nhân của chế độ xã hội Nga lúc bấy giờ - cổ hủ, lạc hậu. Và một khi đó đã là sản phẩm của một chế độ xã hội mang lại rồi thì ko thể nào tác động chỉ với 1 ngừoi, mà là nhiều người, sẽ có rất nhiều người là nạn nhân.

Nếu như vậy thì Bê-li-cốp chết không khí vẫn không thay đổi chứ.


\Rightarrow Chẳng lẽ một người lạ đời, lạ người như vậy chết đi lại ko hề gây một tác động gì đến cho mọi người hay sao!

tại sao lại thay đổi trong 1 tuần rồi lại trở lại như cũ :-??

\Rightarrow xem lại câu hỏi (1).

Nhiều người trong bao thì tại sao Bê-li-côp lại nổi tiếng ?

\Rightarrow Ông nổi tiếng trong trường, trong thành phố đó.

Người trong bao trong xã hội này còn nhiều, nhưng điều đáng sợ là nó ko biểu hiện rõ với cái bao hữu hình như Bê-li-cốp.

Chính những cái hữu hình đó mới chính làm nên sự nổi tiếng.

Còn cái bao vô hình thì ai cũng có, nên nếu như Bê-li-cốp cũng chỉ có cái bao vô hình mà ko thể hiện rõ cái bao hữu hình ra thì cũng chẳng hề nổi tiếng như đã đề cập đc.

Trong tác phẩm "Người cầm quyền khôi phục uy quyền", tại sao Giăng Van-Giăng ra tù rồi mà sau lại bị Gia-ve đến bắt.


\Rightarrow Vì hình như ông Giăng Van-giăng trốn tù mà (vượt ngục ấy ^^).

Tại sao sau khi Phăng-tin chết Giăng Van-giăng lại để Gia-ve bắt ?


\Rightarrow
Liệu khi cái ông Gia-ve đó đứng ở đó, thêm bọn lính lệ ở dưới thì chạy đâu cho thoát mà không để cho Gia-ve bắt.

** Đồng thời, trước khi Phăng-tin mất, ông vẫn còn là một ngừoi mà Phăng-tin tin tưởng, Phăng-tin đnag ốm, nằm trên giường, ông đang cố gắng để cho Gia-ve ko nói ra bí mật ông là người tù khổ sai, và Phăng - tin đang còn sống, chẳng lẽ trg lúc đó ông lại bỏ một người đau ốm như thế mà đi - với tình thương người của ông.

 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Trong tác phẩm "Người trong bao", tại sao mọi người lại sợ Bê-li-cốp trong khi ông ta không có 1 chút quyền lực gì ?
\Rightarrow Đâu có nhất thiết phải có quyền lực thì mọi người mới sợ.
Chỉ là người ta sợ rắc rối và phiền phức thôi.
Chẳng có lý do gì mà lại đi sợ 1 người không quyền thế /:).
Bê-li-cốp có thể làm được gì họ mà rắc rối chứ.
Ở cuối tác phẩm người trong bao, tác giả có nói hiện còn nhiều người trong bao? (1)

\Rightarrow Đầu tiên, định nghĩa người trong bao (xét theo tác phẩm), mà đại diện là nv Bê-li-cốp: luôn sống với cái bao, mà nó là hình ảnh biểu tượng cho sự trốn tránh, cố gắng tạo cho mình cái vỏ bọc để tách biệt với những điều (tưởng chừng như) là bình thường với bên ngoài.

Và, Bê-li-cốp với chiếc bao hữu hình đồng thời là vô hình đó chính là nạn nhân của chế độ xã hội Nga lúc bấy giờ - cổ hủ, lạc hậu. Và một khi đó đã là sản phẩm của một chế độ xã hội mang lại rồi thì ko thể nào tác động chỉ với 1 ngừoi, mà là nhiều người, sẽ có rất nhiều người là nạn nhân.

Nếu như vậy thì Bê-li-cốp chết không khí vẫn không thay đổi chứ.


\Rightarrow Chẳng lẽ một người lạ đời, lạ người như vậy chết đi lại ko hề gây một tác động gì đến cho mọi người hay sao!

tại sao lại thay đổi trong 1 tuần rồi lại trở lại như cũ :-??

\Rightarrow xem lại câu hỏi (1).
Câu đầu là 1 câu nghi vấn. Câu sau mới là câu hỏi, 2 câu sau là 1 sao con lại tách ra làm 2.

Nhiều người trong bao thì tại sao Bê-li-côp lại nổi tiếng ?

\Rightarrow Ông nổi tiếng trong trường, trong thành phố đó.

Người trong bao trong xã hội này còn nhiều, nhưng điều đáng sợ là nó ko biểu hiện rõ với cái bao hữu hình như Bê-li-cốp.

Chính những cái hữu hình đó mới chính làm nên sự nổi tiếng.

Còn cái bao vô hình thì ai cũng có, nên nếu như Bê-li-cốp cũng chỉ có cái bao vô hình mà ko thể hiện rõ cái bao hữu hình ra thì cũng chẳng hề nổi tiếng như đã đề cập đc.
Bao hữu hình là gì mà vô hình là gì, chỉ cần không biểu hiện thì chẳng liên quan đến người khác. Nếu trong trường trong thành phố đó chỉ có Bê-li-cốp là người trong bao thì sau khi hắn ta chết thì cuộc sống phải trở lại bình thường chứ.
Trong tác phẩm "Người cầm quyền khôi phục uy quyền", tại sao Giăng Van-Giăng ra tù rồi mà sau lại bị Gia-ve đến bắt.

\Rightarrow Vì hình như ông Giăng Van-giăng trốn tù mà (vượt ngục ấy ^^).
Phần trích dẫn ghi là ra tù mà /:)
Tại sao sau khi Phăng-tin chết Giăng Van-giăng lại để Gia-ve bắt ?

\Rightarrow
Liệu khi cái ông Gia-ve đó đứng ở đó, thêm bọn lính lệ ở dưới thì chạy đâu cho thoát mà không để cho Gia-ve bắt.

** Đồng thời, trước khi Phăng-tin mất, ông vẫn còn là một ngừoi mà Phăng-tin tin tưởng, Phăng-tin đnag ốm, nằm trên giường, ông đang cố gắng để cho Gia-ve ko nói ra bí mật ông là người tù khổ sai, và Phăng - tin đang còn sống, chẳng lẽ trg lúc đó ông lại bỏ một người đau ốm như thế mà đi - với tình thương người của ông.

Câu hỏi rõ ràng là sau khi Phăng tin chết vì sao lại ghi như vậy, đông lính thì có thể bắt Gia-ve làm con tin.
 
D

doigiaythuytinh

Bài "người cầm quyền khôi phục uy quyền":

Tại sao Phăng-tin mất đi rồi nhưng vẫn hiện lên hình ảnh "một nụ cười trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng - tin" (chính bà xơ trông thấy). Liệu đó có phải là một điều gì đó mà Huy-gô muốn gửi gắm? Và nếu là thế thật thì tác giả muốn gửi gắm điều gì?

Chiều tối là Mộ :D

Hình ảnh "một nụ cười trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng- tin" là chi tiết thể hiện bút pháp lãng mạn của đoạn trích.

Điều mà Huy-gô muốn gửi gắm: Uy quyền của quyền lực chỉ có sức mạnh tạm thời. Uy quyền của tình thương mới là mãi mãi

Trong suốt đoạn trích, hình ảnh Phăng-tin hiện lên thật đau đớn, khốn khổ trước trước sự tàn ác, dã thú của Gia-ven; đau đớn bởi thứ quyền lực độc đoán mà Gia-ven đã dùng. Phăng-tin chết. Nhưng là một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Cô sẽ mang mãi nụ cười ấy lên nơi thiên đàng; gửi lòng tin vào Giăng Van-giăng; những đau đớn của cuộc sống trần tục sẽ chẳng làm vướng bận cô.

<Viết nhảm :|>
 
T

thuyhoa17

Chẳng có lý do gì mà lại đi sợ 1 người không quyền thế /:).
Có 1 đứa trẻ, khoảng học sinh tiểu học, nhưng nó lại bất hạnh mắc chứng tâm thần, hằng ngày nó ra đứng ở đường đi, kèm theo mấy vật dụng làm người khác sợ, lúc đó nó quyền thế gì? Mà ngừoi ta vẫn phải tránh né, sợ hãi nó. (tưởng tượng tí là thấy ;)) ) <cố có sợ con ko hở :))>

Câu đầu là 1 câu nghi vấn. Câu sau mới là câu hỏi, 2 câu sau là 1 sao con lại tách ra làm 2.
Văn mà ^^ Thấy cái gì có thể triển khai ý được là phải nói ^^

Bao hữu hình là gì mà vô hình là gì, chỉ cần không biểu hiện thì chẳng liên quan đến người khác.
Cái bao hữu hình: "Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt hắn để trong bao bằng da hươu, và khi rút chiếc dao gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao,... và bấy giờ, khi nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cũng hắn đã được chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ thoát ra nữa."

Cái bao vô hình: hầu hết mỗi người trong xã hội Nga lúc bấy giờ, dưới thời đại Nga Hoàng đều tồn tại trong bản thân mình một cái bao vô hình, cái bao vô hình ấy được hình thành bởi cái chế độ xã hội bảo thủ, lạc hậu ấy, không thể nào vươn ra ngoài để đón nhận cái mới, cái tiến bộ.

Phần trích dẫn ghi là ra tù mà /:)
"Ra tù, nhờ sự cảm hóa của giám mục Mi-ri-en, ông trở thành người tốt sau khi phạm thêm tội cướp đồng hào của bé Giéc-ve".

Và nguyên nhân quan trọng nữa là Gia-ve - một tên ác thú - luôn nghi ngờ, tìm cách vạch lá tìm sâu tội của Giăng Van-giăng.


Câu hỏi rõ ràng là sau khi Phăng tin chết vì sao lại ghi như vậy,
Cố ko thấy 2 dấu (**) à :)) phần thêm mà :))

đông lính thì có thể bắt Gia-ve làm con tin.
Rứa bắt Gia-ve làm con tin thì Gia-ve không phản kháng lại à, ông ta cũng có sức khỏe chứ có yếu ớt gì đâu (là ông thanh tra mà).
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Trong tác phẩm "Người trong bao", tại sao mọi người lại sợ Bê-li-cốp trong khi ông ta không có 1 chút quyền lực gì ?

>>> Ông phải nắm được ý nghĩa của hình tượng Bê-li-cốp: Hắn không chỉ là biểu hiện của lối sống trong bao mà còn là một loại tay sai của phong kiến Nga bấy giờ.

Vậy thì, vì sao người ta sợ hắn?
- Vì hắn luôn dùng các luật lệ và nhũng điều cấm đoán để đe doạ mọi người.
Đừng nghĩ rằng sẽ chẳng ai sợ những luật lệ ấy, bạn nên đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác của nó: thời kì đấy biến động của xh Nga. Chế độ pk đang trong thời kì khủng hoảng, nên hiển nhiên sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn sự tiếng bộ của người dân; và Bêlicốp là một loại tay sai tri thức điển hình
- Sợ hắn vì lối sống lập dị

Ở cuối tác phẩm người trong bao, tác giả có nói hiện còn nhiều người trong bao? Nếu như vậy thì Bê-li-cốp chết không khí vẫn không thay đổi chứ, tại sao lại thay đổi trong 1 tuần rồi lại trở lại như cũ :-??

>>> Vì Bêlicốp là một kiểu người trong bao điển hình. Có lẽ, trong xã hội đó còn rất nhiều "người trong bao" khác nhưng Bêlicốp quá điển hình, quá "trong bao" nên người ta không thể nhận ra xung quanh mình cũng còn nhiều kẻ như thế.

Bêlicốp chết -HIển nhiên là người ta cảm thấy vui vẻ, thành phố bắt đầu hồi sinh.
Nhưng một thời gian sau, người ta sẽ nhận ra rằng: còn có rất nhiều Bêlicốp trong thành phố

Nhiều người trong bao thì tại sao Bê-li-côp lại nổi tiếng ?

>>> Thường thì người ta chọn một mẫu nhân vật điển hình để nói về một vấn đè ^^


Trong tác phẩm "Người cầm quyền khôi phục uy quyền", tại sao Giăng Van-Giăng ra tù rồi mà sau lại bị Gia-ve đến bắt. Tại sao sau khi Phăng-tin chết Giăng Van-giăng lại để Gia-ve bắt ?

>>> Rảnh rỗi thì ông nên đọc toàn bộ tác phẩm để hiểu rõ hơn ^^

@ Ông ơi là ông :-j đọc kĩ hết bài rồi hẵn thắc mắc :))
 
D

doigiaythuytinh

Câu 2 điểm: Tháo tác bình luận =((

1. Dựa vào tác phẩm "Người trong bao", bình luận lối sống trong bao

2. QUa đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền", chứng tỏ nhận đinh : "Uy quyền của quyền lực chỉ là tạm thời, uy quyển của tình thương mới là vĩnh cửu"

^^De 15 phút , chọn 1 trong 2 :D
 
T

thuyhoa17


2. QUa đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền", chứng tỏ nhận đinh : "Uy quyền của quyền lực chỉ là tạm thời, uy quyển của tình thương mới là vĩnh cửu"

^^De 15 phút , chọn 1 trong 2 :D

- Nhan đề "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" và những điều mà thấy được trong đoạn trích:
+ Gia ve đến bắt Giăng Van-giăng chỉ bởi hắn đã biết Giăng Van-giăng là ngừoi tù khổ sai, "không hề có một thị trưởng nào ở đây hết". Lúc đó, Van-giăng đã nhún nhường với Giave chỉ vì muốn giữ bí mật duy nhất ngay lúc đó với Phăng-tin - ông là một người tù khổ sai. Nhún nhường ko phải vì sợ, mà nhún nhường là vì 1 mục đích cao cả hơn. Và đến khi Phăng-tin mất đi, Van-giăng rút thanh sắt ở giường và dọa giẫm Gia-ve, lúc đó cái sự nhún nhường mà ông cố gắng giữ trước đó với tên Giave đâu mất rồi! Bởi Phăngtin đã mất, điều mà ông cố giữ có còn lý do nào để tồn tại nữa đâu. Chính lúc ấy, Gia - ve đã sợ hãi, người cầm quyền khôi phục uy quyền là ở đó.
+ Và cũng sau khi thì thầm bên tai Phăng-tin, Giăng Van-giăng lên tiếng: "Giờ thì tôi thuộc về anh" - chính lúc ấy, uy quyền mà Gia ve mất cách đây chỉ vài phút đã được phục hồi, lại thấy thêm được một "người cầm quyền khôi phục uy quyền".

=> Cái uy quyền của quyền lực mà chính Giave hay Van-giăng có chỉ được tính trong vài phút ngắn ngủi, chỉ được thể hiện khi hành động rõ ràng, và nó còn được trao qua trao lại ngay chính thời điểm ấy, chỉ một câu nói, chỉ một hành động thì nó đã khiến cho người này mất đi hay ngừoi có lại uy quyền của quyền lực. -> Một thứ dễ dàng mà có được, đồng thời cũng dễ dàng mà mất đi.

Nhưng có một điều luôn luôn tồn tại, xuyên suốt trong toàn bộ đoạn trích đó chính là tình thương của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin. Cũng chính bởi tình thương đó mà Van-giăng từ nhún nhường đã hành động để giành lấy cái uy quyền của quyền lực về cho mình, khién GIa ve run sợ --> lúc đó tình thương có sức mạnh lớn lao để nhấn chìm những hành động ác thú và cũng chính từ nó mà uy quyền của quyền lực đc hình thành.

Và ta còn thấy rõ hơn ở cuối đoạn trích, khi Van-giăng đến bên, thì thầm bên tai Phăng-tin, dù ko nghe biết là gì nhưng ai cũng đồng ý đó là những lời yêu thương, những lời hứa mà Giăng Van-giăng nói với Phăngtin. Cũng chính lúc đó, bà xơ (tên ko nhớ ^^) đã nhìn thấy hiện lên 1 nụ cười trên đôi môi nhợt nhạt của Phăngton và ánh mắt sáng lên của cô. Dù đã mất, nhưng với tình thương mà Van-giăng giành cho cô, thì nó mãi mãi tồn tại, mãi mãi bất tử và vĩnh cửu.

:D
 
M

meobachan

Nhưng là một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Cô sẽ mang mãi nụ cười ấy lên nơi thiên đàng; gửi lòng tin vào Giăng Van-giăng; những đau đớn của cuộc sống trần tục sẽ chẳng làm vướng bận cô.

<Viết nhảm :|>

Đọc kĩ tác phẩm chưa Lài? Sao đây lại là cái chết nhẹ nhàng, thanh thản? :| Trước khi chết, cô ấy biết được con mình còn chưa được giải thoát, cô ấy chết trong sự đau khổ đến dằn vặt khi chưa được nhìn thấy con mình, như thế ko thể gọi là "cái chết nhẹ nhàng, thanh thản". Hơn nữa, người chết đi rồi, khuôn mặt tái nhợt, mất hết sức sống thì không thể nào nở nụ cười được.

Hình ảnh này là bút pháp lãng mạn, đúng, nhưng chính xác hon là nó không phải là hình ảnh thực, hình ảnh này được vẽ nên nhờ tình thương của tác giả dành cho những con người khốn khổ, tiêu biểu là chị Phăng-tin.


P/s: ôn thi mà chỉ thấy Mod Văn với Mod Toán là hoạt động tích cực thôi, mem thì... chả thấy 1 bóng, khổ T.T
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Đọc kĩ lại đoạn này:

"...Điều mà chẳng ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện lên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết."

- Thực bởi bà xơ Xem-pli-xơ đã nhìn thấy.

- Lãng mạn bởi làm gì mà người chết lại cho thể cười được.

- Phăng-tin chết nhưng ko nhắm mắt - "rồi ông vuốt mắt cho chị" - cho nên việc thấy được nụ cười trong đôi mắt xa xăm của chị là dễ hiểu hơn - tức bởi những điều mà Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, tác giả ko nói là gì nhưng có thể hiểu đó là lời hứa, lời yêu thương như lời động viên với con người đã mất.

Có 1 câu: "Sức mạnh của tình yêu thương là vĩnh cửu".

Tại sao lại là "nụ cười không sao tả được" ? - Có phải là bà xơ xúc động quá trước tình thương mà Van-giăng giành cho Phăng-tin nên đã nhìn thấy được nụ cười đó - một nụ cười ko sao tả được?

@Ngân: thì lời hứa của Giăng Van-giăng, niềm tin đó cũng có thể khiến cô nhẹ nhàng mà (dù đã mất ^^).
 
D

doigiaythuytinh

Đúng là Phăng tin đã chết vì sự chà đạp của tên thanh tra, khi biết sự thật về GiăngVan giăng và về đứa con gái của mình; là những yếu tố ấy đã dẫn đến cái chết đau khổ, dằn vặt (như mèo đã nói :D). Nhưng chính lời thì thầm vào tai Phăng tin của Giăng Van Giăng lúc ấy đã cho cô thêm niềm tin và hy vọng; đó không phải là hạnh phúc sao?

p/s:
Thật tình là tớ cũng chưa nắm kĩ lắm về Những người khốn khổ(cũng như nhiều cái khác :)) ) vì năm nay học văn chẳng ra sao cả :|
@mèo: tớ ko phải là mod văn hay mod toán :)) Mà kẹo dừa chả thấy đâu :(( :((, chờ dài cổ rồi :((
 
M

meobachan

@Thiensu: đọc kĩ tác phẩm đi, Phăngtin chết là vì sao?

Đúng là Phăng tin đã chết vì sự chà đạp của tên thanh tra, khi biết sự thật về GiăngVan giăng và về đứa con gái của mình; là những yếu tố ấy đã dẫn đến cái chết đau khổ, dằn vặt (như mèo đã nói ). Nhưng chính lời thì thầm vào tai Phăng tin của Giăng Van Giăng lúc ấy đã cho cô thêm niềm tin và hy vọng; đó không phải là hạnh phúc sao?

p/s:
Thật tình là tớ cũng chưa nắm kĩ lắm về Những người khốn khổ(cũng như nhiều cái khác ) vì năm nay học văn chẳng ra sao cả
@mèo: tớ ko phải là mod văn hay mod toán Mà kẹo dừa chả thấy đâu , chờ dài cổ rồi
Lúc ấy Phăngtin chết rồi, còn nghe được gì nữa đâu mà niềm tin với hy vọng? ==

- Giài thích về việc bà xơ đã " trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện lên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm": "không sao tả được" là do thực chất không hề có nụ cười nở trên môi của Phăngtin khi cô ấy chết, nhưng bà xơ thì không thể nào nói dối được. Lý do duy nhất chỉ có thể giải thích được là khoảnh khắc khi Giăng Văn Giang thì thầm vào tai Phăngtin - đó chính lúc tiình yêu thương đang ở mức cao nhất, thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả đối với số phận của những con người cùng khổ... Có lẽ ánh sáng của tình thương phát ra khi ấy đã làm cảm động bà xơ, khiến cho bà ấy có thể nhìn thấy điều mà vốn không có thực ở ngoài đời. :)
P/s Lài: cái quà,,, tớ ko biết đâu, cẩn thận lạc mất rồi ấy :((.
 
Top Bottom