[Văn 11] Nhận xét về Tú Xương

T

tomcangxanh

Mình thấy câu nói này ko đúng lắm, nếu nói nhà thơ của đồng quê Việt Nam thì đó sẽ là Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính,..Thơ của Tú Xương nặng về thời cuộc, về xã hội, là thơ trào phúng dùa vẫn rất "tình tứ tử tế". Nhận xét về Tú Xuóng ko thể dùng là nhà thơ của đồng quê Việt Nam.


Hồn thơ Tú Xương


Thơ Tú Xương là một đặc sản của thời cuộc. Thời cuộc buổi Tây sang, đánh cướp được nước ta rồi, họ hạ trại tính chuyện ăn ở lâu dài và khai thác các nguồn lợi. Họ du nhập áp đặt lối sống của họ. Họ tạo ra một thứ người Việt tôi tớ. Làm tôi tớ mà lại dị hợm. Dị hợm vì cơm thừa canh cặn, cũng dị hợm với lối sống học mót ngoại bang, từ nói năng xì xồ nói ít tiếng Tây, đến ăn uống sáng rượu sâm banh tối sữa bò.

Đấy là bọn quan lại tay sai phủ, huyện, tổng đốc, nhưng đông hơn, gặp chan chát ngoài đời và tạo nên nét đổi thay cả xã hội, lại là lớp công chức ăn lương Pháp, ấy là các thứ thông, ký, phán, tham… cho đến các thầy cẩm, thầy cò. Lớp người này sống ở các thành thị, làm nên nét đặc trưng của phố phường thời ấy.

Cái bối cảnh xã hội nhố nhăng tủi nhục ấy đã lọt vào tầm cảm hứng của Tú Xương, một người sinh và sống ở phố phường Nam Định. Xã hội Nam Định cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi hiện lên, cụ thể, chi tiết là hiện từ thơ Tú Xương. Và chỉ trong thơ Tú Xương nó mới phong phú, sinh động đủ cho hôm nay ta đọc mà còn như được chung khóc cười với tác giả.

Thơ Tú Xương thành một bảo tàng nhan nhản những hiện vật thời cuộc của riêng Nam Định và cũng là của chung điển hình cho cả nước trong cái thời bi phẫn đó. Đạo lý băng ngoại, đồng tiền lên ngôi, chất người xuống giá. Tú Xương ngửa mặt kêu trời cho cái mảnh đất Phố phường tiếp giáp với bờ sông:

Có đất nào như đất ấy không?
(…) Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Keo cú người đâu như *** sắt
Tham lam miệng thở những hơi đồng
Tú Xương bi phẫn trong bài thơ Đau mắt:
Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ
Giương mắt trông chi buổi bạc tình

Từ bệnh đau mắt đã thành nỗi đau con mắt lúc trông đời. Ông còn đau trong trái tim. Đau khi đêm vắng trong tâm trí nghe vọng tiếng gọi đò trên con sông đã lấp.

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

Sông Lấp ấy là của Nam Định, nhưng tiếng gọi đò thì đã thành tiếng gọi hồn sông núi của con dân cả nước. Cái giật mình Tú Xương là cái giật mình thân phận của cả một dân tộc.

Tú Xương là nhà thơ đặc sắc của toàn dân, của mọi địa phương. Các thế hệ học trò đều học và nhớ thơ ông.

Trong các nhà thơ viết bằng thứ chữ vuông tượng hình, ông là người đầu tiên và cũng là cuối cùng, đã đưa được không khí thị dân tiền tư bản vào thơ. Ông đã mang được chất liệu, lẫn cảm xúc hiện đại của thế kỷ XX vào các câu thơ được gọi là cổ điển.

Nguyễn Khuyến, nhà thơ lớn cùng thời với ông, sinh trước ông 35 năm và mất sau ông hai năm, tài thơ cũng cao, nhưng không giàu chất sống hiện thực bằng ông, không đủ gay gắt việc đời như ông. Nguyễn Khuyến là ông đại khoa không có được cái cay đắng Trần Tế Xương, hay chữ mà lều chõng đến tám khoa, từ 1885 đến 1906, chỉ được cái tú tài.

Nỗi từng trải ấy đẻ ra cái nhìn hiện thực trào lộng vỗ mặt vào thứ khoa cử cuối mùa, đào tạo tôi tớ cho thực dân xâm lược:

Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không
Trên ghế bà đầm ngoi *** vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng

Đầu đối với *** là nhục thì lấy động từ ngỏng mà trả thù. Hiện thực ấy là hiện thực của thành Nam, nó nhỡn tiền đối với Tú Xương, nơi có trường thi lôi thôi sĩ tử.

Một tỷ lệ lớn thơ Tú Xương là thơ nói việc đi thi, hỏng thi, gắn nhiều tên đất, tên người của Nam Định. Tú Xương khi trữ tình thì còn tiêu tao ước lệ Tam Đảo Ngũ Hồ, chớp bể mưa nguồn chứ Tú Xương khi đã hiện thực thì nhân chứng vật chứng cụ thể lắm, chi tiết đủ độ tin cậy làm hồ sơ cho lịch sử:

Ở phố hàng Song thật lắm quan
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang

Rồi những ông lang Xán, chú ích Sinh, kẹo Thiều Châu, bánh Hanh Tụ…

Nguyên liệu tạo nên thơ Tú Xương là Nam Định. Từ Nam Định hồn thơ ông đã ôm và đất nước, bao quát một giai đoạn lịch sử.
 
T

trifolium

bạn có thể tham khảo vài bài thơ của Tú Xương:
Sông Lấp

Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

TỰ CƯỜI MÌNH

I
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành

II
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm
Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi.
Còn dăm ba chữ nhồi trong ruột
Khéo khéo không mà nó cũng rơi.

TA CHẲNG RA CHI

Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.
Ngồi đấy chả hơn gì chú Cuội
Nói ra thì thẹn với ông tơ
Nhắn nhe chốn ấy tìm nơi khác
Ta chẳng ra chi, chớ đợi chờ!

HỎI ĐÙA MÌNH

Ông có đi thi ký lục không?
Nghe ông quốc ngữ đọc chưa thông.
Ví dù nhà nước cho ông đỗ
Mỗi tháng lương ông được mấy đồng?

HỎI MÌNH

Trải mấy mươi năm vẫn thế ru?
Rằng khôn, rằng dại, lại rằng ngu?
Những là thương cả cho đời bạc
Nào có căm đâu đến kẻ thù?
No ấm chưa qua vành mẹ đĩ
Đỗ đành may khỏi tiếng cha cu
Phen này có dễ trời xoay lại
Thằng bé con con đã chán cù.

CẢM HỨNG

Xấp xỉ ba mươi mấy tuổi đầu
Trăm năm tính đốt hãy còn lâu.
Ví cho thi đỗ làm quan lớn
Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu.
Đất nọ vẫn thuờng hay có chạch
Bể kia có lúc cũng phải trồng dâu
Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ
Thử xuống Hàng Thao đập ngón chầu.



Năm mới chúc nhau

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng.

Nó lại chúc nhau cái sự giàu,
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu ?
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu ?

Nó lại mừng nhau có lắm con
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua, quan, sĩ, thứ người trong nước
Sao được cho ra cái giống người! (1)

--------------------------

(1) Đoạn cuối này, có người bảo không phải thuộc nhà thơ, mà do người khác ghép vào. Nhưng có lẽ, chính đoạn này mới "nặng cân" : Tú Xương phát biểu quan điểm của mình ; Và ngoài ông, không ai có được cái khẩu khí ngang tàng "coi trời bằng vung" như vậy.
Nó tương đương với 2 câu sau :
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
 
Top Bottom