MB:
"Học" là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con
đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương
pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai
đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một
phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì
họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là "học vẹt" và "học tủ".
TB:
"Học vẹt" là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng
không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì
thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì "bó tay".
"Học tủ" hơi khác so với "học vẹt". "Học tủ" là chọn một phần kiến thức trong vô vàn
kiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.
Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều cùng một
nguyên nhân. Nguyên nhân để học sinh ngày nay chọn phương pháp "học vẹt", "học tủ"
là họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn. Họ học chỉ là để đối phó, kiếm cái
bằng để dễ dàng kiếm việc, lo việc mưu sinh cho bản thân mà họ không biết rằng họ dễ
dàng sa vào vũng bùn khó có thể đứng dậy nổi. Một nguyên nhân nữa đó là họ lười học,
lười suy nghĩ. Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu cái mới, tiếp thu kiến thức một
cách toàn diện và hiệu quả nữa, thay vào đó là những kiểu ăn mặc thời trang, trò chơi
không lành mạnh... cứ bám trong đầu óc họ như một kí sinh làm tê liệt thần kinh họ.
"Học vẹt", "học tủ" mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. "Học
trước quên sau", kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường
đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, "học tủ"còn gây thêm hại nữa
đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ
của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị "lệch tủ" thì
"xôi hỏng bỏng không".
Tác hại của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra một sự truyền nhiễm
nghiêm trọng. Từ một cá nhân dùng phương pháp này thì ai mà không có "sức đề
kháng" cao sẽ dễ dàng bị truyền nhiễm. Họ dễ học theo, làm theo miễn là những gì mà
họ học theo, làm theo đó có lợi trước mắt cho họ.
Nếu không chữa ngay từ lúc nó còn "trứng nước" thì "học vẹt", "học tủ" sẽ mang lại hậu
quả rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được tầm quan trọng của
học vấn. Bởi có thế chúng ta mới chọn lựa, định hướng được cho tương lai của mình, chọn
cho mình con đường đi đúng nhất để hoàn thiện chính mình.Có hiểu và xác định được sự
quan trọng của học vấn thì chúng ta mới có động lực học tập và chọn lựa phương pháp
học đúng đắn. Nhiệm vụ cần thiết thứ hai là gia đình xã hội phải tuyên truyền chỉ bảo,
dạy dỗ cho học sinh ngày nay khi còn nhỏ. Phải cho học sinh hiểu rõ, nắm rõ sự quan
trọng của học vấn để mỗi người biết vượt lên chính mình, bỏ qua thú vui tầm thường để
dành thời gian, tâm trí cho việc học tập.
KB:
Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc làm
của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh "học vẹt", "học tủ" nữa.
Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào
đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.