[Văn 11] Nghị luận xã hội

T

thuyhoa17

Văn hóa ứng xử là cách thức mà con người ta cư xử với những người khac trong xã hội.
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhua".
Thứ nhất là về cách ăn nói, giao tiếp giữa người với người: là người mang trong mình cái gọi là "có văn hóa" thì luôn luôn cư xử đúng mực, và kèm theo đó là cách ăn nói đúng đắn, nói là để cho người khác nghe, nên việc ứng xử có văn hóa cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác.
Những kiểu lời nói thô tục thì chẳng thể nào gọi là văn hóa.
Thứ hai là về những điều mà con người ta làm: những việc như chửi tục, đánh bậy với người khác không vì bất cứ lí do gì hay là tại bực quá mà ko biết kìm chế bản thân, buông nên những lời khiến người khác phải hoảng sợ, khi đó cái gọi là văn hóa đang chìm khuất ở đâu.
....
Đau lòng hơn là hiện nay, giới trẻ phần nhiều đã mất đi "văn hóa ứng xử" cho riêng mình. Điều mà mỗi trường học đều đặt lên hàng đầu khi giáo dục học sinh. Là những kẻ được hưởng nền văn hóa toàn diện, nhưng khi thử so sánh với những con người khác, mặc dù ít học nhưng lại biết cách cư xử với người khác. Thử hỏi, văn hóa đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng đc bao nhiêu.
Việc "ứng xử có văn hóa" không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui. Và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc.
Người với người phải biết làm mọi cách để hiểu được nhau, điều mà con người cần để làm được là "văn hóa ứng xử".
 
C

congchualolem_b

Văn hoá ứng xử bao gồm:

+ Văn hoá trong giao tiếp, lời nói hằng ngày.

+ Văn hoá trong cách ăn mặc, trang phục.

+ Văn hoá trong cách xử lí tình huống.

Về những ý này thì chỉ cần đọc báo nhiều thì em sẽ đưa ra được chính kiến và dẫn chứng xác thực :) đề không khó em àh :)
* Rất thích cách viết của Thiensubinhminh :) Ngắn gọn, lời văn dễ hiểu :) Nhưng em chưa khai thác sâu vấn đề. Nhiều lần chị thấy em viết bài nhưng chỉ nhìn đc một mặt của vấn đề, em tập thêm cách nhận diện dạng đề, phân tích đề thì bài viết của em sẽ hay hơn, đầy đủ hơn và sẽ đạt điểm cao hơn :) Văn nghị luận đòi hỏi càng dễ hiểu càng tốt, càng ít dài dòng càng tốt :) Nhất là nghị luận xã hội, điều quan trọng là em viết đủ ý, nhìn đủ tất cả các mặt của vấn đề, cách lập luận và trình bày của em làm thuyết phục người đọc, luận chứng luận cứ đầy đủ, không dư thừa và phù hợp.
 
Top Bottom